Để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng Sinh học đã học để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Bộ 4 đề thi HK2 môn Sinh học 11 năm 2021 - Trường THPT Quang Hà có đáp án. Mời các em cùng tham khảo!
TRƯỜNG THPT QUANG HÀ |
ĐỀ THI HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2020 – 2021, MÔN: SINH HỌC 11 Thời gian làm bài 45 phút |
Câu 1: Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi bị va chạm mạnh thuộc loại ứng động nào? Cơ chế của hiện tượng này?
Câu 2: Nêu cấu tạo của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? Hãy cho biết con châu chấu sẽ phản ứng như thế nào khi ta dùng một chiếc kim nhọn châm vào chân của nó?
Câu 3: Nêu cấu tạo của một xinap hóa học? Chất trung gian hóa học có vai trò như thế nào trong truyền tin qua xinap?
Câu 4: Các hiện tượng sau thể hiện tập tính nào ở động vật?
1. Chim công đực nhảy múa, khoe mẽ bộ lông sặc sỡ của mình để quyến rũ chim cái.
2. Hươu đực tiết ra một loại dịch có mùi đặc biệt, sau đó quệt dịch vào cành cây để thông báo cho các con đực khác biết lãnh thổ đã có chủ.
3. Hổ bò sát đến gần con mồi, sau đó nhảy lên vồ, cắn vào cổ con mồi.
4. Kiến lính sẵn sàng chiến đấu và hi sinh thân mình để bảo vệ tổ.
Câu 5: Tính hướng sáng âm và tính hướng trọng lực dương của rễ có ý nghĩa gì trong đời sống của cây?
Câu 6: So sánh cách lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao mielin và không có bao mielin?
Câu 7: Tại sao xung thần kinh dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều?
Câu 8: Các ví dụ sau thể hiện hình thức học tập nào ở động vật?
a. Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bày bát đũa lách cách nó đã vội vàng chạy xuống bếp
b. Thầy dạy toán yêu cầu bạn giải 1 bài tập đại số mới , dựa vào kiến thức cũ bạn đã giải được bài toán đó.
c. Nếu thả một hòn đá nhỏ cạnh con rùa nó sẽ rụt đầu vào mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì rà sẽ không rụt đầu vào mai nữa
d. Tinh tinh biết dùng gậy để bắt cá
Câu 9: Tại sao động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ (như co một chân) khi bị kích thích?
Câu 10: Tại sao người và động vật có hệ thần kinh phát triển có rất nhiều tập tính học được?
ĐÁP ÁN
Câu |
Nội dung |
1. |
- Ứng động không sinh trưởng. -Cơ chế: +Cây trinh nữ ở cuống lá và gốc lá chét có thể gối, bình thường thể gối luôn căng nước làm lá xòe rộng. + Khi có sự va chạm, K+ được vận chuyển ra khỏi không bào làm giảm ASTT tế bào thể gối, tế bào thể gối mất nước làm lá cụp xuống. |
2 |
- Cấu tạo hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: +Các tế bào thần kinh tập trung lại tạo thành hạch thần kinh. +Các hạch thần kinh nối với nhau bởi dây thần kinh……. +Mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển hoạt động của một vùng xác định. -Chân của châu chấu co lại…… |
3 |
- Cấu tạo của xinap hóa học : +Màng trước. +Màng sau (có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học) +Chùy xinap ( có các bòng chứa chất trung gian hóa học) +Khe xinap. -Khi chất trung gian hóa học gắn vào màng sau làm thay đổi tính thấm của màng, làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp |
4. |
- (1) tập tính sinh sản. -(2) tập tính bảo vệ lãnh thổ. -(3) tập tính kiếm ăn. -(4) tập tính xã hội (tập tính vị tha) |
5 |
- Giúp rễ cây sinh trưởng hướng đến nguồn nước và các chất dinh dưỡng - Cây bám sâu vào đất…. |
6 |
- Trên sợi thần kinh không có bao mielin : xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác…tốc độ lan truyền chậm - Trên sợi thần kinh có bao mielin : xung tk lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo ravie này sang eo ranvie khác…tốc độ lan truyền nhanh |
7. |
Vì xung thần kinh truyền qua xinap chỉ đi theo một chiều |
8 |
a- điều kiện hóa đáp ưng b- học khôn c- quen nhờn d- học khôn |
9 |
Do mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên khi bị kích thích tại một điểm nào đó, hạch thần kinh phụ trách vùng bị kích thích đó sẽ xử lí thông tin nhận được và đưa lệnh đến bộ phận trả lời tương ứng nên động vật trả lời cục bộ. |
10 |
– Động vật có hệ thần kinh phát triển rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm. Tập tính ngày càng hoàn thiện do phần học tập được bổ sung ngày càng nhiều và càng chiếm ưu thế so với bẩm sinh. – Ngoài ra, động vật có hệ thần kinh phát triển thường có tuổi thọ dài, đcho phép động vật hình thành nhiều phản xạ có điều kiện, hoàn thiện các tập tính phức tạp thích ứng với các điều kiện sống luôn biến đổi. |
Câu 1: Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng?
Câu 2: Hãy cho biết con thủy tức sẽ phản ứng như thế nào khi ta dùng một chiếc kim nhọn châm vào thân nó? Phản ứng của thủy tức có phải là phản xạ không?
Câu 3: Tại sao tin được truyền qua xinap chỉ theo một chiều, từ màng trước qua màng sau mà không thể theo chiều ngược lại?
Câu 4: Các hiện tượng sau thể hiện tập tính nào ở động vật?
1. Chim công đực nhảy múa, khoe mẽ bộ lông sặc sỡ của mình để quyến rũ chim cái.
2. Hươu đực tiết ra một loại dịch có mùi đặc biệt, sau đó quệt dịch vào cành cây để thông báo cho các con đực khác biết lãnh thổ đã có chủ.
3. Hải li đắp đập để bắt cá.
4. Kiến lính sẵn sàng chiến đấu và hi sinh thân mình để bảo vệ tổ.
Câu 5: Phân biệt hướng động dương và hướng động âm?
ĐÁP ÁN
Câu |
Nội dung |
1. |
- Phân biệt: +Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các tác nhân kích thích không định hướng của ngoại cảnh. +Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây. |
2 |
- Toàn thân con thủy tức co lại…. -Là phản xạ… |
3 |
- Vì : chỉ màng trước mới có chất trung gian hóa học, chỉ màng sau mới có các thụ thể……… |
4. |
- (1) tập tính sinh sản. -(2) tập tính bảo vệ lãnh thổ. -(3) tập tính kiếm ăn. -(4) tập tính xã hội (tập tính vị tha) |
5 |
- Hướng động dương: Sinh trưởng của cơ quan thực vật hướng đến nguồn kích thích - Hướng động âm: Sinh trưởng của cơ quan thực vật tránh xa nguồn kích thích |
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 6-10 đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
3. ĐỀ 3
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Câu 1. Cung phản xạ diễn ra theo trật tự:
A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → Bộ phận phản hồi thông tin.
B. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận thực hiện phản ứng → Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin.
C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → Bộ phận thực hiện phản ứng.
D. Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận trả lời kích thích → Bộ phận thực hiện phản ứng.
Câu 2. Trong các phát biểu sau:
(1) Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh.
(2) Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ.
(3) Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng.
(4) Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng.
Các phát biểu đúng về phản xạ là:
A. (1), (2) và (4) B. (1), (2), (3) và (4)
C. (2), (3) và (4) D. 1), (2) và (3)
Câu 3. Động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì
A. duỗi thẳng cơ thể. B. co toàn bộ cơ thể.
C. di chuyển đi chỗ khác. D. co ở phần cơ thể bị kích thích.
Câu 4. Cho các bộ phận sau:
(1) đỉnh dễ; (2) Thân; (3) chồi nách;
(4) Chồi đỉnh; (5) Hoa; (6) Lá.
Mô phân sinh đỉnh không có ở
A. (1), (2) và (3). B. (2), (3) và (4).
C. (3), (4) và (5). D. (2), (5) và (6).
Câu 5. Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây
A. do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra.
B. do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra.
C. do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra.
D. do mô phân sinh lóng của cây tạo ra.
Câu 6. Cho các hoocmôn sau:
(1) Auxin; (2) Xitôkinin; (3) Gibêrelin; (4) Êtilen; (5) Axit abxixic.
Hoocmôn thuộc nhóm kìm hãm sinh trưởng là
A. (1) và (2). B. (4). C. (3). D. (4) và (5).
Câu 7. Đặc điểm không có ở hoocmôn thực vật là
A. Tính chuyên hóa cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
B. Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
C. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.
D. Được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác.
Câu 8. Auxin chủ yếu sinh ra ở
A. đỉnh của thân và cành. B. lá, rễ.
C. tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả . D. Thân, cành.
Câu 9. Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của
A. các hệ cơ quan trong cơ thể. B. cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào.
C. các mô trong cơ thể. D. các cơ quan trong cơ thể.
Câu 10. Sự phát triển của cơ thể động vật gồm các quá trình liên quan mật thiết với nhau là
A. sinh trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
B. sinh trưởng và phân hóa tế bào.
C. sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
D. phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
Câu 11. Testosterone được sinh sản ra ở
A. tuyến giáp. B. tuyến yên. C. tinh hoàn. D. buồng trứng.
Câu 12. Cho các loại hoocmôn sau:
(1) Testosterone; (2) Ơstrogen; (3) Ecđixơn
(4) Juvenin; (5) LH; (6) FSH.
Loại hoocmôn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là
A. (3). B. (3) và (4). C. (1), (2) và (4). D. (3), (4), (5) và (6).
ĐÁP ÁN
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
C |
D |
B |
D |
B |
D |
A |
A |
B |
C |
C |
B |
{-- Nội dung đề và đáp án phần tự luận đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
4. ĐỀ 4
Câu 1 (2 điểm): Sinh trưởng, phát triển ở thực vật là gì? Kể tên các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển ở thực vật.
Câu 2 (1,5 điểm). Thế nào là sinh sản vô tính ở động vật? Cho ví dụ minh họa.
Câu 3 (1,5 điểm): Phân biệt phát triển qua biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn ở động vật.
Câu 4 (1 điểm): Cho các hình ảnh sau đây.
ĐÁP ÁN
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
||||||||
Câu 1 (2 đ) |
Sinh trưởng, phát triển ở thực vật là gì? Kể tên các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển ở thực vật. |
|||||||||
- Khái niệm: + Sinh trưởng là quá trình tăng lên về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào. + Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm 3 quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả). - Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển ở thực vật: nhiệt độ, hàm lượng nước, ánh sáng, ôxi, dinh dưỡng khoáng,... |
0,75
0,75
0,5 |
|||||||||
Câu 2 (1,5đ) |
Thế nào là sinh sản vô tính ở động vật? Cho ví dụ minh họa. |
|||||||||
- Sinh sản vô tính ở động vật là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng. - HS nêu được ít nhất 2 ví dụ về sinh sản vô tính: + Phân đôi ở trùng roi. + Nảy chồi ở thủy tức. + Trinh sinh (trinh sản) ở ong,.... |
0,75
0,75 |
|||||||||
Câu 3 (1,5đ) |
Phân biệt phát triển qua biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn ở động vật. |
|||||||||
HS trình bày theo các khác phù hợp cũng cho đủ số điểm của câu hỏi. |
1,0
0,5 |
|||||||||
Câu 4 (1 đ) |
Cho các hình ảnh sau đây. Hãy cho biết các hình thức sinh sản được thể hiện trong hình và ưu, nhược điểm chung của các biện pháp đó. |
|||||||||
- Các hình thức sinh sản trong hình là sinh sản sinh dưỡng, trong đó (1) ghép chồi (ghép cành), (2) chiết cành, (3) giâm cành. - Ưu, nhược điểm: + Ưu điểm: đơn giản, dễ làm, duy trì được các đặc tính tốt của cây mẹ; rút ngắn thời gian sinh trưởng,.... + Nhược điểm: Hệ số nhân giống thấp, cây con dễ bị già hóa,.... |
0,5
0,25
0,25 |
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 5-7 đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 4 đề thi HK2 môn Sinh học 11 năm 2021 - Trường THPT Quang Hà có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Ngoài ra, các em có làm bài thi online tại đây:
- Đề thi HK2 môn Sinh học 11 năm 2021 - Trường THPT Lam Hồng
- Đề thi HK2 môn Sinh học 11 năm 2021 - Trường THPT Lý Thái Tổ
Chúc các em học tập tốt !