YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 11 năm 2021-2022 Trường THPT Ngô Quyền có đáp án

Tải về
 
NONE

Qua nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 11 năm 2021-2022 Trường THPT Ngô Quyền có đáp án giúp các em học sinh lớp 11 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp tới được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

NGÔ QUYỀN

ĐỀ THI HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN SINH HỌC 11

Thời gian: 45 phút

1. ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1.  Hướng tiến hoá về sinh sản của động vật là:

A. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.

B. Từ vô tính đến hữu tính, thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng.

C. Từ hữu tính đến vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.

D. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ trứng đến đẻ con.

Câu 2. Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi

A. kích thích của môi trường lặp lại nhiều lần.

B. kích thích của môi trường mạnh mẽ.

C. số lượng các xinap trong cung phản xạ tăng lên.

D. kích thích của môi trường kéo dài.

Câu 3. Ý nào không đúng với sinh đẻ có kế hoạch?

A. Điều chỉnh về số con.

B. Điều chỉnh sinh con trai hay con gái.

C. Điều chỉnh khoảng cách sinh con.

D. Điều chỉnh thời điểm sinh con.

Câu 4. Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:

A. Học khôn.

B. Học ngầm..

C. Quen nhờn.

D. Điều kiện hoá hành động.

Câu 5. Những cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành là vì:

A. Dễ nhân giống nhanh và nhiều.

B. Dễ trồng và ít công chăm sóc.

C. Để tránh sâu bệnh gây hại.

D. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

Câu 6. Ý nào không có trong quá trình truyền tin qua xináp?

A. Các chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp.

B. Các chất trung gian hoá học trong các bóng Ca+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xinap đến màng sau.

C. Xung thần kinh lan truyền đến làm Ca+ đi vào trong chuỳ xinap.

D. Xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước.

Câu 7. Phương án nào không phải là đặc điểm của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao miêlin?

A. Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác.

B. Xung thần kinh lan truyền từ nơi có điện tích dương đến nơi có điện tích âm

C. Xung thần kinh lan truyền ngược lại từ phía ngoài màng.

D. Xung thần kinh không chạy trên sợi trục mà chỉ kích thích vùng màng làm thay đổi tính thấm.

Câu 8. Sinh sản vô tính dựa trên cơ sở

A. phân bào giảm nhiễm

B. phân bào nguyên nhiễm

C. phân bào giảm nhiễm và phân bào nguyên nhiễm

D. phân bào giảm nhiễm, phân bào nguyên nhiễm và thụ tinh

Câu 9. Trinh sinh là hình thức sinh sản có ở:

A. chân đốt, lưỡng cư, bò sát và 1 số loài cá.

B. chân đốt, lưỡng cư và bò sát

C. chân đốt, cá và lưỡng cư.

D. cá, tôm, cua.

Câu 10. Ngoài tự nhiên, cây tre sinh sản bằng:

A. Bằng lóng.

B. Thân rễ.

C. Đỉnh sinh trưởng.

D. Rễ phụ.

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

a. Trình bày những ưu điểm và nhược điểm của hình thức sinh sản vô tính ở động vật?

b. Thụ tinh kép là gì? ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của cây?

c. Tại sao quá trình sinh trứng diễn ra theo chu kì?

Câu 2

a.Ở quần thể Ong mật có mấy hình thức sinh sản? Khác nhau cơ bản của các hình thức sinh sản đó?

b. Nêu ưu điểm và nhược điểm của sinh sản hữu tính?

Câu 3: Tại sao nữ dưới 19 tuổi không nên uống thuốc tránh thai

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

B

C

D

D

C

B

A

B

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 11 - TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN ĐỀ - 02

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Tirôxin được sản sinh ra ở

   A. tuyến giáp.          B. tuyến yên.               C. tuyến thượng thận.                         D. tinh hoàn.

Câu 2. Hoocmôn nào kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh vào giai đoạn dậy thì ở ngư­ời?

   A. ơstrôgen, ecđisơn.                                   B. ơstrôgen, testôterôn.

   C. Tirôxin, ơstrôgen.                                   D. Tirôxin, testôterôn.

Câu 3. Hạt do

   A. bầu nhụy phát triển thành.                      B. vòi nhụy phát triển thành.

   C. noãn đã thụ tinh phát triển thành.                       D. phôi  nhũ phát triển thành.

Câu 4. Cơ sở sinh học của sinh sản hữu tính là:

   A. Giảm phân, phân chia.                            B. Thụ tinh, nguyên phân.

   C. Giảm phân, thụ tinh.                               D. Giảm phân, thụ tinh, nguyên phân.

Câu 5. Tác dụng nào không phải của auxin?

   A. Kích thích cành giâm ra rễ.                     B. Kích thích nguyên phân.

   C. Thúc quả chóng chín.                              D. Kích thích sinh trưởng giãn dài của tế bào.

Câu 6. Tác dụng chủ yếu của việc ấp trứng ở hầu hết các loài chim là

   A. bảo vệ trứng khỏi sự tấn công của động vật khác.

   B. đảm bảo nhiệt độ thích hợp để phôi phát triển.

   C. không cho trứng tiếp xúc với ánh sáng.

   D. tăng sự gắn kết giữa chim bố và chim mẹ.

Câu 7. Hoocmôn thúc quả xanh chóng chín ở cây dứa là

   A. êtilen.                  B. giberelin.                C. axit abxixic.                       D. auxin.

Câu 8. Đặc trư­ng chỉ có ở sinh sản hữu tính?

   A. Bộ NST của loài không thay đổi.                       B. Có cơ chế nguyên phân.

   C. Có cơ chế giảm phân và thụ tinh.                       D. Kiểu gen của thế hệ sau giống thế hệ trư­ớc.

Câu 9. Phát biểu nào đúng?

   A. Những loài cây chỉ ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ. ngày (điều kiện ngày ngắn) gọi là cây ngắn ngày.

   B. H­ướng dương, lúa mì, cà rốt, cà phê, cà tím, cà chua, đại mạch, sen cạn...là những cây trung tính.

   C. Những loài cây chỉ ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ. ngày (điều kiện ngày ngắn) gọi là cây ngày dài.

   D. Những loài cây ra hoa ở cả ngày dài và ngày ngắn (thời gian chiếu sáng ít hơn hoặc bằng hoặc hơn 12 giờ. ngày) gọi là cây trung tính.

Câu 10. Mối quan hệ giữa 2 dạng phitôcrôm Pđ và Pđx là:

   A. hai dạng chuyển hoá lẫn nhau do tác động của ánh sáng.

   B. hai dạng chuyển hoá lẫn nhau do tác động của nhiệt độ.

   C. hai dạng không  chuyển hoá lẫn nhau.

   D. chỉ Pđx chuyển hoá thành Pđ do tác động của ánh sáng.

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

a. Trong sinh sản hữu tính ở thực vật, hạt phấn và túi phôi được hình thành như thế nào?

b. Nêu sự giống nhau và khác nhau cơ bản trong quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi?

Câu 2.

a. Trình bày những ưu điểm và nhược điểm của hình thức sinh sản vô tính ở động vật?         

b. Thụ tinh kép là gì? ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của cây?

c. Tại sao quá trình sinh trứng diễn ra theo chu kì?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

C

D

C

B

A

C

D

A

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 11 - TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN ĐỀ - 03

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Giao phấn là hiện tượng

   A. hạt phấn chuyển từ vòi nhụy xuống bầu nhụy của cùng 1 hoa.

   B. hạt phấn của hoa này rơi vào đầu nhụy của hoa khác.

   C. hạt phấn của cây này rơi vào đầu nhụy hoa của cây khác.

   D. hạt phấn chuyển từ đầu nhị xuống đầu nhụy của cùng 1 hoa.

Câu 2. ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép?

   A. Tạo 2 phôi trong cùng 1 hạt.                   B. Hình thành nội nhũ tam bội.

   C. Hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển.             D. Tiết kiệm vật liệu di truyền.

Câu 3. Đặc điểm nào không đúng với sinh trưởng thứ cấp?

   A. Làm tăng kích thư­ớc chiều ngang của cây.

   B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch

   C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ).

   D. Diễn ra chủ yếu ở cây Một lá mầm và hạn chế ở cây Hai lá mầm.

Câu 4. Bằng cách nào thực vật nhận biết được các mùa trong năm?

   A. Qua cảm nhận quang chu kì.                              B. Qua cảm nhận nhiệt độ.

   C. Qua độ dài chiếu sáng trong ngày.                     D. Qua đồng hồ sinh học.

Câu 5. Đặc điểm nào không đúng khi nói về ư­u điểm của sinh sản vô tính?

   A. Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu.

   B. Tạo ra các cá thể mới đa dạng về đặc điểm di truyền.

   C. Con giữ đư­ợc các đặc tính của mẹ.

   D. Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.

Câu 6. Tự thụ phấn là hiện tư­ợng

   A. hạt phấn của cây này rơi vào đầu nhụy hoa của cây khác.

   B. hạt phấn chuyển từ vòi nhụy xuống bầu  nhụy của cùng 1 hoa.

   C. hạt phấn chuyển từ đầu nhị của hoa này xuống vòi nhụy hoa khác cùng cây.

   D. hạt phấn chuyển từ đầu nhị xuống vòi nhụy của cùng 1 hoa hoặc của hoa khác cùng cây.

Câu 7. Cơ sở sinh học của sinh sản vô tính là:

   A. Giảm phân, thụ tinh.                   B. Giảm phân.

   C. Thụ tinh.                     D. Nguyên phân.

Câu 8. Bào tử thường nằm ở

   A. mép lá.                B. mặt dưới của lá cây.           C. mặt trên của lá cây.                  D. thân cây.

Câu 9. Phát biểu nào đúng?

   A. Phát triển không qua biến thái khác với phát triển qua biến thái ở chỗ không có giai đoạn con non.

   B. Phát triển không qua biến thái có ở đa số động vật có xương sống và nhiều loài động vật không xương sống.

   C. Phát triển của châu chấu là một ví dụ điển hình về phát triển qua biến thái hoàn toàn.

   D. Phát triển qua biến thái hoàn toàn có ở đa số các loài côn trùng, lưỡng cư và bò sát.

Câu 10. Đặc điểm nào không phải của các tế bào mô phân sinh?

   A. Tế bào chất chứa nhiều không bào lớn.                          B. Tế bào non.

   C. Tế bào ch­ưa phân hóa.                                                    D. Chất tế bào đặc.

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

a. Trình bày những ưu điểm và nhược điểm của hình thức sinh sản vô tính ở động vật?

b. Thụ tinh kép là gì? ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của cây?

c. Tại sao quá trình sinh trứng diễn ra theo chu kì?

Câu 2

a.Ở quần thể Ong mật có mấy hình thức sinh sản? Khác nhau cơ bản của các hình thức sinh sản đó?

b. Nêu ưu điểm và nhược điểm của sinh sản hữu tính?

Câu 3: Tại sao nữ dưới 19 tuổi không nên uống thuốc tránh thai

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

C

D

A

B

D

D

B

B

A

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 11 - TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN ĐỀ - 04

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Bằng cách nào thực vật nhận biết được các mùa trong năm?

   A. Qua cảm nhận quang chu kì.                              B. Qua cảm nhận nhiệt độ.

   C. Qua độ dài chiếu sáng trong ngày.                     D. Qua đồng hồ sinh học.

Câu 2. Đặc điểm nào không đúng khi nói về ư­u điểm của sinh sản vô tính?

   A. Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu.

   B. Tạo ra các cá thể mới đa dạng về đặc điểm di truyền.

   C. Con giữ đư­ợc các đặc tính của mẹ.

   D. Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.

Câu 3. Tự thụ phấn là hiện tư­ợng

   A. hạt phấn của cây này rơi vào đầu nhụy hoa của cây khác.

   B. hạt phấn chuyển từ vòi nhụy xuống bầu  nhụy của cùng 1 hoa.

   C. hạt phấn chuyển từ đầu nhị của hoa này xuống vòi nhụy hoa khác cùng cây.

   D. hạt phấn chuyển từ đầu nhị xuống vòi nhụy của cùng 1 hoa hoặc của hoa khác cùng cây.

Câu 4. Cơ sở sinh học của sinh sản vô tính là:

   A. Giảm phân, thụ tinh.                   B. Giảm phân.             C. Thụ tinh.             D. Nguyên phân.

Câu 5. Bào tử thường nằm ở

   A. mép lá.                B. mặt dưới của lá cây.           C. mặt trên của lá cây.                  D. thân cây.

Câu 6. Phát biểu nào đúng?

   A. Phát triển không qua biến thái khác với phát triển qua biến thái ở chỗ không có giai đoạn con non.

   B. Phát triển không qua biến thái có ở đa số động vật có xương sống và nhiều loài động vật không xương sống.

   C. Phát triển của châu chấu là một ví dụ điển hình về phát triển qua biến thái hoàn toàn.

   D. Phát triển qua biến thái hoàn toàn có ở đa số các loài côn trùng, lưỡng cư và bò sát.

Câu 7. Đặc điểm nào không phải của các tế bào mô phân sinh?

   A. Tế bào chất chứa nhiều không bào lớn.                          B. Tế bào non.

   C. Tế bào ch­ưa phân hóa.                                                    D. Chất tế bào đặc.

Câu 8. Tia tử ngoại có tác dụng

   A. đẩy nhanh quá trình phân bào.                            B. giúp chuyển hoá tiền vitamin D thành vitamin D.

   C. đẩy nhanh quá trình thành thục sinh dục.           D. chuyển hoá canxi thành xư­ơng.

Câu 9. Hiện tượng thạch sùng đứt đuôi sau đó lại mọc đuôi mới

   A. là hình thức sinh sản vô tính kiểu phân đôi.       B. là hình thức sinh sản vô tính kiểu nảy chồi.

   C. không phải là một hình thức sinh sản.                D. là hình thức sinh sản vô tính kiểu trinh sinh.

Câu 10. Vì sao không sử dụng auxin nhân tạo đối với nông phẩm đư­ợc sử dụng trực tiếp làm thức ăn?

   A. Vì không có enzim phân giải nên auxin tích lũy trong nông phẩm sẽ độc hại cho con ngư­ời.

   B. Vì auxin làm giảm năng suất của cây lấy lá, lấy thân và cây lấy quả.

   C. Vì giá thành của auxin cao do việc sản xuất auxin nhân tạo rất khó khăn.

   D. Vì auxin không có tác dụng tăng năng suất đối với cây lấy lá và cây lấy củ.

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

a. Ở quần thể Ong mật có mấy hình thức sinh sản? Khác nhau cơ bản của các hình thức sinh sản đó?

b. Nêu ưu điểm và nhược điểm của sinh sản hữu tính?

Câu 2: Tại sao nữ dưới 19 tuổi không nên uống thuốc tránh thai.

Câu 3:

a.Giả sử 1 cơ thể trùng biến hình hoàn tất quá trình phân đôi mất 3 ngày. Hãy xác định số cá thể tạo thành sau 18 ngày từ 105 cá thể ban đầu?

b.Điều khiển giới tính có ý nghĩa gì trong chăn nuôi? Tại sao cấm xác định giới tính thai nhi ở Người.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

D

D

B

B

A

B

C

A

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 11 - TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN ĐỀ - 05

I TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cơ tim hoạt động không theo tính chất nào sau đây:

A. Co dãn mang tính chu kì

B. Có khả năng hoạt động tự động

C. Hoạt động tuân theo qui luật “ tất cả hoặc không có gì”

D. Co rút liên tục, không nghỉ ngơi

Câu 2: Điều chứng minh hô hấp cần thiết cho quang hợp là:

A. Năng lượng ATP của hô hấp tạo ra cần cho quang hợp

B. Hô hấp sử dụng sản phẩm của quang hợp

C. ATP và NADH được tạo ra trong giai đoạn đường phân cần cho quang hợp

D. Sản phẩm của hô hấp là CO2 và H2O cần cho quang hợp

Câu 3: Ý nghĩa sinh học của sự hình thành amít

A. Đó là cách giải độc NH3 tốt nhất và là nguồn NH3 dự trữ cho các quá trình tổng hợp axit amin

B. Giải độc NH3 bằng cách loại bỏ NH ra khỏi tế bào

C. Dự trữ nguồn nitơ trong cây dưới dạng NO3-.

D. Tạo nguồn NH3 dự trữ cho quá trình tổng hợp axit nucleic

Câu 4: Hoạt động hướng động của thực vật có đặc điểm là:

A. Luôn hướng về phía tác dụng của trọng lực

B. Diễn ra chậm

C. Luôn tránh xa các tác nhân kích thích

D. Luôn hướng về phía tác nhân kích thích

Câu 5: Nhóm động vật nào sau đây không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim ?

A. Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú                               B. Lưỡng cư, bò sát, thú

C. Lưỡng cư, thú                                                       D. Cá xương, chim, thú

Câu 6: Chu trình CAM là phản ứng thích nghi sinh lý của thực vật mọng nước đối với môi trường khô hạn ở sa mạc vì:

A. Có giai đoạn cố định CO2 thực hiện vào ban đêm

B. Có sự tạo thành axit malic

C. Có sự tạo thành axit ôxalô axêtic

D. Có giai đoạn tái cố định CO2 thực hiện vào ban đêm

Câu 7. Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:

A. Học khôn.

B. Học ngầm..

C. Quen nhờn.

D. Điều kiện hoá hành động.

Câu 8. Những cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành là vì:

A. Dễ nhân giống nhanh và nhiều.

B. Dễ trồng và ít công chăm sóc.

C. Để tránh sâu bệnh gây hại.

D. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

Câu 9. Ý nào không có trong quá trình truyền tin qua xináp?

A. Các chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp.

B. Các chất trung gian hoá học trong các bóng Ca+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xinap đến màng sau.

C. Xung thần kinh lan truyền đến làm Ca+ đi vào trong chuỳ xinap.

D. Xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước.

Câu 10. Phương án nào không phải là đặc điểm của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao miêlin?

A. Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác.

B. Xung thần kinh lan truyền từ nơi có điện tích dương đến nơi có điện tích âm

C. Xung thần kinh lan truyền ngược lại từ phía ngoài màng.

D. Xung thần kinh không chạy trên sợi trục mà chỉ kích thích vùng màng làm thay đổi tính thấm.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Nêu các đặc điểm về hình thái, cấu trúc của lá phù hợp với chức năng quang hợp. Vì sao nói, quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên trái đất ? Những cây lá có màu đỏ có quang hợp không ? Vì sao?

Câu 2. Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hoá của thú ăn thịt và thú ăn thực vật?

Câu 3. Vi sinh vật cộng sinh có vai trò gì đối với động vật nhai lại?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

A

A

B

D

A

C

D

D

C

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 11 năm 2021-2022 Trường THPT Ngô Quyền có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF