YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Mai Thúc Loan

Tải về
 
NONE

Việc ôn tập kiến thức trọng tâm thì việc rèn luyện kĩ năng giải đề là vô cùng quan trọng trong quá trình chuẩn bị cho kì thi học kì 2 sắp tới. HOC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Mai Thúc Loan chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

MAI THÚC LOAN

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 11

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng.

Cần gì cả vũ trụ phải tòng hành nhau (hùa vào nhau) mới đè bẹp cây sậy ấy? Một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết được người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn vì khi chết thì biết rằng mình chết chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn người nhiều mà không tự biết rằng mình khỏe.

Vậy thì giá trị chúng ta là ở tư tưởng”.

(Theo Pa-xcan, bản dịch của Nghiêm Toản, trong Luận văn thị phạm)

Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (1 điểm)

Câu 2: Xác định câu chủ đề của văn bản (1 điểm)

Câu 3: Nội dung chính của văn bản là gì? (1 điểm)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong đoạn thơ sau:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh với đời.”

(Trích Từ ấyTố Hữu - Theo Sách Ngữ văn 11- tập hai – NXB Giáo dục, 2008)

Từ tâm trạng người thanh niên khi giác ngộ lí tưởng của Đảng, anh/chị suy nghĩ gì về lẽ sống của tuổi trẻ ngày nay.

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1 

Phong cách ngôn ngữ chính luận

Câu 2 

“Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng’’

Câu 3 

Một số gợi ý: tự sự, miêu tả, biểu + Con người nhỏ yếu nhưng có tư thế lớn lao trong vũ trụ vì con người có tư tưởng.// Điều làm nên giá trị của con người là ở tư tưởng chứ không phải là sự giàu có của không gian, đất cát// Giá trị đích thực của con người chính là ở tư tưởng.// Tầm vóc lớn lao, bao trùm vũ trụ của con người là ở tư tưởng…

II. LÀM VĂN

1. Mở bài: Nêu vấn đề

2. Thân bài:

- Giới thiệu khái quát tác giả - tác phẩm

- Phân tích đoạn thơ để làm rõ tâm trạng nhân vật trữ tình:

*Về nội dung:

- Đó là giây phút giác ngộ lí tưởng cộng sản – giây phút thiêng liêng nhất trong cuộc đời nhà thơ – đã đem đến cho người thanh niên trẻ tuổi niềm vui lớn, niềm hạnh phúc lớn.

- Tâm trạng bừng ngộ và quyết tâm của người thanh niên yêu nước khi tìm ra lẽ sống của cuộc đời mình: giác ngộ lập trường giai cấp, tự nguyện gắn cá nhân mình với cái ta chung, gắn cuộc đời mình với quần chúng lao khổ trong ý thức đoàn kết giai cấp để tạo nên sức mạnh đấu tranh.. . Lẽ sống cao đẹp ấy làm nên sức mạnh tinh thần to lớn cho người thanh niên cộng sản.

*Về nghệ thuật:

- Hình ảnh thơ tươi sáng, rực rỡ, tràn đầy sức sống, các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, điệp từ, … (nắng hạ, mặt trời chân lí, vườn hoa lá, hương thơm, tiếng chim, khối đời…); các động từ, tính từ với sắc thái và mức độ mạnh (bừng, chói, đậm, rộn, buộc, trang trải); từ ngữ giàu sức gợi cảm (tôi- mọi người, hồn tôi – bao hồn khổ); lối vắt dòng (Hồn tôi là một vườn hoa lá – Rất đậm hương…) thơ sảng khoái, nhịp điệu sôi nổi, đầy hăm hở…

[Tất cả góp phần thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình một cách sinh động và ấn tượng.

- Đánh giá

+ Những câu thơ là lời ca hát lí tưởng của người thanh niên yêu nước với lẽ sống cao đẹp..

+Đoạn trích thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu - thơ trữ tình - chính trị.

- Suy nghĩ của bản thân về lí tưởng sống của tuổi trẻ ngày nay:

+ Lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mổi con người muốn hướng tới, là lí do, mục đích mà mỗi con người mong đạt được. Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn, giúp ích cho mình, gia đình xã hội và đất nước.

+Thanh niên cần hướng tới lẽ sống đẹp: sống có lí tưởng, sống có bản lĩnh vững vàng, có đạo đức trong sáng, có mục đích rõ ràng…

+Thời đại hội nhập quốc tế mở ra nhiều cơ hội và không ít thách thức, việc xác định lí tưởng sống của thanh niên là rất cần thiết..Lí tưởng sống giúp thanh niên xác định hướng đi cho đời mình, có bản lĩnh vững vàng, có ý thức học tập phấn đấu vươn lên.

+ Phê phán lối sống buông xuôi, thiếu ý chí, không định hướng tương lai.

+ Lí tưởng phải phù hợp thời đại, thiết thực, phù hợp năng lực bản thân….

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

1.Giá trị sống là giá trị của chính mình. Vì không có mình thì làm gì có cuộc sống! Bàn về giá trị cuộc sống là bàn về chính ta với các câu hỏi như: ta là gì; ta phải làm gì để sống cho đúng một con người. …Và khi sống mà ta được nhiều người kính trọng, quý mến và noi gương thì tức là ta đã xác định và thể hiện được các giá trị sống.

2.Trong đa số năm tháng của đời mình, ít khi ta sống một mình. Hơn nữa cuộc sống mà chỉ có mỗi một mình ta thôi thì đó là một cuộc đời buồn. …Do vậy, khi sống ta cần người khác. Tầm quan trọng của người khác đối với ta thay đổi mức độ tùy theo tuổi tác của ta. Khi trẻ chúng ta ít cần người khác, đến tuổi trung niên ta cần họ nhiều hơn và khi ốm yếu già cả thì ta rất cần người khác. Vì sự cần người khác của ta thay đổi, cho nnên giá trị cuộc sống của ta cũng thay đổi theo tuổi tác. Vào thời trai trẻ, ta ít cần người khác, nên ít nghĩ đến mình. Cuộc sống tràn trề sinh lực. Vì vậy mà vào thời kỳ đó ta dễ quên mình để theo đuổi lý tưởng cao đẹp, mà đa phần là có lợi cho việc chung. Nhờ sự xả thân của tuổi trẻ, xã hội, đất nước sẽ có nhiều tiến bộ về kinh tế, chính trị, xã hội…

(http//vietnamnet.vn)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn bản trên.

Câu 2: Theo anh/chị vì sao tác giả nhận định rằng : Giá trị sống là giá trị của chính mình?

Câu 3: Căn cứ vào văn bản, anh/chị hãy cho biết các giá trị sống được thể hiện như thế nào?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu, anh/chị viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của mình về chủ đề: Sống sao cho giá trị.

Câu 2 (5,0 điểm)

Anh (chị) hãy phân tích quan niệm về thời gian qua đoạn thơ sau:

Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn.

( Trích “Vội vàng”, Xuân Diệu, sách giáo khoa Ngữ văn tập 2, lớp 11)

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1.

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: Miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2.

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải

Tác giả cho rằng giá trị sống là giá trị của chính mình, vì không có mình thì sẽ không có cuộc sống.

Câu 3.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

- Khi sống mà ta được nhiều người kính trọng, quý mến và noi gương thì tức là ta đã xác định và thể hiện được các giá trị sống.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

- Giải thích:

+ Giá trị là cái dựa vào đó để xem xét một con người đáng quý đến mức nào về mặt nghề nghiệp, tài năng, đạo đức và trí tuệ, họ dựa vào những giá trị đó để đánh giá giá trị sống.

+ Giá trị sống là kim chỉ nam cho mỗi người, những điều mà một con người cho là tốt, là quan trọng phải cố gắng đạt được, chính vì vậy mà giá trị sống chi phối hành vi hướng thiện của con người.

Giá trị sống của mỗi người một khác, không phải ai cũng có giá trị sống giống nhau vì vậy mà mỗi người sẽ có hướng đi và sự cố gắng riêng.

+ Có những người giá trị sống của họ là trở thành người giàu có, thành đạt.

+ Có những người giá trị sống là việc sống nhàn hạ, ăn ngon, mặc đẹp.

+ Có những người giá trị sống là mỗi ngày làm việc thiện, làm đẹp cho đời….

- Dù đích đến của chúng ta là gì, giá trị sống ra sao nhưng nó mang đến những điều tốt đẹp không chỉ cho bản thân mà còn giúp cho xã hội tốt lên, giúp ích cho mọi người xung quanh thì đó là những giá trị đáng được ngợi ca, trân trọng.

- Liên hện bản thân

Câu 2:

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Xuân Diệu là một nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ ùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.

Vội vàng được in trong tập Thơ thơ, là một trong những tập thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.

2. Phân tích

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

- Thời gian tuyến tính, một đi không trở lại

- Nghệ thuật:

+ Cách ngắt nhịp ¾ trong cả hai câu thơ diễn tả bước đi của thời gian

+ Điệp cấu trúc: điệp cấu trúc kiểu câu định nghĩa.

+ Cặp từ đối lập: tới – qua, non – già.

=> Tác giả muốn nhấn mạnh quy luật bước đi, sự vận hành của thời gian, tuần tự, không trở lại.

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

- Mùa xuân đi qua mang theo tuổi thanh xuân của con người, quy luật mang tính tác động tiêu cực.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn.

Nghệ thuật: Dựng lên những cặp đối lập

3. Kết luận

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm) 

Đọc đoạn trích dưới đây:

Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.

Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.

Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện, J.K.Rowling, tác giả của “Harry Poter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nối tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.

Thất bại không phải cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.

(Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2: Theo tác giả, thất bại mang tác dụng gì?

Câu 3: Việc tác giả trích dẫn câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì?

Câu 4: Anh/chị có cho rằng trong cuộc sống, thất bại luôn “là cái cớ để ta chần chừ” không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về giá trị của sự sẻ chia và làm điều tốt cho người khác những khi có thể được gợi ra ở phần đọc hiểu.

Câu 2 (5.0 điểm)

Hãy cảm nhận đoạn thơ trong bài Vội vàng của Xuân Diệu:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

- Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1.

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: Miêu tả, biểu cảm, tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải

Theo tác giả, chúng ta nên suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thất bại như một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân.

Câu 3.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

Tăng sức thuyết phục đối với người đọc

- Khẳng định không ai thành công mà không phải trải qua thất bại. Từ chính trong thất bại họ đã vươn đến thành công.

Câu 4.

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:- Anh/chị có thể lựa chọn trả lời đồng ý hoặc không và có lí giải phù hợp.

Gợi ý:

- Đồng ý.

- Vì: Con người luôn mang trong mình tâm lí sợ hãi, bơi vậy khi gặp một lần thất bại sẽ không dám bước tiếp, lấy lí do để ngừng cuộc chơi. Chính điều đó sẽ khiến họ không bao giờ có thể vươn đến thành công.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

- Giới thiệu vấn đề: về giá trị của sự chia sẻ và làm điều tốt cho người khác những khi có thể.

- Giải thích: sự chia sẻ là quan tâm, giúp đỡ người khác; những khi có thể là những thời điểm có điều kiện để thực hiện sự giúp đỡ người khác.

- Bàn luận tác dụng của sự chia sẻ và làm điều tốt:

+ Luôn được người khác quan tâm, yêu thương và tôn trọng.

+ Cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn

+ Truyền cảm hứng, khơi dậy niềm khát khao chia sẻ cho mình và những người xung quanh.

+ Thắp sáng niềm tin nơi tâm hồn mọi người.

+ Là đạo lí truyền thống của dân tộc ta

+ Bên cạnh đó cần phải phê phán những người ích kỷ, luôn chỉ biết sống cho bản thân mình. Họ luôn bó buộc trong vỏ bọc của mình, không nhận thấy được giá trị cuộc sống, luôn thấy bi quan mất niềm tin mọi người xung quanh

- Bài học và liên hệ bản thân

+ Luôn quan tâm và chia sẻ với người khác khi có thể dù là việc nhỏ nhất.

+ Tham gia tích cực các hoạt động tình nguyện do đoàn thể tổ chức.

+  Là học sinh các em cần chia sẻ với bạn bè gặp khó khăn, ….

+ Đánh giá lại giá trị của sự chia sẻ và làm việc tốt.

Câu 2:

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích

- Giới thiệu tác giả Xuân Diệu: Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.

2. Phân tích

2.1 . Vì sao ở cuối bài thơ, lòng yếu đời, ham sống của tác giả lại bùng lên dữ dội, hối hả, cuồng nhiệt như vậy?

- Đó chính là cao trào tình cảm tất yếu phải đến trong mạch thơ Vội vàng của tác giả:

+ Mở đầu bài thơ là những biểu hiện của lòng yêu đời, yêu cuộc sống đến si mê, ngây ngất của nhà thơ.

2. Cách sống vội vàng, hối hả, cuồng nhiệt của nhà thơ được biểu hiện như thế nào?

– Nhà thơ muôn ôm ghì, riết chặt cuộc sống trong vòng tay của mình vì sợ mất nó:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu…

– Nhà thơ muốn tận hưởng cuộc sống đó ở những cảm giác cuồng nhiệt, mãnh liệt nhất:

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Mai Thúc Loan. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !      

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF