YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Nguyễn Huệ

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Nguyễn Huệ. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các bài tập trắc nghiệm, ôn tập lại kiến thức chương trình môn Vật Lý. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN VẬT LÝ 11

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 45 phút

ĐỀ THI SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Từ trường tác dụng lực từ lên

A. một nam châm đặt trong đó.                            

B. một đoạn dây dẫn đặt trong đó.

C. một điện tích đặt trong đó.                               

D. một chất bán dẫn đặt trong đó.

Câu 2: Vectơ cảm ứng từ tại một điểm có hướng

A. vuông góc với hướng của từ trường tại điểm đó.                    

B. trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

C. ngược với hướng của từ trường tại điểm đó.   

D. hợp với hướng của từ trường tại điểm đó một góc 30o.

Câu 3: Cho dòng điện có cường độ I chạy trong dây dẫn thẳng dài, cảm ứng từ tại một điểm cách dây dẫn một khoảng r có độ lớn được xác định bởi

A. \(B={{2.10}^{-7}}\frac{I}{r}.\)                 

B. \(B=2\pi {{.10}^{-7}}\frac{I}{r}.\)           

C. \(B={{4.10}^{-7}}\frac{I}{r}.\)        

D. \(B=4\pi {{.10}^{-7}}\frac{I}{r}.\)

Câu 4: Chọn phát biểu sai.

Một hạt mang điện tích q0 chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow{v}\) trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow{B}\). Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt

A. có phương vuông góc với \(\overrightarrow{B}\).                    

B. có phương vuông góc với \(\overrightarrow{v}\).

C. có độ lớn không phụ thuộc vào q0.                   

D. có chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái.

Câu 5: Một vòng dây tròn phẳng có bán kính 10 cm, đặt trong một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ \(\frac{1}{2\pi }\,\text{T}\text{.}\) Biết vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng vòng dây một góc 300. Từ thông gửi qua vòng dây bằng

A. 2,5 Wb.   

B. 2,5\(\sqrt{3}\)mWb.                   

C. 2,5 mWb.                          

D. 2,5\(\sqrt{3}\)Wb.

Câu 6: Một khung dây dẫn hình chữ nhật có kích thước (10 cm x 20 cm), đặt trong từ trường đều sao cho mặt phẳng của khung dây vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Biết độ lớn cảm ứng từ biến thiên đều theo thời gian, suất điện động cảm ứng khung có độ lớn bằng 2 V. Tốc độ biến thiên của độ lớn cảm ứng từ là

A. 100 T/s.  

B. 0,1 T/s.       

C. 10 T/s.                

D. 0,01 T/s.

Câu 7: Cho dòng điện chạy trong một ống dây có hệ số tự cảm 0,4 H. Trong khoảng thời gian 0,2 s, cường độ dòng điện trong ống dây giảm đều từ 2 A đến 0. Độ lớn suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây trong khoảng thời gian này là

A. 2 V.                   

B. 4 V.                  

C. 0,2 V.                  

D. 0,4 V.

Câu 8: Theo định luật khúc xạ ánh sáng thì

A. tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng tới.

B. góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới.

C. góc tới tăng bao nhiêu lần thì góc khúc xạ tăng bấy nhiêu lần.

D. góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.

Câu 9: Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí vào nước dưới góc tới 45o. Biết chiết suất của nước đối với ánh sáng đơn sắc này là \(\frac{4}{3}.\) Góc khúc xạ của tia sáng trong nước là

A. 28,05o.    

B. 35,67o.             

C. 32,03o.                     

D. 19,24o.

Câu 10: Chiếu vào mặt bên của một lăng kính một chùm tia sáng hẹp đơn sắc. Sau khi khúc xạ tại hai mặt bên của lăng kính, tia sáng ló ra khỏi lăng kính

A. luôn cùng hướng với tia tới.

B. lệch về phía đáy lăng kính so với tia tới.

C. lệch về đỉnh lăng kính so với tia tới.

D. luôn vuông góc với tia tới.

Câu 11: Ảnh của một vật thật qua thấu kính phân kì là

A. ảnh ảo và luôn nhỏ hơn vật.                             

B. ảnh ảo và luôn lớn hơn vật.

C. ảnh thật và luôn ngược chiều với vật.              

D. ảnh thật và luôn cùng chiều với vật. 

Câu 12: Trường hợp nào dưới đây, mắt nhìn thấy rõ vật ở xa vô cực?

A. Mắt không có tật và không điều tiết.               

B. Mắt không có tật và điều tiết tối đa.

C. Mắt cận không điều tiết.                                              

D. Mắt viễn không điều tiết.

II. TỰ LUẬN 

Câu 1.

a. Hiện tượng phản xạ toàn phần là gì? Nêu điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần?

b. Chiếu một tia sáng từ môi trường thủy tinh có chiết suất 1,5 tới mặt phân cách với môi trường không khí. Tính góc tới giới hạn phản xạ toàn phần.

Câu 2. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20 cm. Vật thật AB cao 2 cm đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính một đoạn là 30 cm.

a. Xác định vị trí, tính chất và chiều cao của ảnh.

b. Vẽ ảnh của vật tạo bởi thấu kính.

c. Giữ nguyên vị trí của vật, dịch chuyển thấu kính ra xa vật thêm một đoạn 10 cm. So với vị trí ban đầu thì ảnh dịch chuyển theo chiều nào và độ dịch chuyển bằng bao nhiêu?

Câu 3. Một người có thể nhìn thấy rõ các vật cách mắt từ 10 cm đến 40 cm.

a. Hỏi mắt bị tật gì?

b. Tính độ tụ kính mà người này cần đeo để nhìn rõ các vật ở vô cực mà không phải điều tiết. Coi kính đeo sát mắt.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

A

B

A

C

C

A

B

A

C

B

A

A

II. TỰ LUẬN

Câu 1

a.

-  Nêu định nghĩa phản xạ toàn phần

- Nêu điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần (điều kiện cần và đủ)

b. \(\begin{align} & \sin {{i}_{gh}}=\frac{{{n}_{2}}}{{{n}_{1}}}=\frac{2}{3} \\ & {{i}_{gh}}=41,{{8}^{o}} \\ \end{align}\)

Câu 2

a, * Vị trí của ảnh, từ công thức \(\frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{{{d}^{,}}}\)suy ra \({{d}^{,}}\)= 60 cm

 \({{d}^{,}}\) >0 ảnh là ảnh thật.

* Số phóng đại \(k=-\frac{{{d}^{,}}}{d}=-2\)

  suy ra chiều cao của ảnh là 4 cm

b, Vẽ đúng hình

c, vị trí của vật lúc sau d = 40 cm suy ra \({{d}^{,}}\)= 40 cm

* khoảng cách giữa vật và ảnh lúc đâu bằng 90 cm, khoảng cách lúc sau bằng 80 cm. Suy ra ảnh di chuyển lại gần vật và độ dịch chuyển so với vị trí ban đầu là 10 cm.

Câu 3

a. mắt bị tật cận thị

b. Tiêu cự kính phải đeo: f = -OCv = -0,4 m

 Độ tụ \(D=\frac{1}{f}=-2,5dp\)

ĐỀ THI SỐ 2

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN VẬT LÝ 11 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐỀ 02

I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi dòng điện qua ống dây giảm 3 lần thì năng lượng từ trường của ống dây sẽ

  A. giảm 9 lần.                        B. giảm 2 lần                       C. giảm 6 lần.                     D. giảm 3 lần. 

Câu 2: Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn thì

  A. không thể có hiện tượng phản xạ toàn phần.

  B. có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

  C. hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn nhất.

  D. luôn luôn xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

Câu 3: Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi

  A. dòng điện không đổi.                                               B. dòng điện tăng nhanh.

  C. dòng điện có giá trị nhỏ.                                          D. dòng điện có giá trị lớn.

Câu 4: Cuộn dây có N = 200 vòng, mỗi vòng có diện tích S = 300 cm2. Đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 T sao cho trục của cuộn dây song song với các đường sức từ. Quay đều cuộn dây để sau t = 0,5 s trục của nó vuông góc với các đường sức từ thì suất điện động cảm ứng trung bình trong cuộn dây là

  A. 1,6 V.                                B. 2,4 V.                             C. 4,8 V.                             D. 1,2 V.

Câu 5: Khi một electron bay vào vùng từ trường theo quỹ đạo vuông góc với các đường sức từ, thì

  A. Chuyển động của electron tiếp tục không bị thay đổi.

  B. Độ lớn vận tốc của electron bị thay đổi.

  C. Hướng chuyển động của electron bị thay đổi.

  D. Năng lượng của electron bị thay đổi.

Câu 6: Chän c©u ®óng nhÊt.

Khi tia sáng đi từ môi trường trong suốt n1 tới mặt phân cách với môi trường trong suốt n2 (với n2 > n1), tia sáng không vuông góc với mặt phân cách thì

  A. một phần tia sáng bị khúc xạ, một phần bị phản xạ.

  B. tất cả các tia sáng đều bị khúc xạ và đi vào môi trường n2.

  C. tia sáng bị gãy khúc khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường.

  D. tất cả các tia sáng đều phản xạ trở lại môi trường n1.

Câu 7: Qua thấu kính, nếu vật thật cho ảnh ngược chiều với vật thì thấu kính

  A. không tồn tại.

  B. chỉ là thấu kính  phân kì.

  C. chỉ là thấu kính hội tụ.

  D. có thể là thấu kính hội tụ hoặc phân kì đều được.

Câu 8: Một hạt mang điện tích q = 1,6.10-19 C bay vào trong từ trường đều, cảm ứng từ B = 1,0 T, với vận tốc v = 105 m/s theo phương vuông góc với các đường sức từ.  Lực Lorenxơ tác dụng lên hạt là

  A. 1,6.10-14 N.                       B. 0.                                    C. 6,4.10-13 N.                     D. 3,2.10-14 N.

Câu 9: Qua thấu kính hội tụ, nếu vật thật cho ảnh ảo thì vật phải nằm trướng kính một khoảng

  A. từ 0 đến f.                         B. bằng 2f.                          C. từ f đến 2f.                     D. lớn hơn 2f.

Câu 10: Ống dây điện hình trụ có số vòng dây giảm hai lần và chiều dài tăng hai lần thì độ tự cảm

  A. tăng bốn lần.                     B. giảm bốn lần.                  C. giảm tám lần.                 D. tăng tám lần.

Câu 11: Một vòng dây dẫn tròn, phẵng có bán kính 4 cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B =  \(\frac{\mathrm{1}}{\mathrm{2 }\!\!\pi\!\!\text{ }}\) T. Từ thông qua vòng dây khi véc tơ cảm ứng từ hợp với mặt phẵng vòng dây góc  = 600 bằng

  A.  2.10-5 Wb.                        B. 1,5.10-5 Wb.                    C. 1,5.10-4 Wb.                   D. 4.10-4 Wb.

Câu 12: Đường sức từ không có tính chất nào sau đây?

  A. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau.

  B. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu;

  C. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường;

  D. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức;

Câu 13: Lăng kính là một khối chất trong suốt

  A. có dạng trụ tam giác.                                               B. có dạng hình trụ tròn.

  C. hình lục lăng.                                                           D. giới hạn bởi 2 mặt cầu.

Câu 14: Chiếu một tia sáng đi từ không khí vào một môi trường có chiết suất n, sao cho tia khúc xạ vuông góc với tia phản xạ. Góc tới i trong trường hợp này được xác định bởi công thức

  A. sini =1/ n.                           B. tani = n.                          C.  sini = n.                         D. tani = 1/ n.

Câu 15: Chiếu ánh sáng từ không khí vào thủy tinh có chiết suất n =\(\sqrt{3}\) . Nếu góc tới i là 600 thì góc khúc xạ r (lấy tròn) là

  A. 350.                                   B. 300.                                 C. 400.                                 D. 450.

Câu 16: Cho dây dẫn thẳng dài mang dòng điện. Khi điểm ta xét gần dây hơn 3 lần và cường độ dòng điện tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ

  A. tăng 6 lần.                         B.  tăng 4 lần.                      C. giảm 4 lần.                     D. tăng 3 lần.

Câu 17: Một mạch kín (C) không biến dạng đặt trong từ trường đều, trong trường hợp nào thì trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng

  A. mạch quay xung quanh trục vuông góc với mặt phẵng (C).

  B. mạch chuyển động tịnh tiến.

  C. mạch chuyển động trong mặt phẵng vuông góc với từ trường.

  D. mạch quay quanh trục nằm trong mặt phẵng (C).

Câu 18: Hai dây dẫn thẳng, dài vô hạn trùng với hai trục tọa độ vuông góc xOy, có các dòng điện I1 = 3 A, I2 = 6 A chạy qua cùng chiều với chiều dương của các trục toạ độ. Cảm ứng từ tại điểm A có toạ độ x = 2 cm, y = 4 cm là

  A. 10-5 T.                               B. 9. 10-5 T.                         C. 2. 10-5 T.                         D. 4,5. 10-5 T.

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN

1. Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính, cách thấu kính 15 cm. Qua thấu kính cho một ảnh ngược chiều với vật và cao gấp 2 lần vật.

a/ Xác định loại thấu kính. Tínhtiêu cự và độ tụ của thấu kính. Vẽ hình.

b/ Tìm vị trí mà vật qua thấu kính vẫn cao gấp 2 lần vật.

2. Một hòn đá nhỏ có thể phát sáng nằm dưới đáy của một bể nước nhỏ, sâu 25 cm. Tính góc khúc xạ khi ánh sáng hòn đá truyền lên mặt nước với góc 500 so với mặt thoáng. Chiết suất của nước là 4/3. (Vẽ hình đường đi tia sáng)

Tính bán kính của tấm gỗ để che vừa vặn không có tia sáng nào của hòn đá lọt ra mặt thoáng của nước và không khí. (Vẽ hình đường đi tia sáng)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

Phần đáp án câu trắc nghiệm:

1

A

5

C

9

A

13

A

17

D

2

B

6

A

10

C

14

B

18

D

3

B

7

C

11

D

15

B

 

 

---(Để xem nội dung đáp án phần tự luận của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN VẬT LÝ 11 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐỀ 03

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng

A. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

B. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi gặp bề mặt nhẵn.

C. ánh sáng bị đổi hướng đột ngột khi truyền qua mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt.

D. cường độ sáng bị giảm khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

Câu 2: Đường sức từ không có tính chất nào sau đây?

A. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu;

B. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường;

C. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức;

D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau.

Câu 3: Tính chất cơ bản của từ trường là gây ra

A. lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và các nam châm đặt trong nó.

B. lực hấp dẫn lên vật đặt trong nó.

C. lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện khác đặt trong nó.

D. sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.

Câu 4: Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi

A. sự biến thiên của chính cường độ điện trường trong mạch.

B. sự chuyển động của nam châm với mạch.

C. sự chuyển động của mạch với nam châm.

D. sự biến thiên từ trường Trái Đất.

Câu 5: Lực Lo – ren – xơ là

A. lực điện tác dụng lên điện tích.

B. lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường.

C. lực từ tác dụng lên dòng điện.

D. lực Trái Đất tác dụng lên vật.

Câu 6: Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều

A. hoàn toàn ngẫu nhiên.

B. sao cho từ trường cảm ứng luôn cùng chiều với từ trường ngoài.

C. sao cho từ trường cảm ứng có chiều chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch.

D. sao cho từ trường cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài.

Câu 7: Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ

A. nhiệt năng.                       B. hóa năng.                    C. quang năng.                D. cơ năng.

Câu 8: Mắt nhìn được xa nhất khi

A. thủy tinh thể điều tiết cực đại.                  

B. thủy tinh thể không điều tiết.

C. đường kính con ngươi lớn nhất.          

D. đường kính con ngươi nhỏ nhất.

Câu 9: Có thể dùng kính lúp để quan sát nào dưới đây cho hợp lí?

A. chuyển động các hành tinh.                 

B. một con vi khuẩn rất nhỏ.

C. cả một bức tranh phong cảnh lớn.          

D. các bộ phận trên cơ thể con ruồi.

Câu 10: Góc lệch của tia sáng khi truyền qua lăng kính là góc tạo bởi

A. hai mặt bên của lăng kính.         

B. tia tới và pháp tuyến.

C. tia tới lăng kính và tia ló ra khỏi lăng kính.           

D. tia ló và pháp tuyến.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Một hạt proton chuyển động với vận tốc 2.106 m/s vào vùng không gian có từ trường đều B = 0,02 T theo hướng hợp với vectơ cảm ứng từ một góc 300. Biết diện tích của hạt proton là +1,6.10‒19 C. Tính độ lớn lực Lozent tác dụng lên hạt.

Câu 2. Từ thông Φ qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,1 s từ thông tăng từ 0,6 Wb đến 1,6 Wb. Suất điện động cảm ứng trung bình xuất hiện trong khung có độ lớn bằng bao nhiêu?

Câu 3. Một ống dây có độ tự cảm L = 0,1H. Nếu dòng điện chạy qua ống dây biến thiên đều với tốc độ 200A/s Tính độ lớn suất điện động tự cảm do ống dây sinh ra.

Câu 4. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ D =5 đp và cách thấu kính một khoảng 30 cm. Xác định vị trí và tính chất ảnh A'B' của AB qua thấu kính.

Câu 5. Một kính lúp có độ tụ D = 20 dp, người quan sát có khoảng nhìn rõ ngắn nhất OCc = 30 cm. Tính độ bội giác của kính khi người này ngắm chừng ở vô cực.

Câu 6. Hai dây dẫn thẳng dài đặt song song, cách nhau 6cm trong không khí. Trong hai dây dẫn có hai dòng điện cùng chiều có cùng cường độ I1=I2=2A. Tính cảm ứng từ tại điểm M cách mỗi dây 5cm.  

Câu 7. 

a) Một tấm thủy tinh có hai mặt song song và cách nhau 20cm, chiết suất n = 1,5 được đặt trong không khí. Chiếu tới tấm đó một tia sáng SI có góc tới 450. Tính khoảng cách d giữa giá của tia tới và tia ló.

b) Một sợi cáp quang hình trụ có lõi và vỏ được làm bằng các chất trong suốt. Biết mọi tia sáng đi xiên góc vào tiết diện thẳng của một đầu dây đều bị phản xạ toàn phần ở thành và chỉ ló ra ở đầu dây còn lại. Tìm điều kiện về chiết suất tỉ đối của lõi so với vỏ sợi cáp quang này.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

ĐÁP ÁN PHẦN THI TRẮC NGHIỆM

1

A

3

C

5

B

7

D

9

D

2

D

4

A

6

C

8

B

10

C

---(Để xem nội dung đáp án phần tự luận của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 4

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN VẬT LÝ 11 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐỀ 04

I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Một ống dây có độ tự cảm L, ống dây thứ hai có số vòng dây tăng gấp đôi và diện tích mỗi vòng dây giảm một nữa so với ống dây thứ nhất. Nếu hai ống dây có chiều dài như nhau thì độ tự cảm của ống dây thứ hai là

A. 2L.                                   B. 4L                               C. 0,5L.                           D. L.

Câu 2: Chọn câu sai: Từ thông qua mặt S đặt trong từ trường phụ thuộc vào

A. độ lớn của diện tích mặt S.                                     

B. độ lớn của chu vi của đường giới hạn mặt S.

C. độ lớn của cảm ứng từ .                                      

D. độ nghiêng của mặt S so với .

Câu 3: Mọi từ trường đều phát sinh từ

A. Các nam châm vĩnh cửu.                                        

B. Các điện tích chuyển động.

C. Các mômen từ.                                                       

D. Các nguyên tử sắt.

Câu 4: . Hai dây dẫn thẳng, dài đặt song song với nhau trong không khí cách nhau 16 cm có các dòng điện I1 = I2 = 10 A chạy qua ngược chiều nhau. Cảm ứng từ tại điểm cách đều hai dây dẫn 8 cm là

A. 105 T.                               B. 2,5.105 T.                    C. 5.105 T.                       D. 0

Câu 5: Chiếu một tia sáng dưới một góc tới 250 vào một lăng kính có có góc chiết quang 500 và chiết suất 1,4. Góc lệch của tia sáng qua lăng kính là

A. 23,660.                             B. 250.                             C. 26,330.                        D. 40,160.

Câu 6: Trong các ứng dụng  sau đây, ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là

A. thấu kính.                         

B. gương phẳng.

C. gương cầu.                           

D. cáp dẫn sáng trong nội soi.

Câu 7: Muốn cho trong một khung dây kín xuất hiện một suất điện động cảm ứng thì một trong các cách đó là

A. đưa khung dây kín vào trong từ trường đều.          

B. quay khung dây quanh trục đối xứng của nó.

C. làm cho từ thông qua khung dây biến thiên.          

D. làm thay đổi diện tích của khung dây.

Câu 8: Cách làm nào dưới dây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?

A. Đưa một cực của ắc qui từ ngoài vào trong cuộn dây dẫn kín.

B. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.

C. Nối hai cực của nam châm vào hai đầu cuộn dây dẫn.

D. Đưa một nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

Câu 9: Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn thì

A. hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn nhất.

B. luôn luôn xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

C. không thể có hiện tượng phản xạ toàn phần.

D. có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

Câu 10: Trong hệ SI đơn vị của hệ số tự cảm là

A. Henri (H).                        B. Fara (F).                      C. Vêbe (Wb).                 D. Tesla (T).

Câu 11: Thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Khoảng cách ngắn nhất giữa vật thật và ảnh thật qua thấu kính là

A. 6f.                                    B. 5f.                               C. 3f.                               D. 4f.

Câu 12: Lăng kính là một khối chất trong suốt

A. giới hạn bởi 2 mặt cầu.                                            B. hình lục lăng.

C. có dạng trụ tam giác.                                               D. có dạng hình trụ tròn.

Câu 13: Một khung dây phẵng diện tích S = 12 cm2, đặt trong từ trường đều cảm ứng từ B = 5.10-2 T. Mặt phẵng của khung dây hợp với véc tơ cảm ứng từ  một góc a = 300. Từ thông qua diện tích S bằng:

A. 3.10-5Wb.                       

B. 3 .10-5Wb.             

C. 3 .10-4Wb.             

D. 3.10-4Wb.

Câu 14: Thấu kính là một khối chất trong suốt được giới hạn bởi

A. hai mặt cầu lõm.                                                     

B. hai mặt phẳng.

C. hai mặt cầu hoặc một mặt cầu, một mặt phẳng.     

D. hai mặt cầu lồi.

Câu 15: . Theo định luật khúc xạ thì

A. góc khúc xạ bao giờ cũng khác 0.

B. tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẵng.

C. góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.

D. góc tới tăng bao nhiêu lần thì góc khúc xạ tăng bấy nhiêu lần.

Câu 16: Đoạn dây dẫn dài 10cm mang dòng điện 5 A đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ 0,08 T. Đoạn dây đặt hợp với các đường sức từ góc 300. Lực từ tác dụng lên đoạn dây là

A. 0,04 N.                            B. 0,05 N.                        C. 0,01 N.                        D. 0,02 N.

Câu 17: Một hạt mang điện tích q = 4.10-10 C, chuyển động với vận tốc   2.105 m/s trong từ trường đều. Mặt phẵng quỹ đạo của hạt vuông góc với véc tơ cảm ứng từ. Lực Lorenxơ tác dụng lên hạt là f = 4.10-5 N. Cảm ứng từ B của từ trường là:

A. 0,02 T.                             B. 0,5 T.                           C. 0,05 T.                        D. 0,2 T.

Câu 18: Trong hiện tượng khúc xạ

A. góc khúc xạ bao giờ cũng lớn hơn góc tới.

B. góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới.

C. góc khúc xạ không thể bằng 0.

D. góc khúc xạ có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng góc tới.

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài 1: Một tia sáng được chiếu xiên góc từ một môi trường trong suốt có chiết suất n vào không khí với góc tới là i thì góc khúc xạ là r.

a. Khi góc tới 300 thì góc khúc xạ là 450. Tính chiết suất n của ?

b. Để tia sáng không ló ra không khí thì góc tới nhỏ nhất phải bằng bao nhiêu?

Bài 2: Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính 30cm. Nhìn qua thấu kính ta thấy ảnh A’B’ của AB cùng chiều cao gấp 2 lần AB

a. Tính tiêu cự của thấu kính.

b. Dịch chuyển thấu kính theo chiều nào và bao nhiêu để tại đó ảnh A’B’ vẫn cao gấp 2 lần vật AB.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

A

B

B

C

A

D

C

D

D

A

D

C

A

C

B

D

B

D

---(Để xem nội dung đáp án phần tự luận của Đề thi số 4, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 5

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN VẬT LÝ 11 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐỀ 05

Câu 1:

a. Thế nào là sự điều tiết của mắt?  

b. Nêu các đặc điểm của mắt cận thị?   

Câu 2: Một khung dây dẫn phẳng kín gồm 50 vòng dây, diện tích mặt phẳng khung dây 80cmcó điện trở 2,5Ω được đặt trong một từ trường đều 0,4T. Góc hợp bởi vec tơ cảm ứng từ \(\overrightarrow{B}\) vecto pháp tuyến của khung dây là 600

a. Tính từ thông qua khung dây?

b. Cho cảm ứng từ tăng đều lên 0,8T trong 0,5s. Tính cường độ dòng điện chạy trong khung dây và vẽ hình minh họa chiều của dòng điện này?

Câu 3: Chiếu một tia sáng với góc tới i=450  từ trong nước hướng ra ngoài không khí. Biết chiết suất nước là 4/3.

a. Tính góc hợp bởi tia khúc xạ với tia phản xạ tại mặt phân cách và vẽ minh họa đường đi của tia sáng.

b. Thay đổi góc tới i sao cho vẫn có tia khúc xạ ra ngoài không khí. Tìm điều kiện về góc tới i phải thỏa mãn?

Câu 4:

1) Đặt vật sáng có dạng một đoạn thẳng vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f= 20cm. Vật cách thấu kính 45cm.

a. Xác định vị trí, tính chất, chiều, hệ số phóng đại ảnh. 

b. Tìm vị trí đặt vật để thấu kính tạo ảnh gấp 2 lần vật hiện trên màn.

2) Vật sáng AB qua thấu kính cho ảnh thật bằng 2 lần vật. Khi vật di chuyển về gần thấu kính thêm 10 cm, ta có ảnh thật bằng 3 lần vật. Tính tiêu cự thấu kính.

Câu 5: Một từ trường đều có \(B={{2.10}^{-2}}(T)\) giới hạn trong khoảng không gian giữa 2 mặt phẳng P và Q song song và cách nhau d=2(cm). Một electron có vận tốc ban đầu bằng 0 được tăng tốc bởi 1 điện áp \(U=3,52(kV)\) rồi sau đó bay vào từ trường nói trên tại điểm A theo phương vuông góc với mặt phẳng (P). Biết e sẽ chuyển động tròn đều trong không gian giới hạn bởi hai mặt phẳng P,Q. \(\left| e \right|=1,{{6.10}^{-19}}(C);{{m}_{e}}=9,{{1.10}^{-31}}(Kg)\)

Tính thời gian electron chuyển động trong từ trường nói trên.

---(Để xem nội dung đáp án của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Nguyễn Huệ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục:

Thi Online:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON