YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 11 năm 2021-2022 Trường THPT Ngô Gia Tự có đáp án

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh lớp 11 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp diễn ra, HOC247 giới thiếu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 11 năm 2021-2022 Trường THPT Ngô Gia Tự có đáp án, được biên tập tổng hợp từ các trường THPT trên cả nước, với phần đề và đáp án giải chi tiết. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo học tập. Chúc các em có một kì thi đạt kết quả tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

NGÔ GIA TỰ

ĐỀ THI HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN SINH HỌC 11

Thời gian: 45 phút

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng về sinh sản vô tính ở thực vật:

A. Sinh sản vô tính ở thực vật chỉ xảy ra ở thực vật sinh bào tử như rêu, dương xỉ.

B. Sinh sản vô tính tạo ra thế hệ cây con mang đặc điểm giống nhau và giống cây mẹ.

C. Sinh sản vô tính không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái.

D. Thực vật có thể sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng thân củ, thân rễ.

Câu 2: Loài động vật nào sau đây phát triển qua biến thái không hoàn toàn?

A. Ếch

B. Bướm

C. Gián

D. Ruồi ong

Câu 3: Pha sáng quang hợp cung cấp cho pha tối sản phẩm nào sau đây?

A. CO2 và ATP.

B. Năng lượng ánh sáng.

C. Nước và O2.

D. ATP và NADPH.

Câu 4: Hiện tượng nào sau đây không phải là ứng động sinh trưởng?

A. Lá cây bên trái của cây phát triển to hơn các lá bên phải của cây do ánh sáng chiếu không đều hai bên cây.

B. Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc tối hoặc lúc ánh sáng yếu.

C. Hoa tulip nở và cụp do sự biến đổi của nhiệt độ.

D. Cây trinh nữ cụp lá khi bị va chạm.

Câu 5: Cho các hình thức sinh sản sau: 

1. Phân đôi

2. Nảy chồi

3. Phân mảnh

4. Bào tử

5. Trinh sinh

Đâu là các hình thức sinh sản vô tính ở động vật?

A. 1,2,3,4

B. 2,3,4,5

C. 1,2,3,5

D. 1,2,4,5

Câu 6: Phát biểu nào đúng về các mô phân sinh ở thực vật:

A. Mô phân sinh là nhóm các tế bào đã phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân.

B. Mô phân sinh lóng chỉ có ở cây Một lá mầm.

C. Thực vật đều có mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.

D. Mô phân sinh đỉnh chỉ có ở chồi đỉnh và chồi rễ của cây.

Câu 7: Các hoocmôn điều hòa quá trình sinh sản ở người là:

A. FSH, LH, testostêrôn, GnRH.

B. FSH, LH, testostêrôn, tirôxin.

C. FSH, juvenin, testostêrôn, GnRH.

D. Gibêrelin, LH, testostêrôn, GnRH.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng về lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh?

A. Trên sợi thần kinh không có bao miêlin, xung thần kinh được truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác.

B. Tốc độ lan truyền của xung thần kinh trên sợi không có bao miêlin nhanh hơn nhiều so với trên sợi có bao miêlin.

C. Trên sợi thần kinh có bao miêlin, xung thần kinh được truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác.

D. Trên sợi thần kinh không có bao miêlin, xung thần kinh được truyền nhảy cóc từ vùng này sang vùng khác.

Câu 9: Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây?

A. Quang phân li nước.

B. Chu trình Canvin.

C. Pha sáng

D. Pha tối.

Câu 10: Dưới đây là các giai đoạn của quá trình tiêu hóa thức ăn ở trùng giày:

1. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hóa vào tế bào chất. Riêng phần thức ăn không được tiêu hóa trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào.

2. Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hóa chứa thức ăn bên trong.

3. Lizôxôm gắn vào không bào tiêu hóa. Các enzim của lizôxôm vào không bào tiêu hóa và thủy phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.

Câu trả lời đúng về trình tự các giai đoạn của quá trình tiêu hóaở trùng giày:

A. 1→2→3.

B. 2→3→1 

C. 2→1→3

D. 3→2→1

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

D

D

C

B

A

A

B

B

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 11 - TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ ĐỀ - 02

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Trong các thực vật sau, đối tượng nào không có hiện tượng sinh sản vô tính?

A. Cây rêu                         B. Cây tre

C. Cây gừng                      D. Cây ngô

Câu 2: Từ 1 tế bào mẹ trong bao phấn, qua quá trình giảm phân, nguyên phân và phát triển sẽ hình thành:

A. 4 hạt phấn                     B. 2 hạt phấn

C. 1 hạt phấn                     D. 8 hạt phấn

Câu 3: Trong sinh sản hữu tính ở thực vật, các cây con được sinh ra mang đặc tính:

A. Giống nhau và có sự thích nghi với môi trường sống thay đổi

B. Khác nhau và có sự thích nghi với môi trường sống thay đổi

C. Giống nhau và có sự thích nghi tốt với môi trường sống ổn định

D. Khác nhau và có sự thích nghi với môi trường sống ổn định

Câu 4: Trong hình thức trinh sinh ở ong

A. Không cần sự tham gia của giao tử đực

B. Không cần sự tham gia của giao tử cái

C. Chỉ sinh ra những cá thể ong thợ

D. Không có quá trình giảm phân

Câu 5: Ở động vật, từ 1 tế bào sinh trứng (2n) ở giai đoạn chín, qua quá trình giảm phân và phát triển sẽ hình thành:

A. 4 trứng (n)                    B. 2 trứng (n)

C. 1 trứng (n)                    D. 1 trứng (2n)

Câu 6: Cho các biện pháp sau:

(1). Thụ tinh nhân tạo

(2). Sử dụng hoocmôn

(3). Thay đổi yếu tố môi trường

(4). Sử dụng chất kích thích tổng hợp

Những biện pháp thúc đẩy trứng nhanh chín và rụng hoặc rụng nhiều trứng cùng lúc là:

A. (1), (2) và (3)              B. (2), (3) và (4)

C. (1), (3) và (4)              D. (1), (2) và (4)

Câu 7: Điều không đúng với sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh:

A. Khoảng cách sinh con

B. Sinh con trai hay con gái

C. Thời điểm sinh con

D. Số con

Câu 8: Sử dụng bao cao su nhằm mục đích nào sau đây?

A. Không cho tinh trùng gặp trứng và phòng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

B. Không cho trứng chín, rụng và phòng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

C. Cản trở hình thành hợp tử và phòng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

D. Cản trở sự phát triển của phôi thai và phòng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

II. Phần tự luận

Câu 9: (3 điểm)

a) Nêu khái niệm sinh sản vô tính. Các cơ thể con sinh ra trong sinh sản vô tính có đặc điểm gì?

b) Lấy 2 ví dụ về hình thức sinh sản vô tính ở thực vật

c) Em hãy chỉ ra 2 ưu điểm nổi bật nhất của cây trồng từ cành giâm, cành chiết so với cây trồng từ hạt.

Câu 10: (3 điểm)

a) Vì sao phải thực hiện sinh để có kế hoạch?

b) Kể tên các biện pháp tránh thai được coi là phù hợp với đối tượng thanh niên.

c) Giải thích tại sao nạo phá thai không được coi là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

D

A

B

A

C

B

B

A

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 11 - TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ ĐỀ - 03

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Điều nào dưới đây không đúng khi nói về nuôi cấy mô tế bào thực vật?

A. Tạo ra thế hệ sau có thêm nhiều tính trạng tốt

B. Dựa trên tính toàn năng của tế bào

C. Sản xuất ra các giống cây sạch bệnh

D. Có thể nhân nhanh các giống cây

Câu 2. Cho các tập tính sau:

1- Hổ cắn vào cổ con mồi;

2- Hươu đực quệt dịch ở tuyến nằm cạnh mắt vào cành cây;

3- Cá định hướng dựa vào thành phần hóa học của nước và hướng dòng chảy để di chuyển;

4- Chim tu hú đẻ trứng vào tổ của loài chim khác;

5- Báo tiểu đánh dấu trên đường;

6- Trong đàn gà con đầu đàn có thể mổ bất kì con nào trong đàn;

7- Ong đực lao động cần mẫm để phục vụ cho sinh sản của ong chúa và chiến đấu với kẻ thù để bảo vệ tổ;

8- Nhện giăng tơ.

Có bao nhiêu tập tính là tập tính bảo vệ lãnh thổ?   

A. 1                                        B. 4

C. 2                                        D. 3

Câu 3. Có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nêu ứng dụng quang chu kỳ để thúc đẩy sự ra hoa của cây trồng trong nông nghiệp?

1- Trong điều kiện ngày ngắn muốn tránh sự ra hoa chiếu thêm ánh sáng ''giả vờ" ngày dài. VD: bắn pháo hoa cho cây mía không ra hoa, lượng đường không bị giảm...

2- Dùng ánh sáng nhân tạo (tia lazer) hoặc các loại đèn huỳnh quang, cao áp là nguồn sáng bổ sung để tạo ngày dài.

3- Dùng 1 màn đen tạo các đêm nhân tạo giúp hoa cúc là cây ngắn ngày vẫn nở hoa vào mùa hè.

4-. Dùng lửa hun khói giúp dưa chuột ra nhiều hoa cái

A. 1                                        B. 2

C. 3                                        D. 4

Câu 4. Đặc điểm có ở hooc môn thực vật là:

(1) Tính chuyên hóa cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao;

(2) Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể;

(3) Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây;

(4) Được tạo ra và gây ra phản ứng ở cùng một nơi trên cơ thể thực vật

Số nhận định không đúng là:

A. 3                                        B. 1

C. 2                                        D. 4

Câu 5. Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non có

A. đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành.

B. đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý.

C. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành.

D. đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành.

Câu 6. Cho các nhận định sau

(1) Có hai kiểu phát triển là phát triển không qua biến thái và qua biến thái;

(2) Biến thái là hiện tượng xảy ra ở giai đoạn phôi;

(3) Muỗi, tằm, ếch có kiểu phát triển qua biến thái hoàn toàn;

(4) Phát triển ở mỗi động vật đều gồm 2 giai đoạn: Phôi thai và sau sinh.

(5) Trong kiểu phát triển không qua biến thái, con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý giống hệt con trưởng thành.

Số nhận định đúng về quá trình phát triển ở động vật là: 

A. 1                                        B. 4

C. 2                                        D. 3

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

a. Thế nào là sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp?

b. Mô phân sinh là gì?

c. Hãy cho biết cây hai lá mầm trong hình bên có những loại mô phân sinh nào tương ứng với vị trí 1, 2, 3? Tác dụng của mỗi loại mô phân sinh đó là gì?

Câu 2.

a. Chú thích các giai đoạn 1, 2, 3, 4 của hình bên.

b. Hình bên thuộc hình thức phát triển nào? Trình bày đặc điểm của hình thức phát triển này.

c. Tại sao hiện tượng rắn lột xác không phải là biến thái?

Câu 3.

a. Vào tuổi dậy thì của nam và nữ, hoocmôn nào được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lý?

b. Từ đó trình bày vai trò của các hoocmôn này đối với sự thay đổi thể chất và tâm sinh lý của nam và nữ ở tuổi dậy thì.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

A

C

A

C

A

D

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 11 - TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ ĐỀ - 04

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Thời kì mang thai không có trứng chín và rụng là vì:

A. Khi nhau thai được hình thành, thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.

B. Khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.

C. Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.

D. Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.

Câu 2. Hình thức sinh sản nảy chồi gặp ở nhóm động vật:

A. Ruột khoang, giun dẹp

B. Bọt biển, giun dẹp.

C. Nguyên sinh

D. Bọt biển, ruột khoang.

Câu 3. Tirôxin được sản sinh ra ở:

A. Tuyến yên

B. Tuyến giáp

C. Tinh hoàn

D. Buồng trứng.

Câu 4. Sinh sản theo kiểu giao phối tiến hóa hơn sinh sản vô tính là vì

A. Thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

B. Thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có hại và tăng cường khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

C. Thế hệ sau có sự đồng nhất về mặt di truyền tạo ra khả năng thích nghi đồng loạt trước sự thay đổi của điều kiện môi trường.

D. Thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có lợi thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

Câu 5. Sự hình thành giao tử đực ở cây có hoa diễn ra như thế nào?

A. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 2 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyen phân 1 lần tạo 2 giao tử đực.

B. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử →  1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản giảm phân tạo 4 giao tử đực.

C. Tế bào mẹ giảm phân cho 4 tiểu bào tử → Mỗi tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn →  Tế bào sinh sản nguyên phân một lần tạo 2 giao tử đực.

D. Tế bào mẹ nguyên phân hai lần cho 4 tiểu bào tử →  1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → Tế bào sinh sản nguyên phân1 lần tạo 2 giao tử đực.

Câu 6. Tại sao sâu bướm phá hại cây trồng nghiêm trọng hơn bướm trưởng thành?

A. Vì sâu bướm có cấu tạo kiểu miệng nghiền nên có thể sử dụng hầu hết các bộ phận của cây

B. Vì sâu bướm chưa có cánh, không di chuyển đi xa nên thức ăn chủ yếu phải lá cây

C. Vì ống tiêu hóa của sâu bướm thiếu enzim xenlulaza nên hiệu quả tiêu hóa thấp, đòi hỏi phải ăn nhiều lá cây để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng

D. Vì ống tiêu hóa của sâu bướm có đầy đủ các loại enzim nên khả năng sử dụng các bộ phận của cây rất lớn.

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

a. Trình bày cơ chế truyền tin qua xinap?

b. Tại sao những người bị hạ canxi huyết thì thường mất cảm giác?

Câu 2. Một nữ thanh niên bị cắt bỏ hai buồng trứng, hãy cho biết nồng độ hoocmon tuyến yên trong máu biến động như thế nào? Giải thích?

Câu 3. Thụ tinh kép là gì? Ý nghĩa sinh học của thụ tinh kép?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

D

D

B

A

C

C

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 11 - TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ ĐỀ - 05

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về thụ tinh ở động vật?

1- Tự phối là sự kết hợp giữa 2 giao tử đực và cái cùng được phát sinh từ 1 cơ thể lưỡng tính

2- Các động vật lưỡng tính chỉ có hình thức tự thụ tinh

3- Giao phối là sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái được phát sinh từ hai cơ thể khác nhau.

4- Một số dạng động vật lưỡng tính vẫn xảy ra thụ tinh chéo.

A. 1                                        B. 2

C. 3                                        D. 4

Câu 2. Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều thức ăn hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường?

A. Đối với gia súc non, mùa đông ăn nhiều mới đủ để cung cấp năng lượng cho sự phát triển bộ xương - hệ cơ.

B. Đối với gia súc non, mùa đông ăn nhiều mới đủ chất để phát triển bộ xương do ít ánh sáng.

C. Đối với gia súc non, mùa đông lạnh giá gây mất nhiều nhiệt, nếu không tăng khẩu phần ăn sẽ làm chậm quá trình sinh trưởng.

D. Đối với gia súc non, mùa đông lạnh giá ăn nhiều mới đủ năng lượng để chống rét.

Câu 3. Sinh trưởng thứ cấp là:

A. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra.

B. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.

C. Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.

D. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra.

Câu 4. Điện thế hoạt động là:

A. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực.

B. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.

C. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực, mất phân cực và tái phân cực.

D. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực và tái phân cực.

Câu 5. Trong sinh trưởng và phát triển ở động vật, thiếu prôtêin động vật sẽ chậm lớn và gầy yếu, dễ mắc bệnh. Hiện tượng trên là ảnh hưởng của nhân tố?

A. Độ ẩm.                              B. Ánh sáng

C. Nhiệt độ                            D. Thức ăn

Câu 6. Người ta đã nuôi cấy da người để chữa cho các bệnh nhân bị bỏng da. Đây là hình thức:

A. Sinh sản nảy chồi.

B. Nuôi mô sống.

C. Nhân bản vô tính.

D. Sinh sản phân mảnh.

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

a. Vào tuổi dậy thì của nam và nữ, hoocmôn nào được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lý?

b. Từ đó trình bày vai trò của các hoocmôn này đối với sự thay đổi thể chất và tâm sinh lý của nam và nữ ở tuổi dậy thì.

Câu 2.

a. Trong các hình thức sinh sản sau đây, hình thức nào thuộc sinh sản vô tính hoặc sinh sản hữu tính?

1. Cây mới được tạo ra từ 1 đoạn thân cắm xuống đất.

2. Từ 1 quả của cây mẹ sinh ra nhiều cây con.

3. Ở rau má, cơ thể con được hình thành từ thân bò.

4. Cây mạ được mọc lên từ hạt lúa.

5. Cây mới được mọc ra từ những chồi mới trên gốc 1 cây đã bị chặt.

b. Hãy cho biết ưu điểm của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật?

Câu 3.

a. Thụ phấn là gì và gồm có các hình thức thụ phấn nào?

b. Khi cho hạt phấn của cây bắp rơi vào đầu nhụy của cây mía thì có xảy ra sự thụ phấn không? Tại sao?

c. Trình bày nguồn gốc của hạt và quả.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

D

C

B

B

D

B

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 11 năm 2021-2022 Trường THPT Ngô Gia Tự có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON