Dưới đây là Bộ 5 đề thi HK2 môn Hóa học 10 năm 2021 Trường THPT Phan Đình Phùng. Đề thi gồm có trắc nghiệm và tự luận có đáp án sẽ giúp các em ôn tập nắm vững các kiến thức, các dạng bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến. Các em xem và tải về ở dưới.
TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG |
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021 MÔN HÓA HỌC 10 THỜI GIAN 45 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
A. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1: SO2 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với
A. O2 (xt, to). B. dung dịch Br2. C. dung dịch KMnO4. D. H2S.
Câu 2: Nhận xét nào sau đây là không đúng?
A. Trong đời sống ozon dùng làm chất sát trùng nước sinh hoạt.
B. Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
C. Trong y học ozon được dùng để chữa sâu răng.
D. Ở điều kiện thường, ozon oxi hóa được vàng.
Câu 3: Dung dịch H2SO4 đậm đặc có thể làm khô được chất nào sau đây?
A. SO3. B. CO2. C. H2S. D. HBr.
Câu 4: Chất nào sau đây không phản ứng được với Cl2?
A. H2. B. Cu. C. O2. D. Mg.
Câu 5: Cho hỗn hợp gồm 6,4 gam Cu và 5,6 gam Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thì thể tích khí (đktc) thu được là
A. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 3,36 lít. D. 5,60 lít.
Câu 6: Trong phòng thí nghiệm khí nào sau đây được thu vào bình bằng cách dời chỗ của nước?
A. O2. B. HF. C. SO2. D. HCl.
Câu 7: Ở trạng thái cơ bản, số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen bằng
A. 6. B. 8. C. 7. D. 5.
Câu 8: Axit được dùng để khắc chữ lên thủy tinh là
A. HF. B. HI. C. HCl. D. HBr.
Câu 9: Công thức phân tử của clorua vôi là
A. Ca(ClO)2 B. CaOCl2. C. Ca(ClO3)2. D. CaO2Cl.
Câu 10: Thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,04M cần để trung hòa 25ml dung dịch HCl 0,24M là
A. 300 ml. B. 75 ml C. 125 ml. D. 150 ml.
Câu 11: Cho 20 gam hỗn hợp gồm Mg, MgO, Zn, ZnO, Al, Al2O3 tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,8 mol HCl thì thu được dung dịch X và 0,15 mol khí H2. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng muối khan thu được là
A. 48,90 gam. B. 30,65 gam. C. 42,00 gam. D. 44,40 gam.
Câu 12: Cho phản ứng hóa học X à Y. Nồng độ ban đầu của X là 0,3 mol/l, sau 10 phút nồng độ của X còn 0,21 mol/l. Tốc độ phản ứng trung bình của phản ứng trên trong 10 phút là
A. 5,0.10-4mol/l.s B. 3,5.10-4mol/l.s C. 1,5.10-4mol/l.s D. 3,0. 10-4mol/l.s
Câu 13: Cho các chất sau KBr, KI, FeO, FeBr3, số chất bị oxi hóa bởi dung dịch H2SO4 đặc, nóng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14: Cho AgNO3 dư vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,1 mol NaF, 0,2 mol NaBr thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 12,7 gam. B. 18,8 gam. C. 37,6 gam. D. 50,3 gam.
Câu 15: Ở nhiệt độ thường lưu huỳnh tác dụng được với
A. Fe. B. Hg. C. H2. D. O2.
B. TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu I ( 2 điểm)
1. Thực hiện dãy chuyễn hóa sau, ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có
Na2SO4 → NaCl → HCl → Cl2→ NaClO.
2. Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học xảy ra khi
a. Sục khí SO2 vào dung dịch brom.
b. Cho dung dịch Na2S vào dung dịch Pb(NO3)2.
Câu II ( 2 điểm)
Cho 18,4 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thì thu được 7,84 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) thoát ra.
1. Tính phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp đầu.
2. Tính thể tích dung dịch NaOH 2M tối thiểu cần để hấp thụ hết lượng SO2 thoát ra ở thí nghiệm trên.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
A. TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
D |
D |
B |
C |
A |
A |
C |
A |
B |
B |
D |
C |
D |
C |
B |
B. TỰ LUẬN
Câu 1:
I. 1. (1) Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl
(2) 2NaCl(tt) + 2H2SO4(đđ) → Na2SO4 + 2HCl
hay NaCl(tt) + H2SO4(đđ) → NaHSO4 + HCl
(3) MnO2 + 4HCl(đ) → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
(4) Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
I.2
a. Dung dịch Br2 bị mất màu
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
b. Xuất hiện kết tủa màu đen
Pb(NO3)2 + Na2S → PbS + 2NaNO3
Câu 2:
I. 1. Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Cu: a mol
Fe: b mol
lập hệ 64a + 56b = 18,4 và a + 1,5b = 0,35
Giải ra a = 0,2, b = 0,1 tính % Cu = 69,57%; % Fe = 30,43%
I.2. Tạo muối axit
NaOH + SO2 → NaHSO3
nNaOH = 0,35 mol => VNaOH = 0,175 lít
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm?
A. 4FeS2 + 11O2 → 8SO2 + 2Fe2O3
B. S + O2 → SO2
C. 2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O
D. Na2SO3tt + H2SO4đ → Na2SO4 + SO2 + H2O
Câu 2. Cho các chất: Cu, NaOH, K2S, MgCl2, Mg lần lượt vào dung dịch H2SO4 loãng. Số phương trình phản ứng xảy ra là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 3. Cho các khí sau Cl2, HCl, O2, H2S. Khí có độ tan trong H2O nhiều nhất:
A. Cl2 B. HCl C. O2 D. H2S
Câu 4. Cho sơ đồ phản ứng sau: Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2S + H2O
Tổng hệ số tối giản của các chất tham gia phản ứng là:
A. 18 B. 30 C. 23 D. 45
Câu 5. Cho 29,75 gam muối KX (X là nguyên tố halogen) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 47 gam kết tủa. X là:
A. Flo B. Clo C. Brom D. Iot
Câu 6. Sục 4,48 lít khí (đktc) vào 250 ml dd NaOH 1M thu được dd X. Dung dịch X gồm các chất tan là:
A. NaHSO3; Na2SO3 C. NaHSO3; Na2SO3; NaOH
B. NaOH; Na2SO3 D. NaOH; NaHSO3
II. Phần tự luận.
Câu 1: (2 điểm). Hoàn thành các phương trình hóa học của các phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có).
a. Fe + Cl2 → b. Al + H2SO4 loãng →
c. H2S + O2 dư → d. FeS + H2SO4 đặc →
Câu 2: (2 điểm).
Bằng phương pháp hóa học, nhận biết các dung dịch mất nhãn đựng riêng biệt sau (viết các phương trình hóa học xảy ra): KCl, Na2S, H2SO4, MgSO4.
Câu 3: (3 điểm). Hòa tan hoàn toàn 13,2 gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg bằng 100 gam dd H2SO4 98% dư thu được dd B và 9,52 lít khí SO2 (Đktc).
a. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A.
b. Tính C% các chất trong dd B.
c. Dẫn toàn bộ lượng SO2 thu được ở trên vào 119 gam NaOH 20% thu được dung dịch D. Thêm vào dung dịch D, 200 ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,35M và BaCl2 1M thu được m gam kết tủa. Tính m.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I – Trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
D |
B |
B |
C |
C |
A |
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án tự luận của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I–Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. Chất nào sau đây tan trong nước nhiều nhất?
A. SO2 B. H2S C. O2 D. Cl2
Câu 2. Chất X là chất khí ở điều kiện thường, có màu vàng lục, dùng để khử trùng nước sinh hoạt… Chất X là:
A. O2 B. Cl2 C. SO2 D. O3
Câu 3. Cho 21,75 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc sinh ra V lít khí Cl2 (đktc), biết hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị của V là:
A. 4,48 lít B. 6,72 lít C. 5,6 lít D. 2,24 lít
Câu 4. Cho lần lượt các chất sau: Cu, C, MgO, KBr, FeS, Fe3O4, Fe2O3, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng oxi hoá - khử là:
A. 9 B. 8 C. 7 D. 6
Câu 5. Nguyên tử nguyên tố nhóm VIIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là:
A. ns2np3 B. ns2np4 C. ns2np5 D. ns2np7
Câu 6. Có 3 bình đựng 3 chất khí riêng biệt: O2, O3, H2S lần lượt cho từng khí này qua dung dịch KI có pha thêm hồ tinh bột, chất khí làm dung dịch chuyển màu xanh là :
A. O2 B. H2S C. O3 D. O3 và O2
Câu 7. Có 4 dd sau đây: HCl , Na2SO4 , NaCl , Ba(OH)2 . Chỉ dùng thêm 1 hóa chất nào sau đây để phân biệt được 4 chất trên?
A. Na2SO4. B. Phenolphtalein. C. dd AgNO3 . D. Quỳ tím
Câu 8. Cu kim loại có thể tác dụng với chất nào trong các chất sau?
A. Khí Cl2. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch KOH đặc D. Dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 9. Dẫn khí clo qua dung dịch NaOH ở nhiệt độ phòng, muối thu được là:
A. NaCl, NaClO3 B. NaCl, NaClO C. NaCl, NaClO4 D. NaClO, NaClO3
Câu 10. Dãy chất nào sau đây vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử?
A. O2 , Cl2 , H2S. B. S, SO2 , Cl2 C. F2, S , SO3 D. Cl2 , SO2, H2SO4
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 22 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I – Trắc nghiệm
1A | 2B | 3A | 4C | 5C | 6C | 7D | 8A | 9B | 10B |
11B | 12C | 13D | 14C | 15A | 16B | 17B | 18C | 19D | 20D |
ĐỀ SỐ 4
I – Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: Phương pháp nào sau đây dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm?
A. Điện phân nước
B. Nhiệt phân KClO3(xt MnO2)
C. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng
D. Nhiệt phân CuSO4
Câu 2: Sục 11,2 lít khí SO2 vào 300 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch X. Dung dịch X gồm
A. NaHSO3, Na2SO3
B. NaHSO3, Na2SO3, NaOH
C. NaOH, Na2SO3
D. NaOH, NaHSO3
Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng sau: KClO3 + HCl đặc → KCl + Cl2 + H2O.
Tổng hệ số tối giản của các chất tham gia phản ứng là
A.7 B. 10 C. 12 D. 14
Câu 4: Dãy chất nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Fe, BaCl2, CuO, Ag, Al C. CaCl2, K2O, Cu, Mg(OH)2, Mg
B. Zn, Fe(OH)2, FeO, HCl, Au D. Al(OH)3, ZnO, BaCl2, Mg, Na2CO3
Câu 5: Khí nào sau đây có màu vàng lục?
A. F2 B. O2 C. Cl2 D. SO2
Câu 6: Chất A là muối canxi halogenua (CaX2). Cho dung dịch chứa 0,2 gam A tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3 thu được 0,376 gam kết tủa. Công thức của phân tử A là
A.CaCl2 B. CaBr2 C. CaI2 D. CaF2
II – Tự luận
Bài 1 (2,5 điểm)
Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có).
a. Al +H2SO4 loãng
b. H2S + O2(thiếu)
c. Fe + Cl2
d. SO2 + Br2 + H2O
e. FeS + H2SO4 đặc, nóng
Bài 2 (1,5 điểm)
Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn riêng biệt sau (viết các phương trình hóa học xảy ra nếu có): NaNO3; K2S; Na2SO4; MgCl2
Bài 3 (3 điểm)
Hòa tan hoàn toàn 22,8 gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg trong 160 gam dung dịch H2SO4 đặc, nóng, vừa đủ. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 15,68 lít khí SO2 duy nhất (ở đktc) và dung dịch B.
a. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong A. (1,5điểm)
b. Tính C% mỗi chất trong dung dịch B.(1điểm)
c. Nung nóng 1/2 hỗn hợp A với 1,68 lít oxi (đktc) thu được hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ rắn X phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được V lít khí SO2 (đktc). (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
Tìm V?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I – Trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
B |
A |
A |
D |
C |
B |
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án tự luận của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố halogen thuộc nhóm
A. VIA. B.VIIA. C. VA. D. IVA.
Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, điều chế hiđroclorua bằng cách cho axit sunfuric đặc vào ống nghiệm chứa chất rắn X rồi đun nóng. Chất X là
A. NaCl. B. NaOH. C. Cu. D. Fe(OH)2.
Câu 3: 90 phần trăm lượng lưu huỳnh sản xuất ra được dùng để
A. lưu hóa cao su. B. sản xuất chất tẩy trắng. C. sản xuất axit sunfuric. D. sản xuất diêm.
Câu 4: Khí hidrosunfua khi tan trong nước tạo thành
dung dịch có tính
A. axit yếu. B. axit mạnh. C. bazơ yếu. D. bazơ mạnh.
Câu 5 : Ứng dụng nào sau đây của SO2?
A. Điều chế H2SO4, sản xuất chất tẩy trắng bột giấy. B. Lưu hóa cao su, sản xuất diêm.
C. Sản xuất chất dẻo ebonit, tơ. D. Sản xuất dược phẩm, thực phẩm.
Câu 6: Ở điều kiện thường, tính chất nào sau đây đúng đối với SO3?
A. Là oxit axit. B. Chất lỏng, màu xanh nhạt.
C. Là chất khí, không màu. D. Không tan trong nước.
Câu 7: Tính chất vật lý nào sau đây không đúng đối với H2SO4?
A. Chất lỏng sánh như dầu. B. Tan vô hạn trong nước.
C. Nặng gần gấp hai lần nước. D. Dễ bay hơi.
Câu 8: Thuốc thử để nhận biết ion sunfat là dung dịch nào sau đây?
A. NaNO3. B. BaCl2. C. Na2CO3. D. MgCl2.
Câu 9: Nguyên liệu ban đầu để sản xuất H2SO4 trong công nghiệp là
A. Na2S. B. SO2. C. SO3. D. FeS2.
Câu 10: Khi cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, khí SO2 sinh ra được xử lý bằng cách dùng bông gòn đậy miệng ống nghiệm tẩm dung dịch nào sau đây?
A. C2H5OH. B. NaOH. C. HCl. D. NaCl.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 32 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Hóa học 10 có đáp án năm 2021 Trường THPT Phan Đình Phùng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi HK2 môn Hóa học 10 có đáp án năm 2021 Trường THPT Yên Lạc 2
- Bộ 5 đề thi HK2 môn Hóa học 10 có đáp án năm 2021 Trường THPT Võ Thị Sáu
Chúc các em học tốt!