YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Công nghệ 11 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Khuyến có đáp án

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi HK2 môn Công nghệ 11 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Khuyến có đáp án do ban biên tập HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và rèn luyện kỹ năng đã học để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2020-2021

MÔN CÔNG NGHỆ - KHỐI 11

Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề

1. ĐỀ 1:

Câu 1: ĐCĐT cấu tạo gồm:

A. Ba cơ cấu, bốn hệ thống    B. Hai cơ cấu, ba hệ thống 

C. Ba cơ cấu, ba hệ thống       D. Hai cơ cấu, bốn hệ thống

Câu 2: Điểm chết trên( ĐCT).

A. Pittong gần tâm trục khuỷu                                               

 B. Pittong ở trung tâm của trục khuỷu và đổi chiều chuyển động

C. Pittong gần tâm trục khuỷu và đang đổi chiều chuyển động

D. Pittong xa tâm trục khuỷu và đang đổi chiều chuyển động

Câu 3: Khi Pittong ở ĐCT kết hợp với nắp máy tạo thành thể tích
 A. Toàn phần  B. Công tác    

C. Buồng cháy            D. không gian làm việc ĐC 
Câu 4: Chọn câu đúng nhất. Muốn tăng công suất ĐC

A. Tăng tỷ số nén                                B. Xoáy nồng 

C. Xoáy Xupap                                               D. Điều chỉnh khe hở Xupap 
Câu 5: ĐC 4kỳ, kỳ Nổ thì pittong đi từ. 

A. ĐCT xuống                        B. ĐCT lên                  C. ĐCD xuống            D. ĐCD lên

Câu 6: ĐC điezen 4 kỳ, cuối kỳ nạp xảy ra hiện tượng

A. Phun nhiên liệu      B. Phun hòa khí          C. Đánh lửa     D. Cả ba hiện tượng .

Câu 7: Tìm phương án sai?

A. Bộ chế hoà khí có cả trong ĐC xăng và ĐC điêzen. 

B. Bộ chế hoà khí chỉ có trong ĐC xăng.

C. Bộ chế hoà khí hoà trộn xăng và không khí ở ngoài xilanh. 

D. Bộ chế hoà khí không có trong động Điêzen.

Câu 8: ĐC đienzen 2 kỳ, nạp nhiên liêu vào đâu

A. Xilanh                                B. Cửa quét                 C. Các te                     D. Vào đường ống nạp 

Câu 9 : Người đầu tiên chế tạo thành công ĐCĐT chạy nhiên liệu điêzen?

A. Nicôla Aogut Ôttô.

B.James Watte

C. Ruđônphơ Sáclơ Steđiêng Điêzen. 

D. Giăng Êchiên Lơnoa.
Câu 10: Công thức mối quan hệ giữa hành trình píttông (S) với bán kính quay của trục khuỷu ( R):
A. S= R                                   B. S= 1.5R                  C. S= 2R                     D. S= 2.5R
Câu 11: Bộ chế hoà khí dùng vòi phun có ưu điểm?
 A. Cung cấp lượng xăng và KK phù hợp với chế độ làm việc của ĐC. 

B. Giúp cho ĐC cháy hoàn hảo hơn.

C. ĐC có thể làm việc bình thường khi bị nghiêng, thậm chí bị lật ngược 

D. Cả ba phuơng án đều đúng

Câu 12: Công thức liên hệ giữa Vtp , Vbc , Vct là :
 A. Vtp = Vct – Vbc .  B. Vct = Vbc + Vtp .  

C. Vbc = Vct – Vtp .   D. Vtp = Vbc + Vct . 

Câu 13: Chu trình làm việc của ĐCĐT lần lượt xảy ra các quá trình nào?
 A. Nạp – nén – nổ – xả.         B. Nạp – nổ – xả - nén.

C. Nạp – nổ – nén – xả.          D. Nổ – nạp – nén – xả.
Câu 14: Vùng nào trong ĐC cần làm mát nhất?

A. Vùng bao quanh buồng cháy                    

B. Vùng bao quanh cácte      

C. Vùng bao quanh đường xả khí thải           

D. Vùng bao quanh đường nạp
Câu 15 : Pittông được chia thành mấy phần:

A. 2.                B. 3                 C. 4                 D. 5

Câu 16: Theo phương pháp bôi trơn, hệ thống bôi trơn được phân làm mấy loại ?

A. 2                 B. 3                  C. 4                  D. 5

Câu 17: Xe Honda(Dream) sử dụng hệ thống làm mát bằng:

A. Nước. 

B. Dầu. 

C. Không khí. 

D. Kết hợp giữa làm mát bằng dầu và không khí.

Câu 18: Tác dụng của dầu bôi trơn là:

A. bôi trơn các bề mặt ma sát.            B. làm mát, tẩy rửa.

C. bao kín và chống gỉ.                       D. tất cả các tác dụng trên

Câu 19:  Động cơ nào không có xupap?

A. 2 kỳ.          B. 4 kỳ.             C. Xăng 2 kỳ.    D. Điêzen.

Câu 20: Chọn câu đúng nhất:

A. ĐCĐT gồm có động cơ 2 kì và 4 kì. 

B. ĐCĐT là động cơ nhiệt.

C. Đối với ĐCĐT quá trình cháy và chuyển đổi nhiệt thành công diễn ra trong Xilanh.

D. Tất cả các ý đều đúng.

Câu 21: Đối với động cơ 4 kì, chi tiết nào có nhiệm vụ đóng mở cửa nạp và thải?

A. Xupap.    B. Pittông.    C. Cả Xupap và Pitông.    D. Xupap hoặc Pittông.

 Câu 22: Chọn câu sai:

A. Chu trình là tổng hợp các quá trình nạp, nén, nổ và thảy khi động cơ làm việc.      

B. Hành trình của Pittông là quãng đường đi được giữa hai điểm chết.   

C. Kì là chu trình diễn ra trong thời gian một hành trình của Pittông.

D. Động cơ 2 kì Pittông thực hiện hai hành trình.
Câu 23: Chọn câu sai:
A. Pittông có nhiệm vụ nhận lực đẩy từ khí cháy để truyền cho trục Khuỷu

B. Thanh truyền dùng để truyền lực giữa Pittông và trục Khuỷu.

C. Trục Khuỷu nhận lực từ thanh Truyền để tạo ra momen quay.
D. Má khuỷu dùng để nối đầu trục Khuỷu và chốt Khuỷu.

Câu 24: Tại sao tại Cacte không có cánh tản nhiệt hoặc áo nước để làm mát?

A. Xa buồng cháy nên nhiệt độ không cao.   

B. Có hòa khí làm mát.

C. Dầu bôi trơn làm mát. 

D. Ý kiến khác.
Câu 25: Chọn câu sai.Những chi tiết thuộc về hệ thống bôi trơn cưỡng bức là:
A. Két làm mát dầu, đường dầu chính, lưới lọc dầu.

B. Cácte, bơm dầu, Két làm mát dầu, đường dầu chính.
C. Đồng hồ báo áp suất dầu, van nhiệt, van an toàn.

D. Cácte, bơm dầu, Bầu lọc dầu, cánh quạt.

Câu 26: Chọn câu sai: Trong hệ thống làm mát bằng nước:
A. Khi nhiệt độ nước thấp hơn giới hạn cho phép thì van hằng nhiệt đóng đường thông với két làm mát.
B. Khi nhiệt độ nước xấp xỉ giới hạn cho phép thì van hằng nhiệt đóng cửa thông với đường nước tắt về bơm.
C. Quạt gió có nhiệm vụ hút gió qua các giàn ống của két nước.
D. Quạt gió và bơm nước được dẫn động từ trục khuỷu thông qua Puli và đai truyền
Câu 27: Chọn câu sai:
A. Thân máy dùng để lắp các cơ cấu và hệ thống

B. Nắp Xilanh cùng với đỉnh Pittông và Xilanh tạo ra buồng cháy
C. Nắp máy dùng để lắp các chi tiết: Bugi, Xupap, cò, đường nạp thải, con đội
D. Thân Xilanh làm mát bằng nước có áo nước

Câu 28: Hệ thống bôi trơn được khảo sát trong SGK là:

A. bôi trơn cưỡng bức.  

B. bôi trơn bằng vung té.
C.bôi trơn bằng pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu.   

D.bôi trơn trực tiếp.
Câu 29: Phân loại ĐCĐT theo số hành trình của pittông trong 1 chu trình làm việc có mấy loại?

A. 4                  B.5                              C. 2                 D. 3

Câu 30: Khi ĐC xăng làm việc, không khí được hút vào xilanh ở kì nạp là nhờ :
A. quá trình phun xăng.     B. pittông kéo xuống 

C. pittông hút vào.             D Sự chênh lệch áp suất

2. ĐỀ 2:

Câu 1: Hiện nay hệ thống đánh lửa được được phân thành các loại sau :

A. Hệ thống đánh lửa thường và Hệ thống đánh lửa điện tử

B. Hệ thống đánh lửa điện tử và Hệ thống đánh lửa không tiếp điểm

C. Hệ thống đánh lửa điện tử và Hệ thống đánh lửa bán dẫn

D. Hệ thống đánh lửa có tiếp điểm và Hệ thống đánh lửa không tiếp điểm

Câu 2: Lượng nhiên liệu diesel phun vào xilanh được điều chỉnh nhờ vào:

A. Bơm chuyển nhiên liệu.                                       B. Các chi tiết được nêu.

C. Vòi phun                                                               D. Bơm cao áp.

Câu 3: Chuyển động tịnh tiến của piston được chuyển thành chuyển động quay tròn của trục khuỷu ở kỳ nào của chu trình?

A. Kỳ nổ.                    B. Kỳ nén.                   C. Kỳ thải.                   D. Kỳ hút.

Câu 4: Trong một chu trình làm việc của động cơ điêgien 4 kì. Ở cuối kì nạp trong xilanh chứa gì?

A. Không khí       B. Dầu điêgien.

C. Xăng               D. Hoà khí (dầu Diêgien và không khí)

Câu 35: Hệ thống đánh lửa được phân chi tiết thành mấy loại:

A. 3 loại                      B. 5 loại                       C. 4 lọai                      D. 2 loại

Câu 6: Đối với động cơ điêgien 4 kỳ thì nhiên liệu được nạp vào dưới dạng nào?

A. Nạp dạng hoà khí ở cuối kì nén.                 B. Phun tơi vào đường nạp trong suốt kì nạp.

C. Nạp dạng hoà khí trong suốt kì nạp.           D. Phun tơi vào buồng cháy cuối kì nén.

Câu 7: Cấu tạo nắp máy của động cơ xăng  2kì không có chi tiết nào sau đây:

A. Áo nước               B. Buồng cháy     C. Lỗ lắp bugi          D. xupap

Câu 8: Ở cacte, người ta không dùng áo nước hoặc cánh tản nhiệt là vì

A. khi hoạt động, bộ phận này không bị nóng quá mức       

B. sợ nước làm hỏng bộ phận này 

C. tiết kiệm chi phí sản xuất                

D. bộ phận này tự làm mát được khi hoạt động

Câu 9: Xupap là chi tiết của cơ cấu hay hệ thống nào?

A. cơ cấu phân phối khí 

B. cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

C. hệ thống khởi động.   

D. hệ thống đánh lửa.

Câu 10: Chi tiết nào tác động vào con đội làm xupap mở?

A. trục khuỷu.

B. đũa đẩy.

C. cò mổ. 

D. vấu cam.

Câu 11: Tạo ra áp lực để đẩy dầu đến bôi trơn đến các chi tiết máy là nhiệm vụ của:

A. bơm dầu.    B. van quá tải.     C. két làm mát.   D. hệ thống bôi trơn.

Câu 12: Trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức, nếu bầu lọc dầu bị tắc sẽ xảy ra hiện tượng gì?

A. không có dầu bôi trơn lên đường dầu chính, động cơ dể bị hỏng.

B. dầu bôi trơn lên đường dầu chính không được lọc, các chi tiết được bôi trơn bằng dầu bẩn.

C. vẫn có dầu bôi trơn lên đường dầu chính, không có hiện tượng gì xảy ra.

D. hệ thống hoạt động không bình thường.

Câu 13: Ở động cơ đốt trong nhiệt độ nóng quá mức sẽ làm:

A. chi tiết máy chóng mòn.   

B. nhiên liệu khó bay hơi.         

C. nhiên liệu khó cháy.            

D. động cơ hoạt động bình thường.

Câu 14: Tấm hướng gió trong hệ thống làm mát bằng không khí có tác dụng gì?

 A. Tăng tốc độ làm mát động cơ           B. Giảm tốc độ làm mát cho động cơ.

 C. Định hướng cho đường đi của gió    D. Ngăn không cho gió vào động cơ.

Câu 15: Xe máy thường dùng hệ thống làm mát nào sau đây ?

A. Làm mát bằng nước bằng phương pháp đối lưu

B. Làm mát bằng dầu.  

C. Làm mát bằng không khí.

D. Làm mát bằng nước bằng phương pháp cưỡng bức.

Câu 16: Sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí gồm mấy khối?

A. 2 khối                                B. 4 khối                               C. 6 khối                            D. 8 khối

Câu 17: Sơ đồ khối hệ thống phun xăng gồm mấy khối?

A. 4 khối                                B. 6 khối                              C. 8 khối                             D. 10 khối

Câu 18: Bôi trơn bằng phương pháp pha dầu nhớt vào nhiên liệu được dùng ở động cơ nào?

A. Động cơ 4 kỳ.                B. Động cơ 2 kỳ.           C. Động cơ Điêzen.       D. Động cơ xăng.

Câu 19: Trong hệ thống làm mát bằng nước  tuần hoàn cưỡng bức, bộ phận nào nên sự tuần hoàn cưỡng bức trong động cơ là:

A. Bơm nước. B. Van hằng nhiệt.   C. Quạt gió.        D. Ống phân phối nước lạnh.

Câu 20: Trong động cơ điêzen, nhiên liệu được phun vào xi lanh ở thời điểm nào?

A. Đầu kỳ nạp                    B. Cuối kỳ nạp               C. Đầu kỳ nén                D. Cuối kỳ nén

Câu 21: Trong hệthống phun xăng, hòa khí được hình thành ở đâu?

A. Hòa khí được hình thành ở xi lanh               

B. Hòa khí được hình thành ở vòi phun

C. Hòa khí được hình thành bộ chế hòa khí     

D. Hòa khí được hình thành ở đường ống nạp

Câu 22. Đơn vị độ dãn dài tương đối:

A. M

B. Cm

C. %

D. Đáp án khác

Câu 23. Chỉ tiêu cơ bản của vật liệu là:

A. Độ bền

B. Độ dẻo

C. Độ cứng

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 24. Độ dãn dài tương đối đặc trưng cho:

A. Độ bền

B. Độ dẻo

C. Độ cứng

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 25. Vật liệu hữu cơ có mấy loại?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 26. Nhược điểm của phương pháp đúc là:

A. Rỗ khí

B. Rỗ xỉ

C. Nứt

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 27. Khi gia công kim loại bằng áp lực:

A. Khối lượng vật liệu không đổi

B. Thành phần vật liệu không đổi

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 28. Phương pháp hàn sẽ tiết kiệm kim loại hơn so với:

A. Nối ghép bằng bulông – đai ốc

B. Nối ghép bằng đinh tán

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 29. Phương pháp hàn hồ quang tay có:

A. Kìm hàn

B. Que hàn

C. Vật hàn

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 30. Dao tiện cắt đứt có mấy loại góc?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

3. ĐỀ 3:

Câu 1/ Chú thích các chi tiết trong cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức? Hãy cho biết chi tiết nào đóng vai trò là động lực vận hành toàn bộ hệ thống?

Câu 2/ Điền vào chỗ trống để hoàn thành các khái niệm sau đây:

  1. Động cơ đốt trong là …(1)... , biến …(2)…. thành cơ năng. Quá trình …(3)….. nhiên liệu diễn ra ngay trong ……(4)…. của động cơ.
  2. Cấu tạo động cơ đốt trong chạy bằng xăng có….(5)…cơ cấu và …(6)… hệ thống
  3. Điểm chết của pittong là vị trí mà tại đó pittong…(7)…. chuyển động
  4. Hành trình của pittong (S) là …(8)…. mà pittong đi được giữa hai điểm chết.
  5. Vtp = ……(9)…..+…(10)…

Câu 3/ Trong nguyên lý làm việc của động cơ điêzen 4 kì, kì nào sinh ra công giúp động cơ hoạt động? Hãy trình bày diễn biến của kì đó, vẽ hình minh họa?

Câu 4/ Trong 3 trường hợp hoạt động của hệ thống bôi trơn cưỡng bức, trường hợp nào khi xảy ra sẽ ảnh hưởng xấu nhất đến động cơ? Vì sao?

Câu 5/ Trình bày cấu tạo của nhóm pittong?

Câu 6/ Theo em, điều khiển phương tiện giao thông như thế nào là an toàn và tiết kiệm nhiên liệu?

ĐÁP ÁN

CÂU

ĐÁP ÁN

1

1- Cacte dầu

2- Lưới lọc dầu

3- Bơm dầu

4- Van an toàn bơm dầu

5- Bầu lọc dầu

6- Van khống chế lượng dầu qua két

7- Két làm mát

8- Đồng hồ áp suất

9- Bề mặt ma sát

Bơm dầu là chi tiết đóng vai trò là động lực vận hành toàn bộ hệ thống bôi trơn

2

(1) động cơ nhiệt

(2) nhiệt năng

(3) đốt cháy

(4) xilanh

(5) 2

(6) 5

(7) đổi chiều

(8) quãng đường

(9) Vct

(10) Vbc

3

Kì cháy – dãn nở

Diễn biến:

- 2 xupap đóng kín

- Piitong đi từ ĐCT xuống ĐCD

- Quá trình đốt cháy sinh ra nhiệt, nhiệt biến thành công cơ học đẩy pittong từ ĐCT xuống ĐCD, dẫn động cho thanh truyền xuống trục khuỷu, truyền động ra bên ngoài làm chuyển động động cơ

Hình vẽ minh họa

4

Trường hợp áp suất dầu vượt quá giới hạn cho phép là nguy hiểm nhất

Giải thích:

Dầu không đến để bôi trơn các chi tiết, gây hư hỏng động cơ

5

Cấu tạo nhóm pittong:

Phần đỉnh: đỉnh bằng, đỉnh lồi, đỉnh lõm

Phần đầu: 2 rãnh xec-măng khí, 1 rãnh xec-măng dầu

Phần thân: lỗ chốt gắn với đầu nhỏ của thanh truyền

6

Cách lái xe an toàn:

  • Tuân thủ đèn báo, biển báo khi tham gia giao thông
  • Đội mũ bảo hiểm đạt chất lượng khi tham gia lưu thông bằng xe máy, xe đạp điện, xe máy điện

Cách tiết kiệm nhiên liệu:

  • Dừng đèn xe quá 30 giây nên tắt máy xe
  • Không tăng, giảm tốc độ đột ngột khi lái xe

4. ĐỀ 4

A. Trắc nghiệm  khách quan:

Câu 1: Ở động cơ 4 kì , động cơ làm việc xong 1 chu trình thì trục khuỷu quay :

A. 4 vòng                       B. 2 vòng                         C. 3 vòng                     D. 1 vòng

Câu 2: Hệ thống khởi động bằng động cơ điện sử dụng :

A. Động cơ điện xoay chiều                                 B. Động cơ điện 1 chiều

C. Động cơ điện xoay chiều 1 pha                       D. Động cơ điện xoay chiều 3 pha

Câu 3: Động cơ nào không có xupap ?

A. Xăng                         B. Điêzen                       C. 2 kì                            D. 4 kì

đúng lúc

Câu 4: Phần dẫn hướng cho pit-tông là phần :

A. Đỉnh pittông             B. Đầu pittông               C. Thân Pittong         D. Chốt pittông

Câu 5: Đối với động cơ điêzen kì nạp là nạp vào :

A. Hoà khí                     B. Xăng                         C. Dầu                           D. Không khí

Câu 6: Bộ phận nào có tác dụng ổn định áp suất của dầu bôi trơn

A. Van an toàn               B. Van  hằng nhiệt         C. Van khống chế          D. Van trượt

Câu 7: Tính chất đặc trưng về cơ học của vật liệu chế tạo cơ khí là :

A. Độ dẻo ,độ cứng                                              B. Độ cứng ,độ bền ,độ dẻo

C. Độ cứng , độ bền                                             D. Độ dẻo, độ bền .

Câu 8: Ở hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức, khi nhiệt độ của nước vượt quá giới hạn cho phép thì van hằng nhiệt sẽ :

A. Mở cả 2 đường để nước vừa qua két làm mát và vừa đi tắt về bơm

B. Đóng cả 2 đường

C. Mở 1 đường cho nước đi tắt về trước bơm

D. Mở 1 đường cho nước qua két làm mát ,sau đó về trước bơm

B. Trắc nghiệm tự luận:

Câu 1: Kể tên các thuật ngữ về ĐCĐT?

Câu 2: Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong Điêzn 4 kì?

ĐÁP ÁN

 A. Trắc nghiệm  khách quan 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

B

C

C

D

A

B

A

B. Trắc nghiệm tự luận:

Câu 1: Các thuật ngữ về ĐCĐT?

1. Điểm chết của pittông:

2. Hành trình pittông (S):

3. Thể tích toàn phần (Vtp )(cm3 hoặc lít):

4. Thể tích buồng cháy (Vbc) )(cm3 hoặc lít):

5. Thể tích công tác ( Vct) )(cm3 hoặc lít):

6. Ti số nén ( e):

7. Chu trình làm việc của động cơ:

8. Kì:

Câu 2 : Nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 4 kì:

a. Kì 1( Nạp):

- Pittông đi từ ĐCT xuống ĐCD, xupáp nạp mở, xu páp thải đóng.

- Áp suất trong xilanh giảm, không khí trong đường ống nạp qua cửa nạp đi vào xi lanh nhờ sự chênh lệch áp suất.

 Cuối kì 2 xu páp đều đóng.

b. Kì 2 ( Nén):

-  Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT, hai xupap đều đóng.

- Thể tích xilanh giảm, áp suất và nhiệt độ của khí trong xi lanh tăng. Cuối kì nén, vòi phun phun 1 lượng nhiên liệu điêzen với áp suất cao vào buồng cháy.

c. Kì 3 ( Cháy- Dãn nở):

 Pittông đi từ ĐCT xuống ĐCD, hai xupap đều đóng.

Nhiên liệu được phun tơi vào buồng cháy hoà trộn với khí nóng tạo thành hoà khí.Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ trong xilanh cao, hoà khí tự bốc cháy sinh ra áp suất cao, đẩy pittông đi xuống, qua thanh truyền làm trục khuỷu quay và sinh công.Vì vậy kì này còn được gọi là kì sinh công.

d.Kì 4( Thải):

- Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT, xupáp nạp đóng, xu páp thải mở. Khí đã cháy được thải ra ngoài qua cửa thải.

 Cuối kì xu páp xả đóng lại, xupap nạp mở ra, trong xilanh lại diễn ra một chu trình mới, “ Hút, Nén, Cháy- giãn nở, Xả”.

5. ĐỀ 5:

Câu 1: Nêu các tính chất đặc trưng của vật liệu?

Câu 2: Trình bày các chuyển động khi tiện?

Câu 3: Nguyên lí làm việc của động xăng 4 kì có gì khác so với động cơ điêzen 4 kì?

Câu 4:

a) Trình bày  nhiệm vụ và phân loại của cơ cấu phân phối khí.

b) Trình bày cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí. Có nên tháo yếm xe máy khi sử dụng không ? Tại sao?

c) Nêu các phương pháp khởi động động cơ. Hãy kể tên một số loại hệ thống khởi động trên những động cơ mà em biết.

Câu 5:

a) Trình bày sơ đồ cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống truyền lực trên ôtô.

b) Động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp có đặc điểm gì?

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu 1

 

a./ Độ bền:

  • ĐN: biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu.
  • Ý nghĩa: Là chỉ tiêu cơ bản của vật liệu.

b./ Độ dẻo:

  • ĐN: Biểu thị khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của vật liệu.
  • Ý nghĩa: Đặc trưng cho độ dẻo của vật liệu.

c./ Độ cứng:

  • ĐN: Khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt dưới tác dụng của lực.
  • Đơn vị đo độ cứng:
    • Brinen (HB):
    • Rocven (HRC):

Vicker (HV)

Câu 2

a. Chuyển động cắt:

- Phôi quay tròn.

- Dao chuyển động tịnh tiến.

b. Chuyển động tịnh tiến

- Chuyển động tịnh tiến dao ngang.

- Chuyển động tịnh tiến dao dọc

- Chuyển động tiến dao phối hợp

Câu 3

Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì tương tự như nguyên lí làm việc của đông cơ Diezen 4 kì, nhưng khác 2 điểm:

- Kì nạp: Khí nạp vào động cơ Diezen là không khí còn của động cơ xăng là hỗn hợp xăng – không khí do bộ chế hoà khí tạo ra.

Cuối kì nén: không phải nhiên liệu được phun vào buồng cháy mà là buzi bật tia lửa điện châm cháy hỗn hợp xăng – không khí.

 

Câu 4

a) *Nhiệm vụ:

Đóng mở các cửa nạp cửa thải đúng lúc để động cơ thực hiện quá trình nạp khí mới vào xilanh và thải klhí đã cháy ra ngoài .

*Phân loại:

- Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt.

- Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp:

b)-Cấu tạo của hệ thống làm mát bằng không khí chủ yếu là các cánh tản nhiệt được đúc bao ngoài thân xilanh và nắp máy.

  - Nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí: Khi động cơ lám việc , nhiệt từ các chi tiết bao quanh buồng cháy được truyền tới các cánh tản nhiệt rồi tnr ra không khí.

 - Không nên thao yếm xe may khi sử dụng vì sẽ làm giảm khả năng làm mát của hệ thống

c)các phương pháp khởi động động cơ

+Khởi động bằng tay.

- Dùng tay quay.

- Dùng bàn đạp.

- Dùng dây.

* Sử dụng cho động cơ có công suất nhỏ.

* Không an toàn cho người vận hành.

+Khởi động bằng động cơ điện.

* Sử dụng cho động cơ nhỏ, vừa.

* Dễ khởi động, an toàn cho người sử dụng.

+Khởi động bằng động cơ xăng phụ.

* Dùng cho động cơ điêzen có công suất trung bình và lớn.

* Dễ khởi động, an toàn cho người sử dụng.

+Khởi động bằng khí nén.

- Dùng khí nén đưa vào xilanh để làm quay trục khuỷu.

* Dùng cho động có công suất trung bình và lớn.

 Kể tên một số loại hệ thống khởi động trên những động cơ mà em biết ví dụ: trên xe máy có Khởi động bằng tay là dùng bàn đạp và khởi động bằng động cơ điện…

Câu 5

a) Sơ đồ cấu tạo:

Nguyên lí làm việc: Khi động cơ làm việc nếu li hợp đóng , momen quay sẽ được truyền từ động cơ qua hộp số, truyền lực các đăng. truyền lực chính và bộ vi sqai tới bánh xe chủ động làm xe chuyển động

b)Đặc điểm của động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp

Động cơ đốt trong trên máy nông nghiệp thường là động cơ điêzen, có những đặc điểm sau:

-  Công suất không lớn.

-  Có tốc độ quay trung bình.

-  Làm mát bằng nước.

-  Khởi động bằng tay hoặc động cơ phụ (động cơ xăng).

- Hệ số dự trữ công suất lớn

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Công nghệ 11 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Khuyến có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Ngoài ra, các em có thể thử sức với đề thi online tại đây:

Chúc các em học tập tốt !

 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF