Học247 mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Thoại Ngọc Hầu dưới đây. Với tài liệu này các em sẽ nắm được những dạng câu hỏi đọc hiểu gồm 4 cấp độ: Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng - Vận dụng cao. Trong đó mức độ nhận biết, thông hiểu là dễ nhất. Ví dụ như xác định phương thức biểu đạt, tìm biện pháp tu từ. Bên cạnh đó, tài liệu này còn cung cấp cho các em những dạng đề viết văn thường gặp. Mời các em cùng tham khảo nhé!
TRƯỜNG THPT THOẠI NGỌC HẦU |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 10 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc dữ liệu dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Bạn nói những gì, làm điều gì, cảm thấy như thế nào - tất cả đều có nguồn gốc từ trong tâm trí bạn, và bắt đầu chỉ bằng một ý nghĩ.
Suy nghĩ của chúng ta cũng giống như những hạt giống, mỗi suy nghĩ sẽ đơm hoa kết trái để tạo ra một hương vị riêng biệt. Suy nghĩ có thể là sự sáng tạo hay phá hủy, yêu thương hay thù hận, nâng đỡ hay vùi dập. Khi chúng ta hiểu và học cách kiểm soát những ý nghĩ của bản thân thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn. Suy nghĩ tích cực dạy chúng ta cách hành động thay vì phản ứng;“hướng dẫn”cuộc đời ta thay vì để cho hành vi của người khác, những trải nghiệm quá khứ, hay hoàn cảnh hiện tại điều khiển tinh thần của ta.
Theo tính toán, mỗi người trung bình có khoảng 30.000 - 50.000 ý nghĩ mỗi ngày. Một tâm trí đang trong tình trạng stress sẽ tạo ra nhiều ý nghĩ hơn, có thể lên đến 80.000 ý nghĩ. Hẳn bạn đã từng rơi vào trạng thái căng thẳng thần kinh vì gặp phải một sự kiện đột ngột xảy ra trong đời, lúc đó có đến hàng ngàn ý nghĩ chạy dồn dập trong đầu bạn.
Tâm trí chúng ta có một khả năng rất lớn, làm việc không ngừng nghỉ ngay cả khi ngủ. Như đã nói, suy nghĩ chính là hạt giống cho những hành động và cảm xúc. Vì vậy, bằng cách tạo nên những suy nghĩ tích cực và lành mạnh, chúng ta đã kích hoạt tiềm năng tích cực của chính mình.
(Frederic Labarthe, Anthony Strano -Tư duy tích cực, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2014, trang 20-21)
Câu 1. Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong câu: “Suy nghĩ của chúng ta cũng giống như những hạt giống, mỗi suy nghĩ sẽ đơm hoa kết trái để tạo ra một hương vị riêng biệt”. (0.5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, ý nghĩ phụ thuộc như thế nào vào trạng thái tinh thần của con người? (0.5 điểm)
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Khi chúng ta hiểu và học cách kiểm soát những ý nghĩ của bản thân thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn”? (1.0 điểm)
Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với quan điểm “suy nghĩ chính là hạt giống cho những hành động và cảm xúc” không? Vì sao? (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1.(2.0 điểm)
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: Suy nghĩ tích cực.
Câu 2.(5.0 điểm)
Trong vai nhân vật An Dương Vương (truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy), anh/hị hãy kể lại đoạn truyện từ khi nhà vưa xây thành, chế nỏ đến khi cùng Mị Châu lên ngựa chạy về phương Nam. Tưởng tượng và viết tiếp đoạn kết khác cho câu chuyện.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
PHẦN I:
Câu 1:
- Biện pháp tu từ so sánh (giống như), ẩn dụ (đơm hoa kết trái)
(Học sinh xác định được một trong hai phép tu từ nêu trên)
Câu 2:
Ý nghĩ phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái tinh thần của con người:
- Khi bình thường, mỗi người có khoảng 30.000 - 50.000 ý nghĩ trong ngày;
- Khi stress, mỗi người có đến hàng ngàn, hàng chục ngàn ý nghĩ.
Câu 3:
Vì: Khi hiểu và kiểm soát những ý nghĩ, chúng ta sẽ làm chủ được lời nói, hành động, cảm xúc; không vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Từ đó, chúng ta có được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn.
Câu 4:
Thí sinh có thể trả lời nhiều cách khác nhau, miễn sao phù hợp với yêu cầu của đề và các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Sau đây là các gợi ý:
- Đồng ý. Vì, suy nghĩ của con người biểu hiện cụ thể qua lời nói, hành động và cảm xúc.
- Không đồng ý. Vì, trong đời sống con người, có lúc lời nói, việc làm, cảm xúc bề ngoài không giống với ý nghĩ bên trong.
- Vừa đồng ý vừa không đồng ý: Thông thường, trong đời sống con người, nghĩ sao nói vậy, song cũng có nhiều lúc, không ít người, nghĩ một đằng làm một nẻo.
PHẦN II: LÀM VĂN
Câu 1:
- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Song cần đạt các ý sau đây:
+ Suy nghĩ tích cực là tư duy theo chiều hướng lạc quan, tin tưởng, thấy được phương hướng, kết quả giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống.
+ Suy nghĩ tích cực có tác dụng và ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần, định hướng hành động đúng đắn cho mỗi người.
+ Thiếu suy nghĩ tích cực, con người dễ rơi vào trạng thái bi quan, bế tắc.
+ Để có suy nghĩ tích cực, mỗi người cần rèn luyện thói quen tư duy, nâng cao kiến thức, tích cực trải nghiệm, luôn giữ tinh thần lạc quan…
+ Hãy học cách suy nghĩ tích cực để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân.
---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Phần 1: Đọc - hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi “làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?”. Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này lại thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lí cả một quốc gia rộng lớn trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lí thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.
(Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013)
Câu 1: Nội dung chính của văn bản trên?
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: Thời gian là thứ duy nhất không thể mua được?
Câu 4: Hãy đề xuất giải pháp giúp mỗi người quản lí thời gian một cách hiệu quả.
Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)
Ở một bãi biển (tỉnh Thanh Hóa), người ta tìm thấy một phiến đá hình người cụt đầu. Nhân dân cho rằng đó là ngọc thạch do xác Mị Châu hóa thành nên đã “rước nàng” về đặt trong am thờ Mị Châu ở khu di tích Cổ Loa (Hà Nội ngày nay). Liên quan đến câu chuyện này, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:
…Người dân nào xưa đưa em về đây
Như muốn nhắc một điều gì…
(Trước đá Mị Châu, Trần Đăng Khoa)
Theo anh/chị, qua kết cục bi thảm của Mị Châu trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, tác giả dân gian muốn nhắc một điều gì với hậu thế?
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Phần 1: Đọc - hiểu
Câu 1:
Nội dung chính: Khi bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.
Câu 2:
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 3:
- Thời gian là thứ tài sản quý báu mà tạo hóa đã chia đều cho mỗi người. Không có điều gì có thể khiến thời gín thay đổi. Mỗi ngày không thể dài hơn 24 tiếng, một năm không thể nhiều hơn 365 ngày.
Câu 4:
* Gợi ý
- Xác định rõ mục tiêu cuộc sống (ngắn hạn và dài hạn).
- Lập kế hoạch cá nhân (thời gian biểu ngày, tuần, tháng…).
- Hình thành thói quen ghi chép công việc cần làm theo thứ tự ưu tiên…
- Học sinh có thể lựa chọn các phương án trả lời khác. Giám khảo chấm điểm dựa trên mức độ hợp lí của câu trả lời.
---(Đáp án chi tiết những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc bài ca dao dưới dây và thực hiện các yêu cầu:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
(SGK Ngữ văn 10, tập một, trang 83, NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên?
Câu 2. Chỉ ra các phép tu từ được sử dụng trong bài ca dao và nêu tác dụng của các phép tu từ đó?
Câu 3. Cho biết nghĩa của từ “thân” trong bài ca dao trên? Tìm thêm hai bài ca dao có mô-típ mở đầu bằng từ “thân em”?
Câu 4. Nội dung của bài ca dao trên là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ ý nghĩa của bài ca dao trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện nay.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Cảnh ngày hè của tác giả Nguyễn Trãi
Rồi hóng mát thưở ngày trường,
Hòe đục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương,
Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
(SGK Ngữ văn 10, tập một, trang 118, NXB Giáo dục Việt Nam)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
* Phương pháp: Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, chính luận, hành chính – công vụ.
Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.
* Cách giải:
- Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
Câu 2:
* Phương pháp: Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học
* Cách giải:
Các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao
- So sánh: "Thân em như tấm lụa đào"
- Ẩn dụ: "Tấm lụa đào"
- Câu hỏi tu từ: "Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?"
- Tác dụng:
+ Gợi vẻ đẹp và thân phận bấp bênh của người phụ nữ trong xã hội cũ…
+ Tăng tính gợi hình, gợi cảm cho bài ca dao…
Câu 3:
* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
* Cách giải:
- Nghĩa của từ “thân” trong bài ca dao:
Chỉ thân phận (số phận, cuộc đời…) người phụ nữ, nhấn mạnh nỗi xót xa buồn tủi, ngậm ngùi…
- Tìm thêm hai bài ca dao có mô – típ mở đầu bằng từ “thân em”:
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Thân em như hạt mưa sa
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
Câu 4:
* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
* Cách giải:
Nội dung của bài ca dao: Phản ánh số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, ý thức rất rõ về bản thân nhưng không tự quyết định được tương lai hạnh phúc của mình…
II. LÀM VĂN
Câu 1:
Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách viết đoạn văn, đoạn văn hoàn chỉnh, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, đảm bảo dung lượng như yêu cầu của đề.
Yêu cầu về kiến thức:
- Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện nay.
- Trình bày đúng nội dung kiến thức cần thiết của một đoạn văn nghị luận. Bộc lộ suy nghĩ riêng của bản thân nhưng phải có thái độ nghiêm túc, tình cảm chân thật, phù hợp với thực tiễn và quan điểm đạo đức xã hội.
Sau đây là một số gợi ý:
- Xã hội hiện nay:
+ Nam nữ bình quyền…
+ Người phụ nữ được trân trọng không chỉ ở vẻ đẹp hình thức mà còn ở phẩm chất bên trong: nhẫn nại, chịu thương, chịu khó, đảm đang tháo vát… năng động sáng tạo…
+ Không chỉ biết nội trợ, chăm lo cuộc sống gia đình mà còn tham gia các hoạt động xã hội, phát huy hết khả năng của mình…
+ Chủ động quyết định tương lai hạnh phúc của mình…
Câu 2:
Yêu cầu chung:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Yêu cầu nội dung:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Trãi không chỉ là một bậc anh hùng dân tộc mà còn là một nhà văn hóa lớn, một danh nhân văn hóa thế giới. Ông đã để lại cho đời một sự nghiệp văn học vô cùng phong phú trong cả hai mảng văn chính luận và thơ trữ tình.
- Bài thơ Cảnh ngày hè là một trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Trãi. Bài thơ nằm trong phần Bảo kính cảnh giới và là bài thơ số 43.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. Đọc hiểu: (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt.
Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Chẳng hạn vì thói quen hút thuốc lá, nên cũng có thói quen gạt tàn bừa bãi ra khỏi nhà, cả trong phòng khách lịch sự, sạch bong. Người biết lịch sự thì còn sửa một chút bằng cách xin chủ nhà cho mượn cái gạt tàn.
Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường… Thói quen này thành tệ nạn… Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác… Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến cho nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề.
Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm.
Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên, mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)
Câu 1. Trong văn bản trên có những phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Nội dung của văn bản là gì? (1 điểm)
Câu 3. Anh/ chị tự nhận thấy mình có thói quen tốt, thói quen xấu nào? (0,5 điểm)
Câu 4. Trong khoảng 7 dòng, hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về một thói quen tốt mà mọi người đều cần có. (1 điểm)
II. Làm văn: (7 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Nhàn.
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
(Sách Ngữ Văn 10, tập một, Chương trình chuẩn, trang 129)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. Đọc hiểu
Câu 1:
- Các phương thức biểu đạt có trong văn bản: Nghị luận, tự sự
Câu 2.
- Bàn luận về thói quen tốt và thói quen xấu.
Câu 3.
- Kể ra được 1 thói quen tốt, 1 thói quen xấu.
Câu 4.
- Nêu ra một thói quen tốt, lý giải một cách thuyết phục vì sao mọi người cần có và cách thức để rèn luyện và giữ gìn thói quen tốt đó.
II. Làm văn
Yêu cầu chung:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Yêu cầu nội dung:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhân vật nổi tiếng thời kì trung đại Việt Nam. Ông là người có học vấn uyên thâm, có nhiều học trò nổi tiếng nên được người đời suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử. Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ ông mang đậm chất triết lý, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội.
- Nhàn là bài thơ Nôm nổi tiếng trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi.
---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)
Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Thêm một tuổi đời, vậy là cái tuổi ba mươi đâu còn xa nữa. Vài năm nữa thôi mình sẽ trở thành một chị cán bộ già dặn đứng đắn. Nghĩ đến đó mình thoáng thấy buồn. Tuổi xuân của mình đã qua đi trong lửa khói, chiến tranh đã cướp mất hạnh phúc trong tình yêu và tuổi trẻ. Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi? Nhưng… tuổi hai mươi của thời đại này đã phải dẹp lại những ước mơ hạnh phúc mà lẽ ra họ phải có…
(Nhật kí Đặng Thùy Trâm – NXB Hội Nhà Văn, 2005)
Câu 1: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào, thể hiện ở dạng gì? Nêu các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ đó. (1,0 điểm)
Câu 2: Văn bản trên diễn tả tâm sự gì của tác giả? (1,0 điểm)
Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên và nêu tác dụng. (1,0 điểm)
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Từ việc đọc hiểu văn bản trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 15 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về nội dung: "Sống để tuổi thanh xuân có ý nghĩa"
Câu 2: (5.0 điểm)
“Thuật hoài là lời tự nói với mình về ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc của tác giả. Đó là tình cảm, ý chí, khí phách người anh hùng thời Trần”.
Qua việc phân tích bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
- Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (khẩu ngữ); thể hiện ở dạng viết
- Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: tính cụ thể, tính cảm xúc và tính cá thể
Câu 2:
Đó là tâm sự của một bác sĩ trẻ giữa chiến trường ác liệt trong thời khắc của năm mới. Một tâm sự tiếc nuối tuổi thanh xuân nhưng cũng sẵn sàng hiến dâng tuổi xuân.
Câu 3:
Các biện pháp tu từ được sử dụng là:
- Câu hỏi tu từ: "Ai lại không tha thiết với mùa xuân", "Ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi?"
- Phép điệp ngữ: "Ai lại không…"
=> Tác dụng: Nhấn mạnh, khẳng định và làm nổi bật khát vọng, sự tha thiết với mùa xuân, với tuổi trẻ ở mỗi người.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
a. Nêu vấn đề
b. Giải thích vấn đề
- Sống là một hành trình mà mỗi con người đều trải qua.
- Tuổi thanh xuân là quãng thời gian tươi đẹp của mỗi con người, đó chính là tuổi trẻ.
=> Sống để tuổi thanh xuân có ý nghĩa là sống hết mình, cháy hết mình ở quãng đời tuổi trẻ.
c. Phân tích, bàn luận vấn đề
- Sống thế nào để tuổi thanh xuân có ý nghĩa?
+ Sống một cách đầy nhiệt huyết, luôn khao khát theo đuổi những giá trị/ những ước mơ chính đáng mà mình mong muốn
+ Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội
+ Biết tạo dựng cho mình một cuộc đời ý nghĩa và sống đẹp
- Nếu không sống một tuổi thanh xuân có ý nghĩa thì sao?
+ Bản thân sẽ bỏ qua những cơ hội phát triển
+ Khi năm tháng qua đi sẽ phải tiếc nuối vì mình đã sống hoài, sống phí
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 Trường THPT Thoại Ngọc Hầu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !