YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Gia Định

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh cùng tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Gia Định. Với tài liệu này, các em sẽ biết cách làm bài tập về phần Đọc hiểu, viết được bài văn nghị luận văn học hay và sáng tạo nhất. Chúc các em sẽ đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 10

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi bên dưới: 

Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi, bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!

(Tục ngữ và ca dao Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999) 

Câu 1: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản. (1,0 đ) 

Câu 2: Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của nó trong hai câu thơ: (1,0 đ) 

Cày đồng đang buổi ban trưa,

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Câu 3: Nêu thông điệp được rút ra từ văn bản (1,0 đ). 

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Vẻ đẹp của lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ cùng tên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 

Câu 1: 

- Xác định thể thơ của văn bản: lục bát.

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

Câu 2: 

- Xác định biện pháp tu từ: so sánh. 

- Nêu tác dụng: So sánh mồ hôi thánh thót như mưa, người nông dân đã muốn diễn tả cụ thể nỗi khó nhọc, vất vả của công việc mình làm. Bên cạnh đó từ láy thánh thót gợi lên hình ảnh từng giọt mồ hôi rơi xuống liên tục, giọt ngắn giọt dài; cách dùng từ ngữ, hình ảnh một cách cụ thể sinh động, gợi hình, gợi cảm. 

Câu 3: Thông điệp của văn bản: Hãy nhớ và biết ơn những người nông dân đã vất vả cực nhọc để làm nên hạt gạo nuôi sống mọi người. 

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận Vẻ đẹp của lối sống nhàn.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

PHẦN I: ĐỌC HIỂU 

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: 

Thời gian như chuyến tốc hành

Mang theo lá đỏ và anh trở về

Tóc xanh vừa lỗi lời thề

Thoắt thành mây trắng cuối hè bay ngang

Ngu ngơ chạm phải ao làng

Sen chưa kịp hái đã tàn trên tay

Trái đất ơi, ngược vòng quay

Cho ta nhặt lại cái ngày đầu tiên.

(Bài Thơ Thời Gian, PGS.TS Lê Quốc Hán, Tuyển tập Thơ lục bát Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, 1994) 

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên? 

Câu 2: Những từ ngữ chỉ màu sắc trong bài thơ có tác dụng gì? 

Câu 3: Cảm nhận của anh/chị về những câu thơ sau: 

Ngu ngơ chạm phải ao làng

Sen chưa kịp hái đã tàn trên tay

Trái đất ơi, ngược vòng quay

Cho ta nhặt lại cái ngày đầu tiên

Phần II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Cảm hứng nhân đạo trong bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du. 

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

PHẦN I: ĐỌC HIỂU 

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật.

Câu 2: 

- Những từ chỉ màu sắc: lá đỏ, tóc xanh, mây trắng. 

- Tác dụng: Gợi sự mong manh, héo tàn trước thời gian của tuổi trẻ, tình yêu, cái đẹp.  

Câu 3: HS có thể cảm nhận theo một trong những ý sau: 

- Khi nhận ra quy luật khắc nghiệt, tất yếu của thời gian, trong một thái độ chấp nhận và tự chủ, con người bỗng nhiên có cảm giác thư thái, nhẹ nhõm. 

- Biết trân quý từng phút giây của sự sống để có thái độ sống tích cực trong cuộc đời.

Phần II: LÀM VĂN (7,0 điểm) 

* Yêu cầu chung: HS hiểu vấn đề, có ý thức bám sát nội dung của một bài văn nghị luận văn học. 

* Yêu cầu cụ thể: 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh sáng tạo (0,5 điểm): Bài làm rõ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài; trong đó, phần thân bài phải có sự tách ý, chuyển ý rõ ràng, hợp lí, kể chuyện hợp logic. 

b. Xác định đúng vấn đề cần thuyết minh (0,5 điểm): cảm nhận về cảm hứng nhân đạo trong tác phẩm Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du. 

c. Chia vấn đề cần thuyết minh thành các luận điểm phù hợp (5,0 điểm): HS có thể cảm nhận cảm hứng nhân đạo của bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí theo nhiều cách khác nhau, nhưng đáp ứng được những nội dung như sau: 

+ Triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: Tài hoa bạc mệnh, tài mệnh tương đố, hồng nhan đa truân... → Sự xót xa cho những người vì sắc vì tài mà bị hủy hoại. 

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Mẹ!

Có nghĩa là duy nhất

Một bầu trời

Một mặt đất

Một vầng trăng

Mẹ không sống đủ trăm năm

Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát […]

(1) Mẹ!

Có nghĩa là ánh sáng

Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim

Mẹ!

Có nghĩa là mãi mãi

Là cho - đi - không - đòi lại - bao giờ… (2)

(Trích Ngày xưa có mẹ, Thanh Nguyên) 

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.

Câu 2. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ chính sử dụng trong khổ (1) của đoạn trích.

Câu 3. Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu thơ:“Mẹ!/ Có nghĩa là ánh sáng/ Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim” 

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hào khí Đông A được thể hiện trong bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão. 

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Câu 1. 

- Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật 

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

Câu 2. 

- Biện pháp tu từ chính: Phép điệp/ Điệp từ. (“một”, “mẹ”, “có nghĩa là”)

- Tác dụng: Khẳng định sự duy nhất và tầm quan trọng không thể thay thế của mẹ đối với cuộc đời con, cũng giống như trời đất, trăng sao – “chỉ có một trên đời”. 

Câu 3. 

- Mẹ mang cho con “ánh sáng”, đó là niềm tin, tình yêu thương dẫn lối cuộc đời con. 

- Mẹ thắp sáng đời con bằng “máu con tim”, bằng tấm lòng bao la và vĩnh cửu của người. Khẳng định: Tình mẹ bao giờ cũng cao cả, lớn lao, không gì đo đếm được.  

- Tiếng gọi “mẹ!” sẽ mãi mãi sống cùng năm tháng với con, sẽ không bao giờ tắt được trên thế gian khi tình cảm của con vẫn luôn dành cho mẹ với niềm kính trọng, yêu thương mãi mãi bất diệt với thời gian. Lưu ý: HS có thể trình bày theo cách của mình, chỉ cần hợp lý và thuyết phục thì chấm vẫn tối đa điểm. 

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hào khí Đông A trong tác phẩm Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

- Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão và tác phẩm Tỏ lòng. 

- Hoàn cảnh sáng tác: Tương truyền bài thơ được sáng tác trước cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần 2, lúc đó Phạm Ngũ Lão cùng một số tướng lĩnh được cử đi trấn giữ biên cương. 

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: 

Tổ quốc là tiếng mẹ

Ru ta từ trong nôi

Qua nhọc nhằn năm tháng

Nuôi lớn ta thành người

 

Tổ quốc là mây trắng

Trên ngút ngàn Trường Sơn

Bao người con ngã xuống

Cho quê hương mãi còn

 

Tổ quốc là cây lúa

Chín vàng mùa ca dao

Như dáng người thôn nữ

Nghiêng vào mùa chiêm bao

...

Tổ quốc là tiếng trẻ

Đánh vần trên non cao

Qua mưa ngàn, lũ quét

Mắt đỏ hoe đồng dao

 

Tổ quốc là câu hát

Chảy bao miền sông quê

Quan họ rồi ví dặm

Nước non xưa vọng về

 

Tổ quốc là tiếng mẹ

Trải bao mùa bão giông

Thắp muôn ngọn lửa ấm

Trên điệp trùng núi sông...

 (Tổ quốc là tiếng mẹ, trích Tổ quốc nhìn từ biển, Nguyễn Việt Chiến, NXB Phụ nữ, 2015) 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? (1,0 điểm) 

Câu 2: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn trích? (1,0 điểm) 

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn 5 – 7 dòng, nêu cảm nhận của anh/chị về ý kiến “Tổ quốc là tiếng mẹ” trong đoạn trích? (1 điểm) 

---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Phần I: (3,0 điểm) 

Cho đoạn văn sau:

Thêm một tuổi đời, vậy là cái tuổi ba mươi đâu còn xa nữa. Vài năm nưa thôi mình sẽ trở thành một chị cán bộ già dặn đứng đắn Nghĩ đến đó mình thoáng thấy buồn. Tuổi xuân của mình đã qua đi trong lửa khói, chiến tranh đã cướp mất hạnh phúc trong tình yêu và tuổi trẻ. Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đới còn ở tuổi hai mươi? Nhưng… tuổi hai mươi của thời đại này đã phải dẹp lại những ước mơ hạnh phúc mà lẽ ra họ phải có…”

(Nhật kí Đặng Thùy Trâm – NXB Hội Nhà Văn, 2005)

Câu 1: Đoạn văn trên diễn tả tâm sự gì của tác giả?

Câu 2: Trong hai câu văn: Ai lại không tha thiết với mùa xuân? Ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi 20? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào ? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 3: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

Câu 4: Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nội dung: Sống để tuổi thanh xuân có ý nghĩa?

Phần II: (7,0 điểm) 

Cảm nhận bài thơ “Nhàn” của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Một mai, một cuốc, một cần câu,

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

(SGK Ngữ văn 10, NXB Giáo dục 2006) 

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Phần I: (3,0 điểm) 

Câu 1: Đó là tâm sự của một bác sĩ trẻ giữa chiến trường ác liệt trong thời khắc của năm mới. Một tâm sự tiếc nuối tuổi thanh xuân nhưng cũng sẵn sàng hiến dâng tuổi xuân.

Câu 2: 

- Hai câu: Ai lại không tha thiết với mùa xuân? Ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắ và đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi? sử dụng câu hỏi tu từ. 

- Mục đích: Nhấn mạnh, khẳng định và làm nổi bật khát vọng, sự tha thiết với mùa xuân, với tuổi trẻ ở mỗi người.

Câu 3: Đoạn văn chủ yếu sử dụng phương pháp tự sự kết hợp với biểu cảm.

Câu 4: 

* Yêu cầu về nội dung: Trình bày suy nghĩ của Anh (chị) về nội dung: Sống để tuổi thanh xuân có ý nghĩa? Bài làm của học sinh phải ngắn gọn súc tích. Phải khẳng định được  vẻ đẹp của mùa xuân , ý nghĩa của tuổi trẻ. Từ đó nhận thức và hành động đúng đắn để sống có ích, tận hưởng và tận hiến cho cuộc đời.

* Yêu cầu về phương pháp:

- Học sinh có thể linh hoạt trong việc diễn đạt nội dung trên. 

- Bố cục đầy đủ , có sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận.

- Hành văn rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả.

Phần II: (7,0 điểm) 

1. Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm: (Câu 1 và 2, câu 5 và 6).

- Cuộc sống thuần hậu:

+ Hiện lên trong câu thơ là một “lão nông tri điền” với những công cụ lao động quen thuộc: mai, cuốc, cần câu.

+ Cách dùng số tính đếm rành rọt “Một…, một…, một…” cho thấy tất cả đã sẵn sàng chu đáo.

+ Việc một Trạng Trình danh tiếng lẫy lừng trở về với đời sống bình dị, dân dã: đào ao, cuốc đất cũng là một sự ngông ngạo trước thói đời. Ngông ngạo mà vẫn thuần hậu, nguyên thủy; “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào” đạm bạc mà không khắc khổ, vẫn thanh cao.

- Cuộc sống thanh cao: (Câu 5 và 6)

+ Sự đạm bạc là những thức ăn quê mùa, dân dã: măng trúc, giá đỗ; sinh hoạt bình dị như mọi người dân quê: tắm hồ, tắm ao.

+ Hai câu thơ mà có một bộ tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với bốn mùa: xuân – hạ – thu – đông; có mùi vị có hương sắc, không nặng nề, không ảm đạm. Vì vậy cuộc sống đạm bạc nhưng thanh cao trong sự trở về, hoà hợp với thiên nhiên.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 Trường THPT Gia Định. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON