YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Phú Nhuận

Tải về
 
NONE

Xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 10 tài liệu Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Phú Nhuận dưới đây. Với tài liệu này các em sẽ biết cách giải đề thi Học kì 1 phần Đọc hiểu và Làm văn đạt điểm cao. Bên cạnh đó, tài liệu này còn giúp các em hệ thống hóa được những kiến thức chính cần nắm của môn Ngữ văn 10 trong Học kì 1. Mời các em cùng Học247 tham khảo nhé!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT PHÚ NHUẬN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 10

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3

Đọc văn bản:

Trong đời sống chúng ta, thứ tài sản thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất là nước. Trong ý thức nhiều người, nước là thứ trời sinh, có thể sử dụng “vô tư” “xả láng”, không cần giữ gìn gì hết! Nhưng đó là nhầm lẫn lớn của một tầm mắt hạn hẹp

Các nhà khoa học đã cho biết nước ngọt trên trái đất này là có hạn. Tổng số nước ngọt trên trái đất ước tính chỉ có chưa đến một tỉ ki lo mét khối. Số nước đó được coi là đủ cho năm 1990 khi nhân loại có 3 tỉ người. Dự kiến đến năm 2025 nhân loại sẽ thêm ba tỉ người nữa, thành sáu tỉ người thì nguồn nước lấy đâu cho đủ?

Trên thế giới không phải nước nào cũng may mắn được trời cho đủ nước ngọt để dùng. Nước Xinh - ga - po hoàn toàn không có nước ngọt, phải mua nước của Ma - lai - xi - a về chế biến. Một số nước ở Cận Đông cũng xảy ra tranh chấp về nguồn nước. Trong khi đó, công nghiệp càng phát triển thì lượng nước dùng trong công nghiệp càng nhiều, nước thải công nghiệp càng làm cho sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm, làm giảm lượng nước ăn, chăn nuôi và trồng trọt.

Liên hợp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt, chống ô nhiễm, .... Chúng ta hãy tiết kiệm nước, giữ gìn nước cho chúng ta và cho mai sau

(Theo Thanh Ba, báo Nhân dân Chủ nhật)

b. Thực hiện các yêu cầu sau:

1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?(1,0 điểm)

2. Anh (chị) hãy đặt nhan đề cho văn bản trên? (1,0điểm)

3. Tác giả đã bày tỏ thái độ gì đối với hiện tượng được đề cập đến?(1,0 điểm)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi được thể hiện trong bài thơ “Cảnh ngày hè”.

Rồi hóng mát thuở ngày trường,

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

 (Theo Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II- Văn học thế kỉ X- thế kỉ XVII)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I. Đọc hiểu (3điểm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là: Nghị luận

- Điểm 1: Trả lời đúng theo cách trên

- Điểm 0:Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 2. Văn bản trên tác giả đề cập đếnvấn đề : xin đừng lãng phí nước

Mỗi học sinh có thể đặt nhan đề khác nhau miễn là phù hợp với nội dung văn bản.

- Điểm 1:Đặt nhan đề phù hợp

- Điểm 0: Đặt nhan đề không phù hợp nội dung hoặc không đặt được nhan đề

Câu 3. Thái độ của tác giả đối với hiện tượng được đề cập đến là:lo lắng, trăn trở , kêu gọi hành động.

- Điểm 1: Trả lời đúng ý trên

- Điểm 0,5: Trả lời chưa đầy đủ

- Điển 0: Trả lời sai hoặc chưa trả lời

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập Học247 để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

A. PHẦN ĐỌC - HIỂU (2 điểm):

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

“Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi. Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện.Cải sợ kém thế lót trước cho thầy lí năm đồng. Khi xử kiện thầy lí nói :

- Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.

Cải vội xòe tay năm ngón, ngảng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm:

- Xin xét lại , lẽ phải về con mà!

Thầy lí cũng xòe năm ngón tay trái úp lên trên năm ngón tay mặt nói :

- Tao biết mày phải nhưng nó phải bằng hai mày”

 (Theo tiếng cười dân gian Việt Nam)

Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?

Câu 2 (0,5điểm): Hành động xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt có ý nghĩa gì?

Câu 3 (1 điểm): Từ “phải” trong văn bản có  ý nghĩa gì? Tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật nào qua từ “phải”?

B. PHẦN LÀM VĂN: (8 điểm)

Câu 1. Nghị luận xã hội: (2 điểm)

Suy nghĩ về nhường nhịn trong cuộc sống con người.

Câu 2. Nghị luận văn học: (6 điểm)

Nêu cảm nhận của em về nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

A. PHẦN ĐỌC - HIỂU:

Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt tự sự

Câu 2 (0,5 điểm): Hành động xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt có nghĩa là : số tiền bỏ ra phải gấp đôi

Câu 3 (1 điểm): “Phải” một là lẽ phải, cái đúng

“Phải” hai : bắt buộc, là số tiền cần phải có

Nghệ thuật : chơi chữ

B. PHẦN LÀM VĂN TỰ SỰ (8 điểm):

1. Nghị luận xã hội: (2 điểm)

Viết đoạn văn khoảng 100 chữ

- Nội dung: Cần đảm bảo các ý sau:

+ Nhường nhịn được coi là phương châm đối nhân xử thế hàng ngày.

+ Đức tính nhường nhịn được thể hiện ở một con người điềm đạm khoan dung vị tha và họ luôn được  mọi người yêu quý nhưng rất kính trọng.

+ Nhường nhịn có nghĩa là cảm thông thông cảm và tha thứ cho nhau. 

+ Người biết suy xét kĩ biết nhường nhịn sẽ giúp họ làm chủ được mình “một điều nhịn là chín điều lành”. Họ có những lời nói cử chỉ hành động nhẹ nhàng từ tốn.

2. Nghị luận văn học: (6 điểm) Văn Biểu cảm

1. Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm bài văn biểu cảm

- Kết cấu rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trong sáng ; có chính kiến, có tính biểu cảm. Hạn chế tối đa các lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu…

- Chữ viết rõ ràng, bài sạch sẽ.

2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được các nội dung cơ bản sau:

- Tấm tiêu biểu cho phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương, chịu khó, siêng năng, chăm chỉ,...

- Số phận bất công đã để cho cô Tấm nết na hiếu thảo sớm phải sống cảnh mồ côi, sớm phải chịu đựng những đày đoạ hành hạ của cuộc sống "Mẹ ghẻ con chồng".

- Nhưng đôi khi ta lại lại bắt gặp hình ảnh cô Tấm quá yếu ớt, thụ động.

---(Nội dung đầy đủ của phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập Học247 để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào của văn học dân gian Việt Nam?

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 3. 

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Hai câu cuối nhắc nhở bổn phận làm con phải như thế nào với cha mẹ?

Câu 4. Hãy nêu nội dung, ý nghĩa của văn bản trên.

Câu 5. Xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 6. Qua văn bản tác giả dân gian muốn truyền đạt đến thông điệp gì cho chúng ta?. Vì sao?

II. Làm văn (6,0 điểm)

Phân tích bài thơ "Cảnh ngày hè" (Bảo kính cảnh giới, số 43) của Nguyễn Trãi.

Rồi hóng mát thuở ngày trường,

Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

(Theo Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II - Văn học thế kỉ X - thế kỉ XVII, Sđđ)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Đọc hiểu

Câu 1

Văn bản trên thuộc thể loại ca dao của văn học dân gian Việt Nam

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời không đúng thể loại: không cho điểm.

Câu 2

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là Biểu cảm.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời không đúng phương thức biểu đạt: không cho điểm.

Câu 3

Hai câu cuối nhắc nhở bổn phận làm con phải:

- Phải thực sự biết ơn và bày tỏ thái độ kính mến đối với cha mẹ.

-  Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.

Câu 4

Nội dung, ý nghĩa bài ca dao: Bài ca dao trên ca ngợi công ơn lớn lao của cha mẹ và khuyên răn con cái phải có thái độ hiếu kính đối với cha mẹ.

- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm

- Học sinh trả lời 01 trong 02 ý của đáp án: 0,5 điểm

Câu 5

Xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong văn bản trên:

- Biện pháp tu từ so sánh:

+ Công cha được so sánh với núi Thái Sơn.

+ Nghĩa mẹ được so sánh với nước trong nguồn.

- Tác dụng: Ca ngợi công ơn lớn lao của cha mẹ đối với con cái.

Câu 6

Thông điệp gửi đến: Công cha được ví như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ sánh với nước trong nguồn. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả dân gian mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao cha mẹ. Bởi lẽ cha mẹ sinh thành ra ta và nuôi dưỡng ta khôn lớn nên người. Công lao của cha mẹ thật lớn, nó sánh với núi cao biển thẳm. Núi Thái Sơn không chỉ hoành tráng về hình dạng, chiều cao mà là biểu tượng của sự bất diệt thiêng liêng. Vì thế, còn nhỏ thì phải biết giúp cha mẹ những công việc vừa sức mình. Khi lớn thì phải báo đáp tình cảm bằng cách hiếu thuận với cha mẹ.

II. LÀM VĂN

Cảm nhận của anh chị về bài thơ “Cảnh ngày hè” để thấy vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.

- Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.

- Cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè qua bài thơ trong bài Cảnh ngày hè.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi, bài thơ Cảnh ngày hè và đoạn trích.

* Cảm nhận về bài thơ:

Về nội dung:

- Bức tranh ngày hè:

+ Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên mùa hè: hình ảnh sống động, màu sắc tươi tắn, đậm đà.

+ Vẻ đẹp thanh bình, giản dị của bức tranh đời sống con người.

- Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ: Yêu thiên nhiên, gắn bó với cuộc sống con người.

- Tâm trạng của tác giả: Khao khát có cây đàn của vua Ngu Thuấn để gảy khúc Nam phong ngợi ca cuộc sông thanh bình, đầy đủ của dân chúng. Từ đó cho thấy niềm yêu dân, lòng yêu nước lớn lao của tác giả.

Về nghệ thuật:

- Thơ Nôm Đường luật xen câu thơ lục ngôn độc đáo.

- Ngôn từ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán và điển tích.

- Cách sử dụng hình ảnh quen thuộc, gần gũi.

- Sử dụng từ láy hiệu quả.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập Học247 để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […] . Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.”

(Trích Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU, Ngữ văn 10 , tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 tr28)

Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngô ngữ nào ?

Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?

Câu 3: Người con đã bộc lộ tình cảm, thái độ như thế nào đối với người cha và công việc đưa thư của ông?

Câu 4: Từ văn bản trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 1/2 trang giấy thi) về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống hôm nay

Phần II. Làm văn (5 điểm)

Bà lão hàng nước đã có cuộc gặp gỡ kì lạ với qua thị-nơi nương thân của Tấm. Bà đã giúp Tấm trở lại lốt người và Tấm đã được đoàn tụ với nhà vua trong hạnh phúc. Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đáng nhớ trong cuộc đời của bà hàng nước từ ngôi thứ nhất.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần 1: Đọc hiểu:

Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính : biểu cảm

Câu 3: Tình cảm, thái độ của người con đối với người cha : kính yêu “ con vô cùng kính yêu cha…”; với công việc đưa thư của ông : khâm phục, tự hào…“khâm phục biết bao nhiêu cái ông việc cha đã làm cho hàng vạn con người, lòng con tràn ngập niềm tự hào ..” Kính trọng, tự hào.

Câu 4:

- Ở câu này, giam khảo chấm điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh trình bày suy nghĩ của mình với thái độ chân thành, nghiêm túc, hợp lí, thuyết phục. Có thể theo định hướng sau:

+ Hiểu và chỉ sau được những biểu hiện của người có tinh thần trách nhiệm ( Tinh thần trách nhiệm là ý thức và nỗ lực hoàn thành tốt chức trách và phận sự của mình với gia đình và xã hội..)

+ Khẳng định tầm quan trọng của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống : là tiêu chí để đánh giá con người, quyết định đến sự thành – bại của cá nhân và sự phát triển bền vững của xã hội...; có thể chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng của cuộc sống do một số người làm việc vô trách nhiệm gây ra.

+ Rút ra bài học nhận thức và hành động : nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi hoàn cảnh, ở mọi nghành nghề, mọi cương vị...

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập Học247 để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

(1) Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Thuật ngữ văn hóa đặt trước ứng xử có nghĩa là tô đậm chiều cao phẩm chất, chiều rộng quan hệ của người ứng xử. Có con người là có cách ứng xử giữa họ với nhau, giữa họ với môi trường sống. Nhưng văn hóa ứng xử được hình thành từ khi văn minh phát triển ở một cấp độ nào đó nhằm diễn đạt cách ứng xử con người đối với thiên nhiên, đối với xã hội và đối với chính mình...

(2) Ở các nền văn hóa khác nhau có hệ chuẩn không giống nhau, nhưng vẫn có giá trị chung. Đó là sống có lý tưởng, trung với nước, hiếu với cha mẹ, tình thương đối với đồng bào, trung thực với bạn bè, giữ chữ tín trong mọi quan hệ. Trong văn hóa phương Đông, Khổng tử khuyên mọi người tu tâm dưỡng tín với sáu chữ: nhất nhật tam tĩnh ngô thân. Đối với người Nhật, nhân cách văn hóa được công thức hóa: thiện, ích, đẹp. Nước ta coi trọng mục tiêu giá trị: chân, thiện, mỹ. Ở châu Âu, người ta nói tính cách, khi bàn giá trị nhân cách tiêu biểu dân tộc. Tính cách Nga được thể hiện ở lòng đôn hậu, tình thủy chung, nghĩa cử quốc tế cao cả. Khẩu hiệu tri thức là sức mạnh được nhiều nước tư bản châu Âu viện dẫn và ảnh hưởng tới hành động đã mấy trăm năm. Bí quyết hàng đầu của người Do Thái là sự trọng học, đề cao vai trò của trí tuệ, tôn sùng học vấn và tài năng. Để con gái lấy được học giả, hoặc lấy được con người là học giả làm vợ thì không tiếc tài sản. Tuy nhiên, họ cũng coi tri thức mà thiếu thực tiễn chẳng khác nào chú lừa chỉ biết thồ trên lưng sách vở.

Câu 1. Nêu nội dung chính của từng đoạn trong văn bản trên (0,5 điểm)

Câu 2. Xác định thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng ở đoạn (1) và (2) (0,75 điểm).

Câu 3. Hãy nên ít nhất 2 tiêu chí giao tiếp thể hiện văn hóa ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Trả lời trong khoảng 3-5 câu (0,75 điểm).

Câu 4. Điều gì khiến anh chị tâm đắc nhất qua đoạn trích. (1,0 điểm)

II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về cách ứng xử của con người với chính mình.

Câu 2 (7,0 điểm)

Từ những hiểu biết của bản thân về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, anh/chị cảm nhận như thế nào về việc Mị Châu bị thần Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu nhưng sau đó, máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Phần I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm)

Chủ đề của hai đoạn văn:

Đoạn (1): Giải thích ý nghĩa khái niệm "văn hóa ứng xử"

Đoạn (2): Các nền văn hóa khác nhau có hệ chuẩn không không giống nhau, nhưng vẫn có giá trị chung

Câu 2. (0,75 điểm)

Thao tác lập luận chủ yếu:

- Đoạn (1): Thao tác lập luận giải thích/lập luận giải thích/ thao tác giải thích/ giải thích/

- Đoạn (2): Thao tác lập luận so sánh/ lập luận so sánh/ thao tác so sánh/ so sánh

Câu 3. (0,75 điểm)

- Khi giao tiếp với người trên tuổi phải có lời thưa gửi

- Khi đối thoại với một người nào đó phải chú ý nhường lượt lời cho họ.

Câu 4. (1 điểm)

- Tuy mỗi nền văn hóa có những quy định cụ thể về cách giao tiếp, ứng xử nhưng vẫn có những giá trị chung mà chúng ta cần hiểu và tôn trọng

PHẦN II : LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

* Giải thích:

+ Cách ứng xử với chính mình: Là thái độ, suy nghĩ, đánh giá về chính bản thân mình.

* Bình luận:

- Tại sao con người cần có thái độ ứng xử văn hóa với chính bản thân mình?

+ Bởi vì bất kì một người nào cũng cần hiểu rõ bản thân mình

+ Từ chỗ hiểu rõ bản thân, con người phải có thái độ, suy nghĩ , đúng đắn, tích cực về chính mình thì từ đó mới có thái độ, suy nghĩ tích cực về người khác.

- Thái độ ứng cử văn hóa với chính bản thân được biểu hiện như thế nào?

+ Hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

+ Biết phát huy điểm mạnh, hạn chế, khắc phục điểm yếu

+ Không tự đánh giá quá cao về bản thân mình đồng thời cũng không tự hạ thấp mình

+ Trân trọng, giữ gìn cả vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp tâm hồn.

- Ý nghĩa của việc hình thành văn hóa ứng xử với chính bản thân

+ Nâng cao giá trị bản thân

+ Là cơ sở, nền tảng trong quan hệ ứng xử với những người xung quanh

* Bài học nhận thức, hành động

- Trước khi nhận thức, đánh giá về người khác, cần nhận thức, đánh giá về chính mình.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 Trường THPT Phú Nhuận. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON