Ban biên tập HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Cẩm Xuyên nhằm ôn tập và củng cố các kiến thức chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Mời các em cùng theo dõi!
TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 10 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (2,0 điểm) Cho đoạn hội thoại: Tại khu lớp học trường X giờ ra chơi, một đám học sinh đang ngồi nói chuyện:
- Lan: Ê tụi may! Nghe nói ngày mai được nghỉ học đấy.
- Hoa: Thiệt hông mày? Nói xạo tao cho đi Tây Thiên đó cưng.
- Lan: Tao xạo mày làm gì? Để được hưởng bổng lộc nhà nước hả? (cười lớn). Mai nghỉ đi Kara xả xì trét đi tụi bay!
- Hùng: Biết nghỉ không mà rủ nhau đi chí chóe vậy mấy má. Mất công mấy bữa được "miễn học" cả lũ thì toi cả đám.
- Hoa: Mai mà không nghỉ, mấy đứa mình đè đầu con này (Lan) ra, xử đẹp nó luôn, cho hai hàng tiền đạo của nó đi công tác chơi. Hi!
- Hùng: Chuẩn không cần chỉnh.
Đọc đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi: Tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được thể hiện như thế nào trong đoạn hội thoại trên?
Câu 2: (3,0 điểm) Viết bài văn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng xả rác bừa bãi ở nơi công cộng hiện nay?
Câu 3: (5,0 điểm) Vẻ đẹp con người và thời đại trong bài thơ "Tỏ lòng" của Phạm Ngũ Lão?
Phiên âm:
"Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hồ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu"
Dịch thơ:
"Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu".
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
- Tính cụ thể:
- Hoàn cảnh giao tiếp: Tại khu lớp học trường X, giờ ra chơi (0,5 điểm)
- Nhân vật giao tiếp: Lan, Hoa, Hùng (quan hệ bạn bè bình đẳng) (0,25 điểm)
- Nội dung giao tiếp: Vấn đề nghỉ học (0,25 điểm)
- Tính cảm xúc: Sử dụng các từ ngữ biểu cảm: Tụi bay, tụi may, cả lũ, mấy má, cưng, đi Tây Thiên, hưởng bổng lộc nhà nước, kara xả xì trét, hai hàng tiền đạo đi công tác chơi. (0,5 điểm)
- Tính cá nhân: Ngôn ngữ mang tính chất thân mật suồng sã của bạn bè ngang hàng: Ê mày, mấy má, tụi may, tụi bay, cả lũ....(0,5 điểm)
Câu 2:
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận. (0,25 điểm)
2. Thân bài:
a. Giải thích đề bài: Xả rác bừa bãi là hiện tượng xả rác không đúng nơi quy định, không vứt rác vào thùng mà bỏ lung tung, thậm chí vứt ngay xuống đường phố. (0,25 điểm)
b. Thực trạng. (0,75 điểm)
- Một người ngang nhiên vứt rác bừa bãi ra đường.
- Rác bay từ trên gác xuống đường bất chấp ai ở bên dưới.
- Vứt rác xuống hồ.
- Những nơi nhiều khách tham quan du lịch rác ở khắp nơi...
c. Nguyên nhân (1,0 điểm)
- Chủ quan:
- Do thói quen đã có từ lâu đời.
- Do thiếu hiểu biết.
- Do thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, ích kỉ, lười nhác, thiếu lòng tự tôn dân tộc, thiếu một tấm lòng...
- Khách quan:
- Do đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu - giờ thu gom rác không đáp ứng được với tất cả người dân.
- Không có chế tài xử phạt nghiêm khắc.
d. Hậu quả. (0,25 điểm)
- Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại.
- Gây ô nhiễm môi trường.
- Bệnh tật phát sinh bạc...
- Ảnh hưởng đến cảnh quan, thẩm mĩ, mất đi vẻ xanh - sạch - đẹp vốn có.
- Ngành du lịch gặp khó khăn, hình ảnh dân tộc, đất nước bị giảm đi ấn tượng tốt đẹp.
e. Bài học: Nêu được bài học cho riêng mình. (0,25 điểm)
3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề. (0,25 điểm)
Câu 3:
1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và yêu cầu của đề (0,25 điểm)
---(Đáp án chi tiết những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU: (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc...
(Nguồn http://vietbao.vn ngày 9-5-2014)
1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0.5 điểm)
2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong văn bản trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. (1.0 điểm)
3. Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến đối tượng nào trong cuộc sống (1.0 điểm)
4. Đặt nhan đề cho văn bản trên. (0.5 điểm)
II. LÀM VĂN: (7 điểm)
Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là một trong những câu chuyện có sức hấp dẫn được lưu truyền trong dân gian về buổi đầu của lịch sử dân tộc – một câu chuyện vừa mang nét hiện thực vừa mang nét huyền thoại thời Âu Lạc.
Hãy hóa thân thành An Dương Vương kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ (có thể thay đổi một số tình tiết ở đoạn cuối câu chuyện).
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU: (3 điểm)
Câu 1: (0.5 điểm)
- Phong cách ngôn ngữ: Báo chí
Câu 2: (1 điểm):
- Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên là phép điệp cấu trúc câu (Mồ hôi rơi). (0.5 điểm)
- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là nhấn mạnh tình yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi của con người. (0.5 điểm)
Câu 3: (1 điểm)
- Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến những người nông dân, công nhân trong cuộc sống.
Câu 4: (0.5 điểm)
- Nhan đề của văn bản: Yêu Tổ quốc, hoặc Tổ quốc của tôi.
II. LÀM VĂN: (7 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- HS vận dụng kĩ năng kể chuyện sáng tạo. Người kể phải xưng ngôi thứ nhất (tôi), khác với văn bản trong SGK, câu chuyện được kể bằng ngôi thứ ba.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
- Chọn lọc được những chi tiết và sự việc tiêu biểu của truyện.
- Có thể thay đổi một vài tình tiết nhưng phải đảm bảo tôn trọng cốt lõi lịch sử và không làm mất đi bài học giáo dục của truyện
- Biết kết hợp yếu tố biểu cảm để lời kể thêm sinh động và hấp dẫn.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (3.0 điểm)
1. Biểu hiện đặc trưng nhất của cảm hứng yêu nước trong giai đoạn văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX là gì?
A. Lòng tự hào dân tộc
B. Yêu nước là yêu dân
C. Tư tưởng trung quân ái quốc
D. Yêu thiên nhiên, cảnh trí non sông, đất nước
2. Trong bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, hai câu thơ nào thể hiện rõ nhất long yêu nước của nhà thơ? Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) để nhận xét về lòng yêu nước của Nguyễn Trãi.
Câu 2: (7.0 điểm)
Phân tích bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão để thấy được vẻ đẹp của người tráng sĩ triều Trần.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1:
1. Đáp án C (0.5 điểm)
2. Học sinh chép được hai câu thơ cuối (0.5 điểm)
- Lòng yêu nước của tác giả qua câu thơ được thể hiện qua tình yêu với nhân dân (dân giàu) (1.0 điểm)
- Tình yêu với đất nước, với nhân dân luôn là nỗi canh cánh thường trực và là một tấc lòng ưu ái của nhà thơ. Bởi câu thơ về nhân dân vẫn được cất lên ngay cả khi nhà thơ đang “hóng mát thuở ngày trường”, và ngay cả sau khi đang đầy hứng khởi và say sưa với vẻ đẹp của thiên nhiên (1.0 điểm)
Câu 2: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần làm rõ những ý cơ bản sau:
1. Mở bài hợp lý: 0.5 điểm
2. Thân bài: 6 điểm
- Vẻ đẹp của tầm vóc kì vĩ và sự oai hùng trong nội lực của một bậc tướng lĩnh cùng với tinh thần kiên gan trong trách nhiệm với non sông đất nước (1.5 điểm)
- Sức mạnh hùng dũng của binh hùng, tướng mạnh, đó cũng là vẻ đẹp của người anh hùng trong sử thi, bởi sự kì vĩ của người anh hùng luôn có điểm tựa là sức mạnh cộng đồng (1.5 điểm)
- Trách nhiệm với non sông, đất nước đã trở thành tâm niệm và là nhu cầu tự thân của một đấng nam nhi (1.5 điểm)
- Ước nguyện tận tâm cống hiến, lòng trung thành với non sông, đất nước (1.0 điểm)
- Làm nên vẻ đẹp của người tráng sĩ triều Trần không chỉ là sự tài giỏi của một bậc tướng lĩnh mà là cả tinh thần đoàn kết của cả quân dân nhà Trần. Vẻ đẹp ấy không chỉ là sức mạnh làm nên chiến thắng lẫy lừng mà còn là sức mạnh trường tồn cùng sông núi. (0.5 điểm)
---(Để xem tiếp đáp án câu 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. Phần đọc hiểu (2,0 điểm)
Xác định và nêu ý nghĩa nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp tu từ trong bài ca dao sau:
Gió đưa cây cải về trời,
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay.
II. Phần làm văn (8,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
Tình mẫu tử là một trong những tình cảm cao quý và thiêng liêng có trong mỗi con người Việt Nam. Anh (chị) hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về tình cảm nói trên.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích bài thơ "Tỏ lòng" của Phạm Ngũ Lão. Qua bài thơ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lý tưởng sống của thanh niên ngày nay.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. Phần đọc hiểu (2,0 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng:
- Thí sinh có kỹ năng đọc hiểu văn bản.
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
- Xác định phép tu từ ẩn dụ (0,5 điểm)
- "Cây cải": Người con trai (0,5 điểm)
- "Rau răm": Người mẹ (0,5 điểm)
- Ý nghĩa nghệ thuật: Sự mong manh đau khổ của kiếp người khi chịu cảnh sinh ly tử biệt (0,5 điểm)
- Lưu ý: Nếu thí sinh có cách lý giải khác nhưng đúng thì vẫn đạt điểm tối đa.
II. Phần làm văn (8,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng:
- Nắm vững phương pháp viết bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lý.
- Bố cục bài văn làm hợp lí, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp và lỗi chính tả.
- Thao tác lập luận rõ ràng mạch lạc, dùng liên kết câu,...
2. Yêu cầu về kiến thức:
- Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận.
- Giải thích khái niệm: Tình mẫu tử là tình mẹ con, thường được hiểu là tình cảm thương yêu, đùm bọc, che chở,...mà người mẹ dành cho con.
- Phân tích, chứng minh:
- Tình mẫu tử có vị trí đặc biệt, thiêng liêng và máu thịt nhất vì: Đó là thứ tình cảm đầu tiên của mỗi người khi sinh ra và sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời, vừa có yếu tố máu thịt (mẹ mang nặng đẻ đau, là người đầu tiên nâng đỡ, yêu thương, sát cánh cùng con trên đường đời), vừa mang tính tinh thần cao cả (mẹ là nơi nương tựa cho mỗi đứa con sau mỗi lần vấp ngã; là nơi mỗi người con như chúng ta có thể thổ lộ mọi điều thầm kín; là nguồn động viên; là tình yêu của con); là thứ tình cảm vừa tự nhiên, vừa mang tính trách nhiệm (dẫn chứng trong khoa học, trong đời sống thực tế chứng minh).
- Tình mẫu tử còn mang trong mình cái cội rễ sâu xa của lòng nhân ái, của truyền thống đạo lý văn hóa và tập quán nghìn đời của dân tộc (dẫn chứng).
- Bình luận mở rộng vấn đề:
- Con người sẽ hạnh phúc, ấm áp biết bao nếu được sống trong tình mẫu tử; sẽ vô cùng bất hạnh và thiệt thòi nếu không được hưởng tình cảm đó (dẫn chứng).
- Tình mẫu tử sẽ là sức mạnh giúp con người vượt lên những khó khăn của cuộc sống, có khả năng thức tỉnh những đứa con để sống cho tốt hơn, nên người hơn (dẫn chứng).
- Phê phán những hiện tượng, quan niệm sai về vấn đề trên (mẹ bỏ rơi con, con bỏ rơi mẹ...)
- Khẳng định tầm quan trọng của tình mẫu tử trong cuộc đời của mỗi con người, rút ra phương hướng phấn đấu để đền đáp công ơn lớn lao của mẹ,...
3. Cách cho điểm:
Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
Điểm 2: Trình bày được hơn nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
Điểm 1: Bài viết sơ sài, diễn đạt yếu.
Câu 2 (5,0 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo, khoa học.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ, tác phẩm. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lý lẽ và dẫn chứng phải hợp lý. Cần làm rõ các ý chính sau:
a. Mở bài: (0,5 điểm)
- Giới thiệu một vài nét chính về tác giả
- Giới thiệu một vài nét chính về bài thơ
b. Thân bài: (3,0 điểm)
- Hai câu đầu: Vẻ đẹp kì vĩ của con người thời Trần và khí thế hào hùng của thời đại:
- Hành động: Cầm ngang ngọn giáo (hoành sóc) Tư thế kì vĩ, hành động mạnh mẽ, oai hùng, ung dung, đĩnh đạc, chủ động, hiên ngang để sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc,...
- Ba đội quân (tiền - trung - hậu quân) Chỉ quân đội nhà Trần cũng là sức mạnh của dân tộc.
- Biện pháp nghệ thuật so sánh, phóng đại: Sức mạnh của quân đội nhà Trần - Sức mạnh của hổ báo (có thể nuốt trôi trâu).
- Sức mạnh vật chất và tinh thần quyết chiến quyết thắng, khí thế hào hùng của quân đội nhà Trần - đội quân mang hào khí Đông A, khẳng định sự lớn mạnh, niềm tự hào của dân tộc,...
- Hai câu cuối: Khát vọng lớn lao của người trai thời Trần:
- Theo quan niệm thời phong kiến làm trai trong xã hội phải lập công (sự nghiệp) để được ghi danh (lưu lại tiếng thơm) đến muôn đời.
- Tác giả cảm thấy thẹn khi nghe chuyện Vũ hầu: Vũ hầu là bậc kỳ tài, quân sư nổi tiếng tài, đức giúp Lưu Bị lập nên sự nghiệp lớn, thống nhất nhà Hán. Phạm Ngũ Lão thẹn (xấu hổ) vì chưa có được tài mưu lược lớn như Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc, cứu nước.
- Nỗi thẹn của người anh hùng tài hoa tỏa sáng một nhân cách cao đẹp, đáng khâm phục (cái tâm, cái chí của vị tướng đời Trần). Biểu hiện sự khiêm tốn, ý thức trách nhiệm của người trai thời Trần đối với non sông.
- Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc.
- Thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng bao quát đạt tới độ súc tích cao.
- Bút pháp nghệ thuật hoành tráng, có tính sử thi với hình tượng thơ kì vĩ, lớn lao,...
- Lý tưởng sống của thanh niên ngày nay: (1,0 điểm)
- Sống phải có mục đích, lý tưởng cao đẹp, có ước mơ và biến mơ ước thành những điều lớn lao.
- Nỗ lực hết mình và không ngừng học tập để thực hiện hoài bão và hoàn thiện bản thân.
- Gắn khát vọng, lợi ích của bản thân với lợi ích của tổ quốc, nhân dân.
- Cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỷ, sẵn sàng chiến đấu hi sinh cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân để "cùng trời đất muôn đời bất hủ".
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 Trường THPT Cẩm Xuyên. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !