Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh gồm các câu trắc nghiệm và tự luận cơ bản, xoay quanh những kiến thức các em đã được học, giúp các em ôn tập tốt môn Hóa học 11.
TRƯỜNG THPT NGUYỄN CHÍ THANH |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 11 THỜI GIAN 45 PHÚT NĂM HỌC 2021-2022 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. NaCl.
B. CH3COOH.
C. H2O.
D. HF.
Câu 2: Chất nào sau đây là chất điện li?
A. HCl.
B. C6H6.
C. CH4.
D. C2H5OH.
Câu 3: Phương trình điện li nào sau đây không đúng?
A. CH3COOH ⇌ CH3COO- + H+.
B. HCl → H+ + Cl-.
C. HClO → H+ + ClO-
D. Na3PO4→ 3Na+ + PO43- .
Câu 4: Dung dịch X chứa HCl với nồng độ mol là 0,01M. pH của dung dịch là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5. Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol 0,1M: NaCl, CH3COOH, NH3, C2H5OH. Dung dịch có độ dẫn điện tốt nhất là
A. NaCl.
B. CH3COOH.
C. NH3.
D. C2H5OH.
Câu 6. Cho dung dịch X chứa các ion: H+, Ba2+, NO3- vào dung dịch Y chứa các ion: Na+, SO32-, SO42-, S2-. Số phản ứng xảy ra là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 7: Một dung dịch có chứa các ion: Mg2+ (0,05 mol), K+ (0,15 mol), NO3- (0,1 mol) và SO42- (x mol). Giá trị của x là
A. 0,05.
B. 0,075.
C. 0.1.
D. 0,15.
Câu 8: Một dung dịch có [OH-] = 4,2.10-3, đánh giá nào dưới đây là đúng?
A. pH = 3.
B. pH = 4.
C. pH < 3.
D. pH > 4.
Câu 9: Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 10. Tập hợp các ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch?
A. NH4+, Na+, HCO3-, OH-.
B. Fe2+, NH4+, NO3-, SO42-.
C. Na+, Fe2+, OH-, NO3-.
D. Cu2+, K+, OH-, NO3-.
Phần II: Tự luận
Câu 1(1.5 điểm) Viết phương trình điện li của:
a) Na2SO4.
b) HCl.
c) HCOOH.
Câu 2 (1.5 điểm). Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
a. Viết phương trình hóa học dạng ion rút gọn của phản ứng sau
Na2CO3 + HCl → ? + ? + ?
b. Viết một phương trình hóa học dạng phân tử của phương trình ion rút gọn sau
Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2↓
Câu 3 (3.0 điểm). Trộn 150 ml dung dịch H2SO4 0,1M với 100 ml dung dịch BaCl2 0,1M thu được kết tủa trắng.
1. Viết phương trình phân tử và ion rút gọn.
2. Tính khối lượng kết tủa thu được.
3. Xác định các ion có trong dung dịch sau phản ứng (kèm số mol).
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Phần I: Trắc nghiệm
1A |
2A |
3C |
4B |
5A |
6D |
7B |
8D |
9D |
10B |
Phần II: Tự luận
Câu 1.
a. Na2SO4 → 2Na+ + SO42-
b. HCl → H+ + Cl-
c. HCOOH ⇌ HCOO- + H+.
Câu 2.
a. Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
PT ion rút gọn: CO32- + 2H+ → CO2 + H2O
b. CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4.
Câu 3.
1. H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl
PT ion rút gọn: Ba2+ + SO42- → BaSO4 ↓
2.
Ba2+ + SO42- → BaSO4 ↓
0,01 0,015 0,01
m↓ = 0,01.233 = 2,33 gam.
3. Dung dịch sau phản ứng gồm: SO42-: 0,005 mol; H+: 0,03 mol và Cl-: 0,02 mol.
ĐỀ SỐ 2
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (8,0 điểm)
Câu 1: Phương trình hóa học nào viết sai so với phản ứng xảy ra?
A. CaCl2 + CO2 + H2O → CaCO3 + 2HCl
B. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
C. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
D. CH3COONa + HCl → CH3COOH + NaCl
Câu 2: Công thức cấu tạo nào sau đây là sai?
A. CH3 – CH2 – CH3
B. CH3= CH3
C. CH2=CH2
D. CH ≡ CH
Câu 3: Cho 2,24 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M, khối lượng kết tủa thu được là
A. 25 g B. 15 g
C. 20 g D. 10 g
Câu 4: Tính oxi hóa của C thể hiện ở phản ứng (điều kiện phản ứng coi như có đủ)?
A. C + O2 → CO2
B. C + 2CuO → 2Cu + CO
C. 3C + 4Al→ Al4C3
D. C + H2O → CO+ H2
Câu 5: Công thức đơn giản nhất là công thức
A. biểu thị tỉ lệ tối đa các nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử
B. biểu thị tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử
C. biểu diễn số lượng nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử
D. biểu thị tỉ lệ tối giản các nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử
Câu 6: Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X (tỉ khối của X so với khí hiđro bằng 18,8). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 20,50 gam.
B. 8,60 gam.
C. 9,40 gam.
D. 11,28 gam.
Câu 7: Kim cương và than chì là các dạng
A. đồng hình của cacbon.
B. đồng vị của cacbon.
C. thù hình của cacbon.
D. đồng phân của cacbon.
Câu 8: Dung dịch HCl 0,1M có pH là:
A. pH = 2 B. pH = 13
C. pH = 12 D. pH = 1
Câu 9: Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường là do
A. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ, phân tử không phân cực.
B. Nguyên tử nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm nitơ.
C. Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử còn một cặp electron chưa tham gia liên kết.
D. Trong phân tử N2 chứa liên kết 3 rất bền.
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 1,2 gam kim loại X vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí N2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Kim loại X là
A. Cu B. Zn
C. Mg D. Al
Câu 11: Các chất nào trong dãy sau đều là chất hữu cơ?
A. C2H2, C12H22O11, C2H4, NaCN.
B. HCOOH, CH4, C6H12O6, CH3COONa.
C. CH3COOH, CH3COONa, (NH4)2CO3, C6H6.
D. CH3COOH, C2H5OH, C6H12O6, CO.
Câu 12: Dung dịch amoniac trong nước có chứa các ion nào sau đây (bỏ qua sự phân li của nước) :
A. NH4+, NH3.
B. NH4+, NH3, H+.
C. NH4+, NH3, OH-.
D. NH4+, OH-.
Câu 13: Theo thuyết cấu tạo hoá học, trong phân tử các chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết hoá học với nhau theo cách nào sau đây:
A. một thứ tự nhất định.
B. đúng hoá trị và theo một thứ tự nhất định.
C. đúng số oxi hoá.
D. đúng hoá trị.
Câu 14: Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dựa vào phản ứng:
A. SiO2 + 2NaOH →Na2SiO3 + CO2
B. SiO2 + 4HF →SiF4 + 2H2O
C. SiO2 + Mg → 2MgO + Si
D. SiO2 + Na2CO3 →Na2SiO3 + CO2
Câu 15: Tìm phản ứng nhiệt phân sai:
A. 2AgNO3 → Ag2O + 2NO2 + 1/2O2
B. Mg(NO3)2 → MgO + 2NO2 + 1/2O2
C. Zn(NO3)2 → ZnO + 2NO2 + 1/2O2
D. KNO3 → KNO2 + 1/2O2
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
A |
B |
D |
C |
D |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
C |
D |
D |
C |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
B |
C |
B |
B |
A |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
C |
D |
A |
A |
B |
21 |
22 |
23 |
24 |
|
B |
A |
C |
A |
|
ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1: Một học sinh đã điều chế và thu khí NH3 theo sơ đồ sau đây, nhưng kết quả thí nghiệm không thành công. Lí do chính là:
A. NH3 không được điều chế từ NH4Cl và Ca(OH)2.
B. NH3 không được thu bằng phương pháp đẩy nước mà là đẩy không khí.
C. Thí nghiệm trên xảy ra ở điều kiện thường nên không cần nhiệt độ.
D. Ống nghiệm phải để hướng xuống chứ không phải hướng lên.
Câu 2: Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % của :
A. N
B. K2O
C. P
D. P2O5
Câu 3: Sục V lít CO2(đkc) vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 2M thu được 10 gam kết tủa.V có giá trị là:
A. 2,24 lít hoặc 6,72 lít.
B. 2,24 lít.
C. 6,72 lít.
D. 2,24 lít hoặc 4,48 lít.
Câu 4: Hiđroxit nào sau đây không phải là hiđroxit lưỡng tính:
A. Cr(OH)3.
B. Al(OH)3 .
C. Zn(OH)2.
D. Ba(OH)2.
Câu 5: Cho 20 gam Fe tác dụng với HNO3 loãng thu được sản phẩm khử duy nhất NO. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn còn dư 3,2 gam Fe. Thể tích NO thu được ở đktc là :
A. 2,24 lít.
B. 11,2 lít.
C. 4,48 lít.
D. 6,72 lít.
Câu 6: Cho dãy các chất sau: Al, NaHCO3, (NH4)2CO3, NH4Cl, Al2O3, Zn, K2CO3, K2SO4. Có bao nhiêu chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH?
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 7: Cho N (Z = 7). Cấu hình electron của Nitơ là?
A. 1s22s22p4.
B. 1s22s22p6.
C. 1s22s22p3 .
D. 1s22s22p5.
Câu 8: Photpho trắng được bảo quản bằng cách ngâm trong:
A. benzen.
B. ete.
C. dầu hoả.
D. nước.
Câu 9: “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là:
A. H2O rắn.
B. CO2 rắn.
C. SO2 rắn.
D. CO rắn.
Câu 10: Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là:
A. Al2O3, Cu, MgO, Fe .
B. Al; Fe, Cu, Mg.
C. Al2O3, Cu, Mg, Fe.
D. Al2O3, Cu, MgO, Fe2O3.
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
B |
D |
A |
D |
C |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
C |
D |
B |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
D |
B |
B |
A |
C |
16 |
17 |
18 |
|
|
B |
C |
D |
II. TỰ LUẬN
Câu 1
(1) N2 + O2 → 2NO
(2) 2NO + O2 → 2NO2
(3) 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
(4) 6HNO3 + Fe2O3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
Câu 2
nHNO3 bđ = 0,4.0,5 = 0,2 mol
nNO = 1,008/22,4 = 0,045 mol
Đặt nFe = x mol và nCu = y mol
a) Khối lượng của hỗn hợp là 3,32 gam nên ta có: 56x + 64y = 3,32 (1)
Ta có quá trình cho – nhận e:
Fe0 – 3e → Fe+3
x → 3x (mol)
Cu0 – 2e → Cu+2
y → 2y (mol)
N+5 + 3e → N+2
0,135←0,045 (mol)
Theo định luật bảo toàn e ta có: 3x + 2y = 0,135 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
\(\begin{array}{*{35}{l}} \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} 56x+64y=3,32 \\ 3x+2y=0,135 \\ \end{array} \right.\to \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} x=0,025 \\ y=0,03 \\ \end{array} \right. \\ \to \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{m}_{Fe}}=0,025.56=1,4(g) \\ {{m}_{Cu}}=3,32-1,4=1,92(g) \\ \end{array} \right. \\ \to \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} %{{m}_{Fe}}=\frac{1,4}{3,32}.100%=42,17% \\ %{{m}_{Cu}}=100%-42,17%=57,83% \\ \end{array} \right. \\ \end{array}\)
b) BT “N”: nHNO3 sau pư = nHNO3 bđ – 3nFe(NO3)3 – 2nCu(NO3)2 – nNO
= 0,2 – 3.0,025 – 2.0,03 – 0,045 = 0,02 mol
→ CM HNO3 sau pư = n/V = 0,02/0,4 = 0,05 M
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Tổng hệ số cân bằng của các chất tham gia trong phản ứng sau là:
Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + N2O↑ + H2O
A. 24.
B. 38.
C. 14.
D. 10.
Câu 2: Phương trình điện li nào sau đây viết đúng?
A. H2SO3 → 2H+ + SO32-
B. Na2S → 2Na+ + S2-
C. H2CO3 2H+ + CO32-
D. H2SO4 2H+ + SO42-
Câu 3: Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Sự điện li là sự phân li ra ion của các chất khi tan trong nước hoặc ở trạng thái nóng chảy
B. Dung dịch các chất điện li dẫn được điện
C. Chất khi tan trong nước hoặc ở trạng thái nóng chảy phân li thành ion gọi là chất điện li
D. Chất điện li mạnh là chất tan hoàn toàn trong nước
Câu 4: Axit HNO3 là một axit
A. yếu.
B. mạnh.
C. rất yếu.
D. trung bình.
Câu 5: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,1M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion nào sau đây là đúng?
A. [H+] < [CH3COO-]
B. [H+] < 0,1M
C. [H+] = 0,1M
D. [H+] > [CH3COO-]
Câu 6: Nước đá khô là khí nào sau đây ở trạng thái rắn:
A. CO2
B. SO2
C. CO
D. NO2
Câu 7: Hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. CaCO3
B. CO
C. CH4
D. CaC2
Câu 8: Chất nào sau đây khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li thành ion?
A. H2CO3
B. CH3COOH
C. NaOH
D. HF
Câu 9: Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
(a) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
(b) Sục khí F2 vào nước.
(c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc.
(d) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH.
(e) Cho Si vào dung dịch NaOH.
(g) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4.
(h) C + H2O(hơi) ở nhiệt độ cao.
(i) Nung Cu(NO3)2.
(k) Dẫn CO qua FeO nung nóng.
Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là
A. 6.
B. 5.
C. 7.
D. 8.
Câu 10: Khí CO không khử được chất nào sau đây ở nhiệt độ cao:
A. CaO
B. CuO
C. PbO
D. ZnO
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
C |
B |
D |
B |
B |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
C |
C |
C |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
C |
B |
A |
D |
A |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
A |
C |
B |
A |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
B |
D |
C |
A |
C |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
D |
B |
A |
D |
A |
ĐỀ SỐ 5
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 ĐIỂM)
Câu 1: Chất nào sau đây khi tan trong nước không phân li ra ion?
A. HCl
B. NaOH
C. NaCl
D. C2H5OH (rượu)
Câu 2: Chất điện li mạnh có độ điện li (α)
A. α = 0
B. α = 1
C. 0 < αD. α > 1
Câu 3: Dung dịch X có [H+] = 5.10-4. Dung dịch X có môi trường
A. axit
B. bazơ
C. trung tính
D. lưỡng tính
Câu 4: Khí N2 tương đối trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường do nguyên nhân chính là
A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.
B. phân tử N2 không phân cực.
C. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VIA.
D. liên kết trong phân tử N2 là liên kết 3, không phân cực, có năng lượng lớn.
Câu 5: Để nhận biết ion PO43- trong dung dịch muối, người ta dùng thuốc thử là
A. dung dịch AgNO3
B. dung dịch NaOH
C. dung dịch HNO3
D. dung dịch Br2
Câu 6: Thành phần hóa học chính của phân lân supephotphat kép là
A. Ca3(PO4)2
B. Ca(H2PO4)2
C. CaHPO4
D. Ca(H2PO4)2 và CaSO4
Câu 7: Phân bón nào dưới đây có hàm lượng N cao nhất?
A. NH4Cl
B. NH4NO3
C. Ca(NO3)2
D. (NH2)2CO
Câu 8: Khi cho 2 mol NaOH tác dụng hoàn toàn với 1 mol H3PO4 thì thu được muối là
A. NaH2PO4
B. Na2HPO4
C. Na3PO4
D. Na2H2PO4
Câu 9: Dung dịch nào sau đây làm quì tím chuyển sang màu đỏ?
A. NH4Cl
B. NaOH
C. NaCl
D. Na2CO3
Câu 10: Nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 thu được sản phẩm là
A. Ag, NO2, O2
B. Ag2O, NO2, O2
C. AgNO2, O2
D. Ag, Ag2O, NO2
II. TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)
Bài 1: Trộn 500 ml dung dịch HNO3 0,02M với 500 ml dung dịch NaOH 0,04M thu được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X.
Bài 2: Hòa tan hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X gồm (Fe, Cu) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng thu được 0,896 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X?
Bài 3: Phản ứng của thuốc nổ đen: 2KNO3 + 3C + S →.3CO2 + N2 + K2S; ΔH < 0
Tính phần trăm theo khối lượng các chất trong thuốc nổ đen, biết rằng thuốc nổ đen được trộn theo đúng tỉ lệ phản ứng. Khi đốt 1 kg thuốc nổ đen có thể tạo thành khối khí có thể tích bao nhiêu (ở 2730C và 1 atm).
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1. D |
2. B |
3. A |
4. D |
5. A |
6. B |
7. D |
8. B |
9. A |
10. A |
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!