YOMEDIA

Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa học lớp 11 năm 2021 - 2022

Tải về
 
NONE

Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa học lớp 11 năm 2021 - 2022 là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn ôn thi tốt cuối học kì 1 môn Hóa 11 này. Mời các bạn cùng tham khảo nhằm đạt kết quả cao trong bài thi của mình.

ATNETWORK

1. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM

1.1. SỰ ĐIỆN LI

a. Sự điện li

Sự điện li là quá trình phân li của các chất ra ion.

Ví dụ: HCl → H+ + Cl-

- Phân loại chất điện li:

+) Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, tất cả phân tử hòa tan đều phân li ra ion.

Trong phương trình điện li, dùng mũi tên 1 chiều.

Chú ý: Các chất điện li mạnh thường là: Axit mạnh (HCl, HNO3, H2SO4, HClO4…), bazơ mạnh (NaOH, (BaOH)2, KOH, Ca(OH)2,..) và hầu hết muối tan

Ví dụ: NaOH → Na+ + OH- 

+) Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có 1 phần số phân tử hòa tan phân li ra ion.

Trong phương trình điện li, dùng mũi tên 2 chiều

Chú ý: Các chất điện li yếu thường  là: Axit yếu, bazơ yếu và muối không tan.

Ví dụ: HCOOH → H+ + HCOO-

b. Axit, bazơ

- Theo thuyết A-rê-ni-ut

- Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+. Ví dụ: HCl, H2SO4,…

- Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-. Ví dụ: NaOH, Ba(OH)2,…

- Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.

Ví dụ: Zn(OH)2  → Zn2+ + 2OH- : phân li kiểu bazơ

Zn(OH)2  → ZnO2- + 2H+ : phân li kiểu axit

- Theo thuyết Bron-stêt

- Axit là chất (phân tử, ion) khi tan trong nước phân li ra cation H+ (proton).

- Bazơ là chất (phân tử, ion) nhận proton.

Chất lưỡng tính là chất (phân tử, ion) vừa có thể nhường proton, vừa có thể nhận proton.

Chất trung tính là chất không thể nhường hoặc nhận proton.

c. Muối

- Định nghĩa: Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc NH4+) và anion gốc axit.

- Phân loại

+ Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+

+ Muối axit là muối mà anion gốc axit vẫn còn hiđro có khả năng phản li ra ion H+

d. Tích số ion của nước. pH và môi trường của dung dịch

a) Tích số ion của nước

Ở 25oC: \[{{K}_{{{H}_{2}}O}}=[{{\text{H}}^{+}}].[O{{H}^{-}}]={{10}^{-14}}\]

b) pH của dung dịch

Để đánh giá độ axit và độ kiềm của dung dịch, người ta dùng pH với quy ước: [H+] = 10-pH hay pH = -log[H+]

- Môi trường axit: pH < 7

- Môi trường trung tính: pH = 7

- Môi trường bazơ: pH > 7

Thang pH thường dùng có giá trị từ 1 đến 14

- Các dung dịch có pH< 7 ngoài dung dịch axit còn có muối tạo từ kim loại yếu và gốc axit mạnh ví dụ: FeCl2; CuSO4….

- Các dung dịch có pH >7 ngoài dung dịch bazơ còn có muối tạo từ kim loại mạnh và gốc axit yếu ví dụ: HCOONa; K2CO3

- Các dung dịch có pH = 7 ngoài nước còn có muối tạo từ axit mạnh và bazơ mạnh ví dụ: NaCl, K2SO4,..

e. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

- Phản ứng trao dổi ion trong dung dịch các chất diện li chỉ xảy ra khi thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

+ Tạo thành chất kết tủa

+ Tạo thành chất khí

+ Tạo thành chất điện li yếu

1.2. NITO – PHOTPHO

a. NITƠ

- Cấu hình electron N (Z = 7): 1s22s22p3

→ Vị trí ô thứ 7, chu kì 2 nhóm VA trong bảng tuần hoàn.

- Số oxi hóa có thể có : -3; 0; +1; +2; +3; +4; +5

- Cấu tạo và tính chất:

- Cấu tạo: N≡N  → N2 rất bền

- Ở điều kiện thường N2 là chất khí không màu, không mùi, không vị, không duy trì sự cháy, sự hô hấp.

- Nhiệt độ thường, N2 khá trơ về mặt hóa học.

- Nhiệt độ cao, N2 vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử.

+ Tính oxi hóa: \(\overset{0}{\mathop{{{N}_{2}}}}\,+3Mg\xrightarrow{{{t}^{0}}}M{{g}_{3}}\overset{-3}{\mathop{{{N}_{2}}}}\,\)

+ Tính khử: \(\overset{0}{\mathop{{{N}_{2}}}}\,+{{O}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{0}},xt}2\overset{+2}{\mathop{N}}\,O\)

- Điều chế:

- Trong công nghiệp: chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

- Trong PTN:  NH4Cl + NaNO2 → NaCl + N2↑+ 2H2O

b. AMONIAC (NH3)

- Tính chất vật lý:

- Chất khí không màu, có mùi khai và sốc, nhẹ hơn không khí

- Tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch NH không thu bằng phương pháp dời chỗ của nước.

- Tính chất hóa học:

- Tính bazơ yếu:

NH3 + H2O → NH4+ +OH- (NH3 làm quỳ ẩm chuyển sang màu xanh)

NH3(k) + HCl(k) → NH4Cl(r)

3NH3 + 3H2O + AlCl3 → 3NH4Cl + Al(OH)3

Tính khử:

\(\begin{array}{l} 2\mathop {{\rm{ }}N}\limits^{ - 3} {\mkern 1mu} {H_3} + 3C{l_2} \to \mathop {{N_2}}\limits^0 {\mkern 1mu} + 6HCl\\ 2\mathop {{\rm{ }}N}\limits^{ - 3} {\mkern 1mu} {H_3} + 3CuO \to \mathop {{N_2}}\limits^0 {\mkern 1mu} + 3{H_2}O + 3Cu \end{array}\)

- Điều chế:
Cho muối amoni tác dụng với dung dịch bazơ

2NH4Cl + Ca(OH)2 → CaCl2 + 2NH3↑ + 2H2O

c. MUỐI AMONI (NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4…)

- Tác dụng với dung dịch kiềm

NH4+ + OH → NH3 + H2O (phản ứng này dùng để nhận biết ion NH4+ )

- Phản ứng nhiệt phân: Các muối amoni dễ bị nhiệt phân

+) Muối amoni mà gốc axit không còn khả năng oxi hóa nhiệt phân tạo NH3 :

(NH4)2CO3 → 2NH3 + CO2 + H2O

+) Muối amoni mà gốc axit có khả năng oxi hóa nhiệt phân tạo N2 hoặc N2O:

\(\begin{array}{l} \mathop N\limits^{ - 3} {\mkern 1mu} {H_4}N{O_2} \to \mathop {{N_2}}\limits^0 {\mkern 1mu} + 2{H_2}O\\ \mathop N\limits^{ - 3} {\mkern 1mu} {H_4}N{O_3} \to \mathop {{N_2}}\limits^{ + 1} {\mkern 1mu} O + 2{H_2}O \end{array}\)

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

2. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

2.1. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li yếu ?

  A. B. H2SO4.                     B. C. KOH.                        C. CH3COOH.                   D. D. NaCl.

Câu 2: Cho dung dịch KOH đến dư vào 50 ml (NH4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ, thu được thể tích khí thoát ra (đktc) là

  A. 1,12 lít                          B. 4,48 lít.                           C. 0,112 lít.                         D. 2,24 lít.

Câu 3: Sục 0,15 mol khí CO2 vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, kết thúc phản ứng thu được các chất

  A. Ba(HCO3)2 và Ba(OH)2dư.                                      B. Ba(HCO3)2.                  

  C. Ba(HCO3)2 và BaCO3. D. BaCO3, Ba(OH)2dư.

Câu 4: Hòa tan 10,71 gam hỗn hợp gồm Al, Zn, Fe trong 4 lít dung dịch HNO3 a mol/l vừa đủ, thu được dung dịch Y và 1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm N2 và N2O có tỉ lệ mol 1:1. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Biết Y phản ứng với dung dịch NaOH thì không thấy khí thoát ra. Giá trị m và a lần lượt là

  A. 55,35 và 2,20.               B. 53,55 và 2,20.                C. 53,55 và 0,22.       D. 55,35 và 0,22.

Câu 5: Các hình vẽ sau mô tả các cách thu khí trong phòng thí nghiệm:

Kết luận nào sau đây đúng?

  A. Hình 3: Thu khí N2, H2 và HCl.                              B. Hình 2: Thu khí CO2, SO2 và NH3.

  C. Hình 3: Thu khí N2, H2 và NH3.                              D. Hình 1: Thu khí H2, He và NH3.

Câu 6: Khi nhiệt phân, dãy muối rắn nào dưới đây đều sinh ra kim loại, khí nitơ đioxit và oxi?

    A. AgNO3, Hg(NO3)2.                                               B. Cu(NO3)2, Mg(NO3)2.

  C. Hg(NO3)2, Mg(NO3)2.                                             D. AgNO3, Cu(NO3)2.

Câu 7: Độ dinh dưỡng của phân lân được tính bằng

  A. % P2O5.                        B. % P.                               C. %PO43-.                         D. Ca(H2PO4)2.

Câu 8: Chất  phản ứng được với NH3

  A. Na2O.                        B. AlCl3 (dd).                    C. Na2CO3 (dd).                     D. NaOH (dd).

Câu 9: Nồng độ mol của anion trong dung dịch BaCl2 0,20M là

  A. 0,40M.                          B. 0,20M.                           C. 0,30M.                           D. 0,10M.

Câu 10: Trong những nhận xét dưới đây về muối amoni, nhận xét nào là đúng?

  A. Muối amoni là tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion hiđroxit.

  B. Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước, khi tan điện li hòa toàn thành cation amoni và anion gốc axit.

  C. Dung dịch muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm đặc, nóng cho thoát ra chất khí làm quỳ tím hóa đỏ.

  D. Khi nhiệt phân muối amoni luôn luôn có khí amoniac thoát ra.

Câu 11: Cho P tác dụng với Mg, sản phẩm thu được là

  A. Mg2P2O7.                     B. Mg3P2.                           C. Mg(PO3)2.                      D. Mg3(PO4)2.

Câu 12: Cho sơ đồ phản ứng sau

Công thức của X, Y, Z, T tương ứng là:

  A. NH3, (NH4)2SO4, NH4NO3, N2O.                           B. NH3, N2, NH4NO3, N2O.

  C. NH3, (NH4)2SO4, N2, NH4NO3.                              D. NH3, (NH4)2SO4, N2, NH4NO2.

Câu 13: Các nguyên tử thuộc nhóm IVA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là

  A.  ns2np5.                         B.  ns2np3.                          C.  ns2np4.                          D. ns2np2.

Câu 14: Kim loại bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội là

  A. Pt, Cu.                          B. Al, Fe.                            C. Ag, Fe.                           D. Pb, Ag.

Câu 15: Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất nước đá khô?

  A. H2O.                             B. N2.                                 C. CO2.                               D. CO.

Câu 16: Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là                  

  A. 2,70.                             B. 4,05.                               C. 8,10.                               D. 5,40.

Câu 17: Phương trình điện li nào sau đây không đúng?

  A. Mg(OH)2 D Mg2+ +2OH-                                        B. K2SO4D 2K+ + SO42-

  C.                                     D. HSO3-  D  H+ + SO32-

Câu 18: Phương trình ion:  là của phản ứng xảy ra giữa cặp chất nào sau đây?

  A. NaOH + Ba(HCO3)2.   B. Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2.

  C. NaHCO3 + Ba(OH)2    D. NaHCO3 + NaOH.

ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM

1

C

10

B

2

D

11

B

3

D

12

A

4

D

13

D

5

D

14

B

6

A

15

C

7

A

16

D

8

B

17

B

9

A

18

D

 

2.2. Phần tự luận

Câu 1:  Trộn lẫn 100 ml dung dịch NaOH 0,01M với 100 ml dung dịch HCl 0,03M được 200 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng bao nhiêu?

Câu 2: Cho 2,8 gam N2 tác dụng H2 lấy dư. Biết hiệu suất phản ứng đạt 20%. Tính thể tích của NH3 thu được sau phản ứng (đktc)?

Câu 3: Thêm 200 ml dung dịch KOH 1M vào 300 ml dung dịch H3PO4 1M thu được dung dịch X. Tính khối lượng muối trong dung dịch X.

ĐÁP ÁN PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

nH+= nHCl= 3.10-3 (mol) ;

nOH-=nNaOH=1.10-3 (mol)

 [H+]=(3.10-3 -1.10-3)/0,2= 0,01 (M)

pH=2

Câu 2:

nN2=0,1 (mol)

N2 (khí) + 3H2 → 2NH3

0,1             →            0,2      (mol)

VNH3=0,2.22,4.0,2= 0,896 (l)

Câu 3:

nOH-=nKOH=0,2.1=0,2 (mol);  nH3PO4=0,3.1= 0,3 (mol)

nOH-/ nH3PO4 = 0,67

KOH + H3PO4 → KH2PO4 + H2O

nmuối= nKOH= 0,2 (mol)

nmuối= nKH2PO4 = 0,2.(39+2+31+16.4)=27,2 (g)

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập học kì I môn Hóa học lớp 11 năm 2021 - 2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON