Đây là tài liệu cực kì hữu ích, bao gồm 4 đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Hóa học lớp 11. Hy vọng với đề thi học kì 1 lớp 11 này các bạn sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất của môn Hóa học. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo ra đề thi dành cho các thầy cô giáo.
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 11 THỜI GIAN 45 PHÚT NĂM HỌC 2021-2022 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phân lân cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat (NO3-) và ion amoni (NH4+).
B. Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK.
C. Phân urê có công thức là (NH4)2CO3.
D. Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3.
Câu 2: Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. Fe3+, OH-, Cl–, Ba2+. B. Na+, Ag+, NO3–, Cl- C. Ca2+, Cl–, Na+, CO32–. D. K+, Ba2+, OH–, Cl–.
Câu 3: Phản ứng giữa HNO3 với FeO sản phẩm khử tạo ra NO. Tổng hệ số cân bằng (các số là số nguyên tối giản) trong phản ứng này là
A. 20 B. 12 C. 16 D. 22
Câu 4: Phương trình ion thu gọn của phản ứng cho biết
A. bản chất của phản ứng trong dung dịch chất điện li
B. nồng độ các ion trong dung dịch
C. những ion nào tồn tại trong dung dịch
D. không cho biết được điều gì
Câu 5: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là:
A. Ag, NO2, O2 B. Ag2O, NO2, O2 C. Ag, NO, O2 D. Ag2O, NO, O2
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất hữu cơ X thu được 4,4 gam CO2 và 1,8 gam H2O. Biết tỉ khối của X so với He (MHe = 4) là 7,5. CTPT của X là:
A. CH2O2. B. C2H6. C. C2H4O. D. CH2O
Câu 7: Khi cho Mg dư tác dụng với dd HNO3 thu được hỗn hợp khí X gồm N2O và N2. Khi phản ứng kết thúc, cho thêm NaOH vào thì giải phóng khí Y . Khí Y là
A. NH3. B. H2. C. NO. D. NO2.
Câu 8: Tính oxi hóa của C thể hiện ở phản ứng :
A. C + H2O " CO+ H2 B. 3C + 4Al " Al4C3
C. C + 2CuO " 2Cu + CO D. C+O2 " CO2
Câu 9: Cho chất axetilen (C2H2) và benzen (C6H6), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau :
A. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất.
B. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất.
C. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.
D. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.
Câu 10: Phương trình phản ứng nhiệt phân nào sai?
A. NH4NO3 → NH3 + HNO3
B. NH4Cl → NH3 + HCl
C. NH4NO2 → N2 + 2H2O
D. (NH4)2CO3 → 2NH3 + CO2 + H2O
Câu 11: Khi cho dư khí CO2 vào dd chứa kết tủa canxi cacbonat, thì kết tủa sẽ tan. Tổng hệ số tỉ lượng trong phương trình phản ứng là:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 12: Dung dịch A chứa 0,1 mol Ca2+ , 0,1 mol Cu2+, 0,2 mol NO3- và x mol Cl- Giá trị của x là
A. 0,4 B. 0,3 C. 0,2 D. 0,5
Câu 13: Kim loại không tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội:
A. Cu, Ag B. Al, Cu. C. Fe, Al D. Zn, Fe
Câu 14: Cho các phát biểu:
(1). Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.
(2). Các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm -CH2- là đồng đẳng của nhau.
(3). Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.
(4). Liên kết ba gồm hai liên kết p và một liên kết s.
Số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.
Câu 15: Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O và có tỉ khối hơi so với hidro bằng 90. Công thức phân tử của X là
A. C2H4O2 B. C6H12O6 C. C4H8O4 D. CH2O
Câu 16: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau ?
A. C4H10, C6H6. B. CH3CH2CH2OH, C2H5OH.
C. CH3OCH3, CH3CHO. D. C2H5OH, CH3OCH3.
Câu 17: Để hòa tan SiO2 người ta sử dụng dung dịch
A. HNO3 đặc. B. HCl .C. H2SO4 đặc nóng. D. HF.
Câu 18: Phương trình ion rút gọn: 2H+ + SiO32- → H2SiO3 ứng với phản ứng của chất nào sau đây?
A. Axit cacbonic và natri silicat B. Axit cacboxilic và canxi silicat
C. Axit clohidric và canxi silicat D. Axit clohidric và natri silicat
Câu 19: Trong rượu vang, [H+] = 3,2.10-4 M. pH của rượu đo được là:
A. 9,3 B. 4,7 C. 3,5 D. 10,5
Câu 20: Phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % của chất nào sau đây?
A. H3PO4 B. P2O5 C. PO43- D. P
Câu 21: Phương trình ion rút gọn H+ + OH- → H2O biểu diễn bản chất của phản ứng:
A. NaOH + NaHCO3 → H2O + Na2CO3.
B. 2HCl + Cu(OH)2 → CuCl2 + H2O
C. HCl + KOH → H2O + KCl.
D. H2SO4 + Ba(OH)2 → 2H2O + BaSO4
Câu 22: Phân bón có hàm lượng Nitơ cao nhất là
A. NH4NO3 B. (NH4)2SO4 C. NH4Cl D. (NH2)2CO
Câu 23: Thể tích nước cần cho vào 10 ml dung dịch HCl pH = 2 để thu được dung dịch HCl pH = 4 là
A. 900 ml. B. 90 ml. C. 45 ml. D. 990 ml.
Câu 24: Cho các mẫu phân : amoni sunfat, amoni clorua, natri nitrat, kali sunfat. Số mẫu phân nhận được khi sử dụng dung dịch bari hiroxit là
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4.
Câu 25: Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng trong dung dịch chứa
A. KH2PO4 và K3PO4. B. K2HPO4 và K3PO4.
C. KH2PO4 và K2HPO4. D. K3PO4 và KOH dư.
Câu 26: Cho các chất KNO3, Fe(NO3)3, Zn(NO3)2, Fe(NO3)2 . Số chất khi bị nhiệt phân thu được hỗn hợp khí NO2, O2 là
A. 4. B. 3 C. 2 D. 1
Câu 27: Cho các chất khí O2, N2, CO2, CO. Chất khí độc là
A. CO B. N2 C. O2 D. CO2
Câu 28: Khi đun nóng dd canxi hidrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình phản ứng là:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 29: Thành phần % của C, H, O trong hợp chất Z lần lượt là 54,5% ; 9,1% ; 36,4%. Công thức đơn giản nhất của Z là:
A. C2H4O B. C4H8O2 C. C5H9O D. C3H6O
Câu 30: Theo thuyết A-re-ni-ut axit là chất
A. khi tan trong nước phân li ra ion OH_
B. khi tan trong nước phân li ra ion H+
C. khi tan trong nước chỉ phân li ra ion H+
D. khi tan trong nước chỉ phân li ra ion OH_
Câu 31: Kết luận nào sau đây là đúng ?
A. Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau không theo một thứ tự nhất định.
B. Các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo được gọi là các chất đồng đẳng của nhau.
C. Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.
D. Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm -CH2-, do đó tính chất hóa học khác nhau là những chất đồng đẳng.
Câu 32: Chất nào sau đây là chất điện li ?
A. Ancol etylic. B. Axit clohidric C. Saccarozo D. Nước nguyên chất.
Câu 33: Dung dịch X chứa: NH4+, PO43-, NO3-. Để chứng minh sự có mặt của ion NH4+ trong dung dịch X cần dùng
A. dung dịch H2SO4 và Cu B. dung dịch AgNO3
C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch BaCl2.
Câu 34: Đun sôi 4 dd, mỗi dd chứa 1 mol chất sau: Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2, NaHCO3, NH4HCO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, trường hợp nào khối lượng dung dịch giảm nhiều nhất? (Giả sử nước bay hơi không đáng kể)
A. dd NaHCO3. B. dd NH4HCO3. C. dd Ca(HCO3)2. D. dd Mg(HCO3)2.
Câu 35: Hiđroxit lưỡng tính là chất
A. có thể phân li ra ion H+ hoặc ion OH-.
B. vừa có tính kim loại vừa có tính phi kim.
C. vừa có thể nhận electron vừa có thể nhường electron.
D. khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.
Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 1,605 gam hợp chất hữu cơ A thu được 4,62 gam CO2 ; 1,215 gam H2O và 168 ml N2 (đktc). Tỉ khối hơi của A so với không khí không vượt quá 4. Công thức phân tử của A là:
A. C5H5N. B. C6H9N. C. C7H9N. D. C6H7N
Câu 37: Chất điện li mạnh là
A. H2O B. HF. C. HClO D. NaCl
Câu 38: Trộn 100 ml dung dịch gồm (HCl 0,1M ; HNO3 0,2M ; H2SO4 0,1M) với V ml dd Y gồm ( NaOH 0,1M ; Ba(OH)2 0,3 M ). Sau phản ứng thu được dd có pH = 13. Giá trị của V là:
A. 200 B. 150 C. 100 D. 300
Câu 39: Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol khí CO2 vào 100ml dd NaOH 1,6 M thu được :
A. NaHCO3 và CO2 dư B. Na2CO3 và NaHCO3
C. Na2CO3 và CO2 dư D. Na2CO3 và NaOH dư
Câu 40: Chất nào dưới đây vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl?
A. Al(OH)3 B. H2SO4 C. BaCl2 D. Fe(OH)3
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
D |
D |
A |
A |
D |
A |
B |
A |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
C |
C |
C |
B |
D |
D |
D |
C |
B |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
C |
D |
D |
D |
C |
B |
A |
A |
A |
B |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
C |
B |
C |
B |
D |
C |
D |
C |
B |
A |
ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dung dịch nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl loãng?
A. KNO3.
B. AgNO3.
C. NaOH.
D. Na2CO3.
Câu 2: Khí NH3 làm quì tím ẩm chuyển sang màu
A. xanh.
B. đỏ.
C. hồng.
D. tím.
Câu 3: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol CuO và 0,1 mol Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư thu được V lít khí NO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 3,36.
B. 2,24.
C. 4,48.
D. 6,72.
Câu 4: Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp nào không xảy ra phản ứng với nhau?
A. HCl, Fe(OH)3.
B. KOH, CaCO3.
C. CuCl2, AgNO3.
D. K2SO4, Ba(NO3)2.
Câu 5: Dung dịch nào sau đây có pH = 7?
A. NaOH.
B. H2SO4.
C. NaCl.
D. HCl.
Câu 6: Chất nào sau đây lưỡng tính?
A. Fe(OH)3.
B. Mg(OH)2.
C. NaCl.
D. Al(OH)3.
Câu 7: Để phân biệt dung dịch Na3PO4 và dung dịch NaNO3 nên dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch HCl.
B. Dung dịch KOH.
C. Dung dịch AgNO3.
D. Dung dịch H2SO4.
Câu 8: Cho muối NH4Cl tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH đun nóng thì thu được 5,6 lít (đktc) một chất khí. Nồng độ mol/l của dung dịch NaOH đã dùng là
A. 3,0M.
B. 1,0M.
C. 2,0M.
D. 2,5M.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 9: Cho 100 ml dung dịch HNO3 1,0 M (dung dịch A) vào 100 ml dung dịch KOH 1,0M (dung dịch B).
a) Viết phương trình điện li của HNO3; KOH.
b) Tính pH của dung dịch A và dung dịch B.
c) Tính pH khi trộn lẫn dung dịch A và dung dịch B.
Câu 10 (2,0 điểm): Thực hiện dãy chuyển hoá sau và ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có.
NH3 → NO → NO2 → HNO3 → NH4NO3
Câu 11 (2,0 điểm):
a) Vào mùa lạnh người ta thường sử dụng than để sưởi ấm, tuy nhiên có nhiều trường hợp bị ngộ độc dẫn đến tử vong. Chất nào gây nên sự ngộ độc trên? Viết phương trình hóa học tạo thành chất đó trong quá trình sử dụng than để sưởi ấm. Nêu biện pháp tránh bị ngộ độc khi sử dụng than để sưởi ấm.
b) Cho 0,56 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 400 ml dung dịch Ca(OH)2 0,05M. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Câu 12 (2,0 điểm): Cho hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X môt thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là bao nhiêu?
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5,0 ĐIỂM)
Khoanh tròn đáp án đúng cho từng câu hỏi
Câu 1: Chọn phát biểu đúng.
A. Silic có tính oxi hóa mạnh hơn cacbon.
B. Cacbon có tính oxi hóa mạnh hơn silic.
C. Silic có tính khử yếu hơn cacbon.
D. Silic và cacbon có tính oxi hóa bằng nhau.
Câu 2: Chất có thể dùng làm khô khí NH3 là
A. P2O5.
B. CuSO4 khan.
C. H2SO4 đặc.
D. CaO.
Câu 3: Cho các hợp chất: CaC2, CO2, HCHO, CH3COOH, C2H5OH, NaCN, CaCO3. Số hợp chất hữu cơ trong các hợp chất đã cho là:
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 4: Trong các chất sau chất nào được gọi là hidrocacbon?
A. CH4.
B. C2H6O.
C. CH3Cl.
D. C12H22O11.
Câu 5: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?
A. C2H5OH, CH3OCH3.
B. CH3OCH3, CH3CHO.
C. CH3CH3CH2OH, C2H5OH.
D. C4H10, C6H6.
Câu 6: Khi đốt cháy chất hữu cơ X bằng oxi không khí thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O, N2. Điều đó chứng tỏ phân tử chất X
A. chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, O, N.
B. chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, N có thể có nguyên tố O.
C. chỉ có các nguyên tố C, H.
D. chắc chắn phải có các nguyên tố C, O, N.
Câu 7: Thuốc nổ đen là hỗn hợp
A. KNO3, C và S.
B. KNO3 và S.
C. KClO3, C và S.
D. KClO3 và S.
Câu 8: Sự điện li là quá trình
A. hòa tan các chất vào nước.
B. phân li ra ion của các chất trong nước.
C. phân li thành các phân tử hòa tan.
D. phân li của axit trong nước.
Câu 9: Điều khẳng định đúng là:
A. dung dịch có môi trường bazo thì pH>7.
B. dung dịch có môi trường trung tính thì pH<7.
C. dung dịch có môi trường axit thì pH=7.
D. dung dịch có môi trường trung tính thì pH>7.
Câu 10: Trong các chất sau, chất có độ cứng lớn nhất là
A. silic.
B. kim cương.
C. than chì.
D. thạch anh.
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
B |
D |
D |
A |
A |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
A |
B |
A |
B |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
D |
C |
B |
A |
C |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
C |
D |
C |
C |
D |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1 (3,5 điểm):
a) Viết phương trình điện li của các chất sau khi hòa tan trong nước:
HCl, NaOH, CH3COOH, AlCl3, Fe2(SO4)3.
b) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn sau: Na3PO4, NaNO3, Na2CO3, NH4NO3.
Câu 2 (2,5 điểm):
Hoàn thành các phương trình phản ứng giữa các cặp chất sau, ghi rõ điều kiện cần thiết nếu có?
a) P + Mg →
b) P + HNO3 (đặc) →
c) Si + NaOH + H2O →
d) C + O2 (dư) →
e) CO + CuO →
Câu 3 (3 điểm):
a) + Tính pH của dung dịch chứa 2,92 gam HCl trong 800 ml?
+ Tính pH của dung dịch chứa 0,8 gam NaOH trong 200 ml?
b) Hòa tan hoàn toàn 10,35 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại Mg và Al bằng dung dịch HNO3 (loãng) dư sau phản ứng thu được dung dịch A và 7,84 lít khí không màu hóa nâu trong không khí (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất).
- Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X?
- Tính tổng khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch A?
Câu 4 (1 điểm):
Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH và 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Xác định giá trị của m?
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Hóa học 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Quang Trung. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.