YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Công nghệ 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú có đáp án

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi HK1 môn Công nghệ 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú có đáp án do ban biên tập HỌC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về Công nghệ đã học trong chương trình Công nghệ 10 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN CÔNG NGHỆ 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Không kể thời gian phát đề)

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Trong quá trình sản xuất phân hóa học có sử dụng:

A. Nguyên liệu tự nhiên

B. Nguyên liệu tổng hợp

C. Nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp

D. Đáp án khác

Câu 2. Hãy cho biết đâu là phân hóa học?

A. Canxi

B. Lưu huỳnh

C. Bo

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3. Phân hóa học chứa:

A. Ít nguyên tố dinh dưỡng

B. Nhiều nguyên tố dinh dưỡng

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 4. Phân hữu cơ chứa nguyên tố dinh dưỡng:

A. Đa lượng

B. Trung lượng

C. Vi lượng

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5. Phân vi sinh vật là loại phân:

A. Sản xuất theo quy trình công nghiệp

B. Mà các chất hữu cơ vùi vào đất

C. Chứa các loài vi sinh vật

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6. Tại sao thời hạn sử dụng phân vi sinh vật ngắn?

A. Do vi sinh vật có khả năng sống phụ thuộc điều kiện ngoại cảnh

B. Do vi sinh vật có thời gian tồn tại phụ thuộc điều kiện ngoại cảnh

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 7. Thành phần chính của phân vi sinh vật cố định đạm là:

A. Than bùn

B. Vi sinh vật nốt sần cây họ đậu

C. Chất khoáng và nguyên tố vi lượng

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8. Đất nhận chất hữu cơ qua:

A. Phân bón

B. Xác động vật

C. Xác thực vật sống trong đất

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9. Sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Nguồn sâu, bệnh hại

B. Điều kiện khí hậu, đất đai

C. Giống cây trồng và chế độ chăm sóc

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10. Cây trồng dễ mắc sâu bệnh khi:

A. Đất thiếu dinh dưỡng

B. Đất thừa dinh dưỡng

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 11. Nấm phát triển tốt ở nhiệt độ bao nhiêu?

A. Trên 25°C

B. Dưới 30°C

C. Trên 30°C

D. Từ 25°C ÷ 30°C

Câu 12. Nguyên lí phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng gồm mấy đặc điểm?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 13. Đâu là biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?

A. Sử dụng giống cây trồng chống chịu sâu, bệnh

B. Biện pháp cơ giới, vật lí

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 14. Biện pháp sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng để:

A. Ngăn chặn thiệt hại do sâu, bệnh gây ra

B. Làm giảm thiệt hại do sâu, bệnh gây ra

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 15. Biện pháp cơ giới, vật lí cụ thể là:

A. Bẫy ánh sáng

B. Bắt bằng vợt

C. Bẫy mùi vị

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 16. Để tăng hiệu quả diệt trừ sâu, bệnh hại, thuốc hóa học bảo vệ thực vật thường được sử dụng với liều lượng:

A. Trung bình

B. Cao

C. Thấp

D. Đáp án khác

Câu 17. Sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật như thế nào là hợp lí?

A. Nồng độ quá cao

B. Liều lượng quá cao

C. Thời gian cách li ngắn

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 18. Khi bảo quản, sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật phải tuân thủ quy định về:

A. An toàn lao động

B. Vệ sinh môi trường

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 19. Đâu là tên sâu hại lúa?

A. Rầy nâu hại lúa

B. Bạc lá lúa

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 20. Đâu là tên bệnh hại lúa?

A. Đạo ôn

B. Khô vằn

C. Bệnh bạc lá lúa

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 21. Đặc điểm gây hại của sâu đục thân bướm hai chấm là:

A. Nhánh lúa trở lên vô hiệu

B. Nõn lúa héo

C. Bông bạc

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 22. Đối với sâu đục thân bướm hai chấm, loại sâu non có:

A. Màu vàng nhạt

B. Màu trắng sữa

C. Đầu màu nâu vàng

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 23. Đối với sâu cuốn lá lúa loại nhỏ, khi trưởng thành thì cánh nào có hai vân ngang hình làn sóng?

A. Cánh trước

B. Cánh sen

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 24. Mỗi ổ trứng của rầy nâu hại lúa có khoảng:

A. Dưới 5 quả

B. Trên 12 quả

C. Từ 5 ÷ 12 quả

D. Dưới 12 quả

Câu 25. Rầy nâu hại lúa khi trưởng thành có màu gì?

A. Màu vàng nâu

B. Màu nâu tối

C. Màu trắng sữa

D. Màu trắng xám

Câu 26. Bệnh bạc lá lúa khi mới xuất hiện có màu:

A. Màu xám bạc

B. Màu xanh đậm

C. Màu xanh đậm, sáng

D. Đáp án khác

Câu 27. Bệnh đạo ôn khi mới xuất hiện, vết bệnh có màu:

A. Nâu

B. Xám

C. Xanh

D. Xám xanh

Câu 28. Tinh thể protein độc có hình dạng như thế nào?

A. Hình quả trám

B. Hình lập phương

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 29. Chế phẩm Bt được sử dụng trừ loại sâu nào?

A. Sâu đo

B. Sâu xanh

C. Sâu róm thông

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 30. Có mấy nhóm nấm được ứng dụng rộng rãi trong phòng trừ dịch hại cây trồng?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN CÔNG NGHỆ 10- TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ- ĐỀ 02

I. Trắc nghiệm.

Chọn đáp án đúng điền vào bảng đáp án.

Câu 1. Một trong những phương hướng và nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay là:

A. Xây dựng cơ sở bảo quản, chế biến sau thu hoạch.          B. Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái.

C. Tăng cường sản xuất lương thực để xuất khẩu.                D. Mở rộng khu chăn nuôi, trồng trọt.

Câu 2. Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng là:

A. Nhằm đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng và hệ thống luân canh

B. Nhằm xác định hệ thống luân canh phù hợp với cây trồng.

C. Nhằm đưa giống mới ra sản xuất đại trà.

D. Nhằm cung cấp hệ thống giống mới kịp mùa vụ.

Câu 3. Một trong những mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng là:

A. Đưa giống mới vào sản suất đại trà không qua khảo nghiệm.

B. Cung cấp thông tin về hướng sử dụng giống mới được công nhận.

C. Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất.

D. Nhằm sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng

Câu 4. Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào là:

A. Sự phân hóa tế bào                  B. Sự phản phân hóa tế bào           

C. Tính toàn năng của tế bào        D. Khả năng sinh sản vô tính của tế bào thực vật.

Câu 5. Keo đất âm có đặc điểm:

A. Lớp ion quyết định điện mang điện tích dương, lớp ion bù mang điện tích dương.

B. Lớp ion quyết định điện mang điện tích âm, lớp ion bù mang điện tích dương.

C. Lớp ion quyết định điện mang điện tích dương, lớp ion bù mang điện tích âm.

D. Lớp ion quyết định điện mang điện tích âm, lớp ion bù mang điện tích âm.

Câu 6. Một trong những nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu là.

A. Do lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ.

B. Do đất nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn.

C. Do nước mưa rơi vào đất phá vỡ kết cấu đất.

D. Do trồng lúa lâu đời và tập quán canh tác lạc hậu.

Câu 7. Một trong những đặc điểm của phân hóa học là:

A. Bón nhiều, bón liên tục trong nhiều năm làm cho đất hóa chua.

B. Có thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định.

C. Có thời hạn sử dụng ngắn.

D. Thường dùng để bón thúc là chính.

Câu 8. phân vi sinh vật cố định đạm được dùng để:

A. Bón lót                  

B. Bón thúc                   

C. Tầm vào hạt giống trước khi gieo

D . Phun qua lá.

Câu 9. Đất có phản ứng chua thì:

A. [H+ ] = [OH- ] .       B. [H+ ] > [OH- ] .       

C. [H+ ] < [OH- ] .         D. Muối Na2CO3 thủy phân tạo NaOH. 

Câu 10. Cần phải khảo nghiệm giống cây trồng trước khi đưa vào sản suất đại trà, vì:

A. Nếu không qua khảo nghiệm thì có nguy cơ mất trắng do giống mới không phù hợp với điều kiện B. địa phương.

B. Nếu khảo nghiệm sẽ giúp chúng ta xác định được năng suất của giống mới so với giống cũ.

C. Để sản xuất đại trà cần tiến hành các thí nghiệm so sánh giống, kiểm tra kĩ thuật và sản xuất quảng cáo. 

D. Khảo nghiệm giống sẽ  tạo ra được số lượng giống mới nhiều, đủ cung cấp cho sản xuất đại trà.

Câu 11. Khâu khác biệt cơ bản trong sản xuất hạt giống theo sơ đồ duy trì và sơ đồ phục tráng ở cây tự thụ phấn là:

A. Nhân hạt giống nguyên chủng từ giống siêu nguyên chủng.

C. Sản xuất hạt siêu nguyên chủng

B. Sản xuất hạt giống xác nhận.

D. Không tuân theo hệ thống sản xuất giống cây trồng. 

Câu 12. Quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào gồm các bước:

       1. Khử trùng        2. Chọn vật liệu nuôi cấy         3. tạo rễ                     4. Tạo chồi     

       5. trồng cây trong vườn ươm         6. cấy cây vào môi trường thích ứng   

Thứ tự đúng là:          

A. 1 → 2 → 3 → 4 → 5 → 6.                   B. 2 → 1 → 4 → 3 → 6 → 5.    

C. 2 → 1 → 3 → 4 → 6 → 5.                   D. 1 → 2 → 4 → 3 → 5 → 6. 

Câu 13. Yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất là:

A. Chất hữu cơ                                      B. Chất hóa học              

C. Nước, chất dinh dưỡng                     D. Chất khoáng

Câu 14. Tác dụng của biện pháp luân canh cây trồng để cải tạo đất xám bạc màu là:

A. Tăng độ phì nhiêu cho đất nhờ hoạt động của vi sinh vật cố định đạm.

B. Cung cấp dinh dưỡng cho cây lương thực mà không cần phải bón phân.

C. Tạo phân hữu cơ có chứa vi sinh vật cố định đạm.

D. Thu hoạch cây trồng đúng mùa vụ, cho năng suất cao.

Câu 15. Phân đạm, kali dùng để bón lót với lượng nhỏ, vì:

A. Do có hiệu quả nhanh nên bón lót thường không có tác dụng lâu dài.            

B. Do dễ hòa tan nên dễ bị rửa trôi.

C. Do có tỉ lệ chất dinh dưỡng cao nên bón lot nhiều tạo môi trường ưu trương làm chết cây và làm chua đất.

D. Do bón thúc cho năng suất cây trồng cao hơn.

Câu 16. Trong thành phần của phân vi sinh vật cố định đạm và chuyển hóa lân đều có chứa:

A. Than bùn, các nguyên tố khoáng và vi lượng                     C. Vi sinh vật nốt sần họ đậu

B. Vi sinh vật chuyển hóa lân.                                              D. Bột phốt phorit  hoặc apatit

II. Tự luận

 Câu 1. Cho bảng số liệu về cơ cấu tổng sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta như sau:

                      Năm

Ngành kinh tế

1995

2000

2004

Công nghiệp và xây dựng

28.7%

36.7%

40.1%

Dịch vụ

44.1%

38.8%

38.2%

Nông, lâm, ngư nghiệp

27.2%

24.5%

21.7%

Dựa vào bảng số liệu trên em hãy vẽ biểu đồ về cơ cấu tổng sản phẩm ở nước ta. Từ đó em có nhận xét gì về đóng góp của ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước?

Câu 2. Nêu một số biện pháp kĩ thuật làm tăng độ phì nhiêu của đất, biện pháp hạn chế các chất gây độc hại cho cây và ô nhiễm đất.

Câu 3. Em hãy kể tên một số loại phân hữu cơ thường dùng ở địa phương em. Dựa vào cách sử dụng phân hữu cơ, em hãy đưa ra biện pháp tạo phân hữu cơ  từ rác thải sinh hoạt.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM

1B

2A

3C

4C

5B

6D

7A

8C

9B

10A

11C

12B

13C

14A

15C

16A

---{Để xem nội dung đáp án phần tự luận đề số 2, các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}---

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN CÔNG NGHỆ 10- TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ- ĐỀ 03

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong khảo nghiệm giống cây trồng, thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật nhằm mục đích gì?

A.  So sánh giống mới chọn tạo với giống đại trà.

B.  Kiểm tra đề xuất của cơ quan chọn tạo về kỹ thuật gieo trồng.

C.  Khảo sát, đánh giá kết quả. 

D. Triển khai trên diện tích rộng lớn.   

Câu 2: Trong hệ thống sản xuất giống cây trồng, quá trình sản xuất hạt giống trải qua các bước nào?

A. Sản xuất hạt siêu nguyên chủng và sản xuất hạt xác nhận.

B. Sản xuất hạt nguyên chủng và hạt đại trà.

C. Sản xuất hạt xác nhận và sản xuất hạt nguyên chủng.

D. Sản xuất hạt siêu nguyên chủng, sản xuất hạt nguyên chủng và sản xuất hạt xác nhận.

Câu 3: Nhân giống cây trồng bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào có ý nghĩa như thế nào?

 A. Hệ số nhân giống cao, các sản phẩm không đồng nhất về mặt di truyền.

 B. Hệ số nhân giống cao, các sản phẩm sạch bệnh, đồng nhất về mặt di truyền.

 C. Hệ số nhân giống thấp, các sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền.

 D. Sản phẩm nhân giống bị nhiễm bệnh do lây chéo.

Câu 4: Trong quy trình công nghệ nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, tạo rễ là công đoạn thứ mấy?

A. 2.                                 B. 3.                            C . 4.                           D. 5.

Câu 5: Phản ứng của dung dịch đất do yếu tố nào quyết định?

A. Nồng độ H+ và OH-.                                                  B. Nồng độ OH-.           

C. Keo đất.                                                                       D. Nồng độ H+.

Câu 6: Khả năng hấp phụ của đất là gì?

A. Cạn kiệt các chất dinh dưỡng.                                   B. Rửa trôi các chất dinh dưỡng.

C. Giữ lại các chất dinh dưỡng.                                     D. Hút các chất dinh dưỡng.

Câu 7: Ở Việt Nam, nguyên nhân chính gây xói mòn đất là

A. Do nước mưa, nước tưới, tuyết tan.                         B. Địa hình dốc.

C. Địa hình dốc và lượng mưa lớn.                               D. Do tập quán canh tác lạc hậu.

Câu 8: Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá có tính chất nào sau đây?

A. Có hình thái phẫu diện hoàn chỉnh, đất chua, nghèo dinh dưỡng và mùn.

B. Hình thái phẫu diện không hoàn chỉnh, đất kiềm, thành phần cơ giới nhẹ.

C. Có hình thái phẫu diện hoàn chỉnh, đất chua, tỷ lệ keo sét ít.

D. Hình thái phẫu diện không hoàn chỉnh, đất chua, nghèo dinh dưỡng và mùn.

Câu 9: Trong sản xuất nông nghiệp, loại cây trồng nào sau đây phù hợp với đất xám bạc màu

A. Cây lương thực, cây họ đậu và cây phân xanh.                  B. Lúa, ngô, chè, đậu, đước.

C. Tất cả các loại cây trồng cạn.                                                D. Lúa, ngô, khoai, sắn, tràm.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng với đặc điểm của phân hóa học?

A. Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng.                     B. Chứa vi sinh vật sống.

C. Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng.              D. Chứa rác hữu cơ.

Câu 11: Loại phân bón nào sau đây là phân vi sinh vật cố định đạm?

A. Phân ure.                                                         B. Photphobacterin.   

C. Nitragin, Azogin.                                           D. Lân hữu cơ vi sinh

Câu 12: Tính chất nào sau đây là của phân đạm?

A. Ít tan.                B. Dễ tan.                              C. Không tan.                        D. Khó tan.

Câu 13: Phân hữu cơ dùng để bón cho cây trồng có đặc điểm nào?

A. Hiệu quả chậm.                                               B. Hiệu quả nhanh.

C. Giảm độ phì nhiêu.                             D. Tăng số lượng vi sinh vật trong đất.

Câu 14: Nội dung nào sau đây đúng khi về nguyên lí sản xuất phân vi sinh

A.  Nhân vi sinh vật đặc hiệu sau đó phối trộn với chất nền.

B.  Trộn vi sinh vật đặc hiệu với chất nền.

C.  Nhân vi sinh vật đặc hiệu sau đó trộn với bột photphorit.

D.  Trộn vi sinh vật đặc hiệu với bột photphorit.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Ruộng rau nhà bác An canh tác theo tiêu chuẩn RAT (rau an toàn), anh con trai bác An mang xô chứa phân chuồng tươi pha loãng tưới cho rau liền bị bác An nhắc.  Em có biết tại sao bác An lại không đồng ý với cách bón trực tiếp phân chuồng tươi cho cây trồng? Theo em nên sử dụng phân chuồng như thế nào cho đúng?

Câu 2: Gia đình bác Bình lập trang trại trên đất dốc để trồng cây ăn quả tuy nhiên đất bị chua, nghèo dinh dưỡng, khô hạn. Em hãy đề xuất biện pháp cải tạo và hướng canh tác trên mảnh đất đó để đạt hiệu quả kinh tế cao?

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Đáp án

B

D

B

C

A

C

C

D

A

A

C

B

A

A

---{Còn tiếp}---

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN CÔNG NGHỆ 10- TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ- ĐỀ 04

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Thành phần chính của phân vi sinh vật cố định đạm là gì?

A. Than bùn                                                         B. Vi sinh vật cố định đạm

C. Photphobacterin                                             D. Nitragin

Câu 2: Bón phân vi sinh vật nhằm mục đích gì?

A. Hạn chế rửa trôi chất dinh dưỡng.   

B. Tăng số lượng và hoạt động của vi sinh vật có ích trong đất.

C. Tăng độ ẩm cho đất trồng.    

D. Tăng độ dày cho tầng canh tác.

Câu 3: Sự khác nhau cơ bản giữa cấp hạt giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng là gì?

A. Độ thuần khiết và kích thước hạt.                B. Chất lượng hạt và kích thước hạt.

C. Chất lượng hạt và độ thuần khiết.                D. Chất lượng hạt và số lượng hạt.

Câu 4: Trong quy trình sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo, quá trình loại bỏ cây xấu được thực hiện khi nào?

A.  Sau khi tung phấn.                                        B. Sau khi chọn cây ưu tú.       

C.  Trước khi tung phấn.                                    D. Trước khi chọn hạt ưu tú.

Câu 5: Để phân biệt được keo âm và keo dương là dựa vào yếu tố nào?

A. Nhân keo.                                                        B. Lớp ion quyết định điện.

C. Ion dương.                                                       D. Ion âm.

Câu 6: Để giảm độ chua cho đất, người ta thường làm gì?

A. Bón phân đạm.                                                B. Bón phân ure.      

C. Bón vôi .                                                           D. Bón phân kali.

Câu 7: Khi cải tạo đất xám bạc màu, biện pháp cày sâu dần kết hợp tăng cường bón phân hữu cơ và bón phân hóa học hợp lí có tác dụng gì?

A. Tăng độ phì nhiêu cho đất canh tác.

B. Cung cấp chất dinh dưỡng và tăng số lượng vi sinh vật trong đất.

C. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho đất.

D. Tăng độ dày tầng canh tác, tăng độ phì nhiêu cho đất.

Câu 8: Làm ruộng bậc thang có tác dụng như thế nào đối với đất có địa hình dốc?

A. Hạn chế xói mòn, rửa trôi đất.                      B. Tăng năng suất, chất lượng cây trồng.

C. Tăng tốc độ dòng chảy.                                 D. Tăng độ ẩm cho đất.

Câu 9: Bón phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ vào đất có tác dụng gì?

A. Chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ.

B. Chuyển hóa lân khó tan thành lân vô cơ.

C. Thúc đẩy quá tình phân hủy các chất hữu cơ thành các chất khoáng đơn giản cho cây dễ hấp thụ.

D. Chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan.

Câu 10: Loại phân bón nào được dùng để bón lót?

A. Kali sunfat.                  B. Kali Clorua.                      C. Supe lân.               D. Đạm sunfat.

Câu 11: Loại phân bón nào bón nhiều trong thời gian dài làm hại đất?

A. Phân vi sinh.               B. Phân chuồng.                   C. Phân xanh.            D. Phân đạm

Câu 12: Cho các loại phân bón: (1) Phân lân, (2) Phân đạm, (3) Phân Kali, (4) Phân hữu cơ.  Nhóm phân nào dùng để bón lót?

A. 2, 3                   B. 1, 2                        C. 2, 4                        D. 1, 4

Câu 13: Vì sao phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ chỉ bón trực tiếp vào đất, không tẩm vào hạt giống tr­ước khi gieo?

A. Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ trong đất làm hạt nảy mầm chậm.

B. Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ trong hạt làm hạt nảy mầm chậm.

C. Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ trong đất làm hạt bị thối hỏng không nảy mầm được.

D. Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ trong hạt làm hạt bị thối hỏng không nảy mầm được.

Câu 14: Thành phần không thể thiếu trong sản xuất phân vi sinh là gì?

A. Than bùn.                                B. Xellulo.                 C. Protein.                 D. Photpho.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Ruộng rau nhà bác An canh tác theo tiêu chuẩn RAT (rau an toàn), anh con trai bác An mang xô chứa phân chuồng tươi pha loãng tưới cho rau liền bị bác An nhắc.  Em có biết tại sao bác An lại không đồng ý với cách bón trực tiếp phân chuồng tươi cho cây trồng? Theo em nên sử dụng phân chuồng như thế nào cho đúng?

Câu 2: Gia đình bác Bình lập trang trại trên đất dốc để trồng cây ăn quả tuy nhiên đất bị chua, nghèo dinh dưỡng, khô hạn. Em hãy đề xuất biện pháp cải tạo và hướng canh tác trên mảnh đất đó để đạt hiệu quả kinh tế cao?

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

Đáp án

B

B

C

C

B

C

D

A

C

C

D

D

D

A

---{Còn tiếp}---

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN CÔNG NGHỆ 10- TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ- ĐỀ 05

I. Trắc nghiệm:

Câu 1: Nhiệt độ thuận lợi cho nấm phát triển là:

A.- 25-30°C. 

B.- 50-55°C. 

C.- 45-50°C. 

D.- 30-45°C.

Câu 2: Khi bón phân cho cây trồng cần chú ý những điểm gì?

A.- Thời tiết. 

B.- Tính chất của phân bón, tính chất của đất trồng.

C.- Đặc điểm sinh học và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng. 

D.- Cả a, b, c.

Câu 3: Đặc điểm của các cây được tạo ra từ công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào:

A.- Có một số cây đồng nhất với nhau và có cả những cây không đồng nhất với nhau về mặt di truyền.

B.- Các cây sinh ra đều đồng nhất về mặt di truyền và giống với tế bào ban đầu.

C.- Các cây sinh ra đều không đồng nhất về mặt di truyền.

D.- Các cây sinh ra đồng nhất về mặt di truyềnvà khác với tế bào ban đầu.

Câu 4: Keo đất mang điện âm hay dương được quyết định bởi:

A.- Nhân. 

B.- Lớp ion khuếch tán. 

C.- Lớp ion quyết định điện. 

D.- Lớp ion bất động.

Câu 5: Đất xám bạc màu có tính chất:

A.- Thành phần cơ giới nhe. 

B.- Thành phần cơ giới nặng.

C.- Thành phần sét lớn. 

D.- Thành phần sét rất ít.

Câu 6: Xác định ưu điểm của biện pháp hóa học trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng:

A.- Tăng nhanh những dòng sâu, bệnh kháng thuốc. 

B.- Tăng giá thành sản xuất.

C.- Hiệu lực nhanh chóng, dễ dùng, hiệu quả rộng. 

D.- Tốc độ tiêu diệt thiên địch tăng.

Câu 7: Nhiệt độ gây chết cho nấm là:

A.- 30-45°C. 

B.- 25-30°C. 

C.- 50-55°C. 

D.- 45-50°C.

Câu 8: Đất mặn có phản ứng:

A.- Trung tính và kiềm. 

B.- Trung tính. 

C.- Chua. 

D.- Kiềm.

Câu 9: Bón vôi vào đất phèn nhằm:

A.- Khử độc cho đất. 

B.- Rửa bớt lượng phèn.

C.- Nâng cao độ phì nhiêu của đất. 

D.- Giảm độc hại của ion Al3+.

Câu 10: Kích thước một hạt keo đất khoảng:

A.- Rất nhỏ, ở trạng thái huyền phù. 

B.- Dưới 1 mm. 

C.- 1 mm. 

D.- Hơn 1 mm.

Câu 11: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng gồm:

A.- 5 nguyên lí cơ bản. 

B.- 2 nguyên lí cơ bản. 

C.- 4 nguyên lí cơ bản. 

D.- 3 nguyên lí cơ bản.

Câu 12: Đất xám bạc màu được hình thành ở:

A.- Tây Nguyên. 

B.- Giáp ranh đồng bằng và trung du. 

C.- Sa mạc. 

D.- Đồng bằng.

II – Tự luận

Câu 1: Độ phì nhiêu của đất là gì? Có mấy loại độ phì nhiêu của đất? Nêu biện pháp cải tạo độ phì nhiêu cho đất?

Câu 2: Bón phân như thế nào là hợp lí? Cho 4 ví dụ về phân hóa học?

Câu 3: Kể tên ít nhất 5 loại cây rừng? Là học sinh cần làm gì để bảo vệ tài nguyên rừng?

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm:

      1. A 2. D 3. B 4. C 5. A 6. C 7. D 8. A 9. D 10. B 11. C 12. B
---{Còn tiếp}---

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Công nghệ 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. Chúc các em học tốt!

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu khác hoặc thi trực tuyến tại đây:

Các em có thể thử sức làm bài trong thời gian quy định với các đề thi trắc nghiệm online tại đây:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON