YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 7 năm 2021 Trường THCS Bùi Thị Xuân có đáp án

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 7 năm 2021 Trường THCS Bùi Thị Xuân có đáp án được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em học sinh lớp 7 ôn tập kiến thức, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu . Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh. Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS

BÙI THỊ XUÂN

ĐỀ THI HK2

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 7

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Hệ tuần hoàn chim bồ câu có đặc điểm là .

A. tim có 4 ngăn máu pha riêng biệt.

B. tim có 4 ngăn máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể

C. tim 3 ngăn máu pha nuôi cơ thể

D. tim 4 ngăn máu đỏ thẩm nuôi cơ thể

Câu 2. Đặc điểm có chai mông nhỏ, không có túi má và đuôi, sống theo đàn là

A. khỉ                                   B. tinh tinh

C. đười ươi                          D. vượn 

Câu 3. Loài có cấp độ tuyệt chủng rất nguy cấp (CR) là

A. voi                                    B. ốc xà cừ

C. khướu đầu đen                D. tôm hùm

Câu 4. Môi trường có số lượng cá thể động vật nhiều nhất là

A. môi trường nhiệt đới gió mùa

B. môi trường đới ôn hòa.

C. môi trường đới lạnh.

D. môi trường hoang mạc.

Câu 5. Vành tai của thỏ lớn và dài, cử động được mọi chiều có chức năng

A. định hướng chống trả kẻ thù.

B. định hướng tham gia tìm thức ăn.

C. định hướng âm thanh vào tai giúp thỏ nghe rõ.

D. định hướng cơ thể khi chạy.

Câu 6. Phương thức sinh sản nào sau đây được xem là tiến hóa nhất

A. noãn thai sinh                  B. đẻ trứng

C. thai sinh                           D. trứng thai

Câu 7. Qua cây phát sinh giới động vật, em biết được điều gì:

A. Biết được số lượng loài nhiều hay ít, mối quan hệ họ hàng  giữa các nhóm động vật.

B. Biết cây sinh ra giới động vật.

C. Biết được nguồn gốc chung.

D. Cho biết số lượng loài.

Câu 8. Biện pháp nào sau đây không phải là đấu tranh sinh học

A. dùng ếch bắt và ăn sâu bọ hại lúa.

B. sử dụng vi khuẩn gây bệnh.

C. dùng mèo bắt chuột trong nhà.

D. dùng thuốc trừ sâu.

Câu 9. Trình bày sự đa dạng của lớp Thú

Câu 10. Nêu sự hoàn chỉnh dần của các hình thức sinh sản hữu tính

Câu 11. Tại sao gà thường ăn các hạt sỏi?

Câu 12. Đa dạng sinh học là gì? Nêu nguyên nhân gây suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

 

1

2

3

4

5

6

7

8

B

D

B

A

C

C

B

D

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Nêu vai trò của lớp thú

Câu 2. Nêu đặc điểm để phân các bộ có vảy, bộ cá sấu, bộ rùa của lớp bò sát?

Câu 3. Chỉ ra những đặc điểm tiến hóa hệ tuần hoàn ở động vật ?

Câu 4. Vì sao sự đa đạng động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng rất thấp?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Cung cấp nguồn dược liệu quí

- Nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ

- Làm vật thí nghiệm

- Cung cấp nguồn thực phẩm 

- Cung cấp sức kéo cho NN

- Có ích cho nông nghiệp 

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay lượn?

Câu 2. Hệ tuần hoàn của thằn lằn có gì giống và khác so với ếch?

Câu 3.

a. Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động ban ngày của chim.

b. Vì sao hiện nay động vật có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng? Cần phải có những biện pháp nào để bảo vệ động vật?

Câu 4. Chủ nhật tuần qua, gia đình bạn Nam đi chơi sở thú trên Thành phố Hồ Chí Minh, vào sở thú Nam thấy rất nhiều động vật được nuôi, nhốt trong chuồng. Nào là lợn rừng, voi, hổ, báo, ngựa, hươu, tê giác, hà mã... trông thật đẹp mắt và chúng rất dễ thương. Em hãy sắp xếp những động vật trên thuộc lớp thú thành 2 nhóm: nhóm thú guốc lẻ và nhóm thú guốc chẵn?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

Đặc điểm, cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay lượn:

- Chim có thân hình thoi làm giảm sức cản của không khí, cơ thể được phủ bằng lông vũ, nhẹ, xốp có hệ thống túi khí làm cho cơ thể chim nhẹ

- Chi trước biến đổi thành cánh, chi sau có xương bàn dài thích nghi với đời sống bay lượn.

- Các ngón chân có vuốt sắc, ba ngón hướng phía trước, một ngón hướng phía sau thích nghi với sự bám vào cành cây, sự cất cánh và hạ cánh.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Chim bồ câu có tập tính:

A. Sống đơn độc

B. Sống theo đàn

C. Sống theo cặp

D. Sống tập thể

Câu 2. Lớp bò sát tiến hóa hơn so với cá bởi:

A. 2 tâm thất có vách hụt làm cho máu đi nuôi cơ thể giảm bớt sự pha trộn

B. Tim 4 ngăn có vách hụt làm cho máu đi nuôi cơ thể giảm bớt máu pha trộn

C. 3 tâm thất có vách hụt làm cho máu đi nuôi cơ thể giảm bớt sự pha trộn

D. Máu đỏ tươi nuôi cơ thể

Câu 3. Đặc điểm cấu tạo của thằn lằn bóng thích nghi đời sống ở cạn:

A. Da khô, có vảy sừng bao bọc,mắt có mí cử động thân,đuôi dài,có cổ dài,bàn chân có 5 ngón, có vuốt màng nhĩ nằm trong hốc nhỏ bên đầu.

B. Da khô, có cổ dài, nước tiểu đặc, có màng nhĩ, thần đuôi ngắn.

C. Da trần phủ chất nhày, có cổ dài,màng nhĩ nằm trong hốc nhỏ bên đầu thân đuôi rất dài

D. Di chuyển chủ yếu là bò,bàn chân có 5 ngón có vuốt, đuôi dài thân nhỏ,mắt có mí cử động.

Câu 4. Đầu ếch dep, nhọn, khớp với thân thành một khối có tác dụng

A. làm giảm ma sát khi bơi

B. rẽ nước khi bơi

C. giúp ích định hướng

D. giúp ích hô hấp

Câu 5. Ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học:

A. Tốn ít chi phí, đơn giản, dễ thực hiện, tránh ô nhiễm môi trường

B. Không ảnh hưởng xấu đến sinh vật có ích và con người

C. Tốn kém nhiều kinh phí

D. Cả A&B

Câu 6. Động vật quý hiếm là :

A. Những động vật có giá trị về dược liệu, dược phẩm, mỹ nghệ, nguyên liệu công nghiệp.

B. Làm cảnh

C. Xuất khẩu

D. A,B,C đều đúng

Câu 7. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng thích nghi đời sống ở cạn?

Câu 8. Khái niệm động vật quý hiếm? Cho VD cụ thể?

Câu 9. Tại sao nói thú là động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

 

1

2

3

4

5

6

C

A

A

A

D

D

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Có cơ hoành là đặc điểm của loài nào?

A. Ếch đồng.                     B. Thằn lằn.

C. Thỏ.                              D. Chim bồ câu

Câu 2. Chim bồ câu có bao nhiêu túi khí?

A. 1                                      B. 5

C. 7                                      D. 9

Câu 3. Động vật nào dưới đây có quan hệ họ hàng gần với trâu rừng nhất?

A. Thằn lằn bóng đuôi dài.

B. Chim bồ câu.

C. Ngựa vằn.

D. Cá chép.

Câu 4. Vì sao nói cá chép thường đẻ trứng với số lượng lớn?

A. Vì hiệu suất thụ tinh của cá chép rất cao.

B. Vì số lần đẻ trứng ít nên mỗi lần phải đẻ nhiều trứng.

C. Vì đẻ nhiều trứng sẽ làm tăng nhanh số lượng cá thế.

D. Vì môi trường ngoài có nhiều yếu tố bất lợi nên cá đẻ nhiều trứng để tăng khả năng thụ tinh.

Câu 5. Động vật nào dưới đây hô hấp bằng hệ thống ống khí?

A. Cá chép.                      B. Châu chấu.

C. Thủy tức.                     D. Giun đất.

Câu 6. Ngành động vật nào dưới đây có cơ quan phân hóa phức tạp nhất?

A. Chân khớp.

B. Ruột khoang.

C. Động vật nguyên sinh.

D. Động vật có xương sống.

Câu 7. Hiện nay, loài chim nào có kích thước lớn nhất thế giới?

A. Đà điểu châu phi.

B. Chim cánh cụt hoàng đế.

C. Bồ nông châu Úc.

D. Kền kền.

Câu 8. Hiện nay, nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loại động thực vật là?

A. Do sự phun trào núi lửa.

B. Do thiên tai, dịch bệnh bất thường.

C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần.

D. Do hoạt động của con người.

Câu 9. Biện pháp đấu tranh sinh học có ưu điểm nào dưới đây?

A. Nhanh chóng tiêu diệt hết sinh vật gây hại.

B. Hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường.

C. Đơn giản, dễ thực hiện.

D. Tiết kiệm chi phí.

Câu 10. Thời xưa, khi phương tiện liên lạc còn chưa phát triển, con người thường nhờ động vật nào sau đây làm phương tiện đưa thư. Hay chúng còn được mệnh danh là các “ bưu tá viên”?

A. Bồ câu.                           B. Chim ưng

C. Chim đại bàng.               D. Chim sẻ.

Câu 11. So sánh hệ tuần hoàn của Lưỡng Cư, Bò Sát, Chim, Thú?

Câu 12. Vì sao nói thú là động vật xương sống có tổ chức cao nhất?

Câu 13. Nêu lợi ích của đa dạng sinh học? Nguyên nhân suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

D

C

D

B

D

A

D

B

A

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 7 năm 2021 Trường THCS Bùi Thị Xuân có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON