Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 7 Cánh diều năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Lê Lợi. Đề thi bao gồm các câu hỏi tự luận trong chương trình Ngữ văn 7 Cánh diều. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi giữa Học kì 2 sắp tới.
TRƯỜNG THCS LÊ LỢI |
ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN: NGỮ VĂN 7 CD NĂM HỌC: 2022-2023 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (2 ĐIỂM)
Học sinh làm bài trực tiếp trên tờ đề thi Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Văn bản "Ca Huế trên sông Hương" là của tác giả nào?
A. Hà Ánh Minh.
B. Hoài Thanh.
C. Phạm Văn Đồng.
D. Hồ Chí Minh.
Câu 2: Văn bản "Sống chết mặc bay" thuộc thể loại nào?
A. Tùy bút
B. Truyện ngắn
C. Hồi kí
D. Kí sự
Câu 3: Văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" phương thức biểu đạt nào chính?
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Nghị luận
D. Miêu tả
Câu 4: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
A. Cuộc sống lao động của con người.
B. Tình yêu lao động của con người
C. Do lực lượng thần thánh tạo ra.
D. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
Câu 5: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận?
A. Cốt truyện.
B. Luận cứ.
C. Các kiểu lập luận.
D. Luận điểm.
PHẦN II. TỰ LUẬN: (8 ĐIỂM)
Câu 1 (2đ): Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản "Sống chết mặc bay"?
Câu 2 (1đ): Xác định cụm C – V trong các câu sau:
a. Huy học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
b. Bỗng, một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.
Câu 3 (5đ): Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim".
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (2 ĐIỂM)
1. A
2. B
3. C
4. D
5. A
PHẦN II. TỰ LUẬN: (8 ĐIỂM)
Câu 1:
Phê phán bọn quan lại độc ác, bỏ mặc nhân dân khổ cực.
Câu 2:
Xác định được các cụm C – V sau:
a. "Huy học giỏi" và cụm "cha mẹ và thầy cô rất vui lòng".
b. "một bàn tay đập vào vai" và cụm "hắn giật mình".
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1. Câu tục ngữ nào sau đây nói về kinh nghiệm dự báo thời tiết?
A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
B. Uống nước nhớ nguồn.
C. Lá lành đùm lá rách.
D. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.
Câu 2. Trong những câu sau, câu nào có ý trái ngược với các câu còn lại?
A. Uống nước nhớ nguồn.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Ăn cháo đá bát.
D. Uống nước nhớ người đào giếng.
Câu 3. Theo tác giả Hoài Thanh trong bài “Ý nghĩa văn chương”, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở đâu?
A. Cuộc sống lao động của loài người.
B. Tình yêu lao động của con người.
C. Do lực lượng thần thánh tạo ra.
D. Lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài.
Câu 4. Vì sao Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết?
A. Vì Bác có năng khiếu văn chương.
B. Vì Bác sinh ra ở nông thôn.
C, Vì thói quen diễn đạt ngôn ngữ của Bác.
D. Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
Câu 5. Văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” của Đặng Thai Mai được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Biểu cảm.
B. Nghị luận.
C. Tự sự.
D. Miêu tả.
II. Phần tự luận (8,0 điểm):
Câu 1. Đọc đoạn trích sau: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.” (Văn 7 – tập 2, NXBGD).
a) Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b) Nêu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đó?
Câu 2.
a) Thế nào là câu chủ động?
---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1 (1 điểm):
Câu rút gọn là gì? Lấy ví dụ và cho biết câu rút gọn thiếu thành phần gì?
Câu 2 (1 điểm):
Chuyển câu chủ động sau thành hai câu bị động (theo hai cách).
“Các công nhân lành nghề xây dựng ngôi trường này vào năm 2015”.
Câu 3 (3 điểm):
Đọc những câu văn sau và trả lời câu hỏi:
“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.”
a) Những câu văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Viết đoạn văn (5 – 7 câu) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống của con người.
---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Câu 1 (4 điểm)
a) Thế nào là câu chủ động? Câu bị động?
b) Chuyển đổi các câu chủ động sau thành câu bị động:
- Thầy hiệu trưởng vào thăm lớp 7A chúng em.
- Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.
Câu 2 (6 điểm). Giải thích câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm".
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Câu 1:
a.
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).
b.
- Lớp 7A chúng em được thầy hiệu trưởng vào thăm.
- Con ngựa bạch bị chàng kị sĩ buộc bên gốc đào.
Câu 2:
a) Mở bài: Tục ngữ chứa đựng bao kinh nghiệm về ứng xử, đạo lý làm người; câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" đã trở thành bài học luân lý, mãi còn nguyên giá trị.
b) Thân bài
* Giải thích câu tục ngữ:
- Nghĩa đen: “Đói cho sạch”: Sống trong sạch trong cảnh đói nghèo; “Rách cho thơm”: Mặc rách, nghèo khổ những phải giặt cho sạch, thơm tho.
- Nghĩa bóng: Đừng vì nghèo đói, thiếu thốn mà làm điều xấu, tội lỗi. Bất cứ trong hoàn cảnh nào cũng phải sống trong sạch, giữ trọn phẩm cách và danh dự tốt đẹp của mình.
* Tại sao phải "Đói cho sạch, rách cho thơm"?
- Trong thực tế đời sống, ai cũng có ham muốn, nhất là lúc hoạn nạn cơ nhỡ, khó khăn… Vì thế, nhân dân ta muốn nhắc nhở mọi người hãy tu dưỡng đạo đức, giữ phẩm cách, giữ danh dự, dũng cảm vượt qua mọi cám dỗ vật chất, giữ vững lương tâm (dùng dẫn chứng chứng minh phù hợp).
---(Đáp án đầy đủ của câu 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: (2,0 điểm)
a) Cho biết nội dung và nghệ thuật của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
b) Tìm thêm ít nhất một câu tục ngữ cùng chủ đề.
Câu 2: (3,0 điểm)
Viết đoạn văn (từ 6-8 câu) kể về hoạt động giữ gìn vệ sinh trường lớp, trong đó có sử dụng một phép liệt kê và một câu đặc biệt.
Câu 3: (5,0 điểm)
Nhân dân ta muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Hãy viết bài văn giải thích những điều em hiểu được trong câu ca dao trên.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu 1: (2,0 điểm)
a) Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
- Nghệ thuật: ẩn dụ, ngắn gọn (0.5 đ)
- Nội dung: nhắc nhở lòng biết ơn (0.25đ)
- Khi ăn một quả ngọt phải nhớ đến người có công trồng cây. (0.25 đ)
- Khi được hưởng một thành quả nào đó phải nhớ đến người đã có công gây dựng: Con cháu biết ơn ông bà cha mẹ; học sinh biết ơn thầy cô; nhân dân nhớ ơn anh hùng liệt sĩ… (0.5 đ)
b) Câu tục ngữ cùng chủ đề: Uống nước nhớ nguồn, Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng (0.5đ)
Câu 2: (3,0 điểm)
Hs viết được đoạn văn đủ số câu theo yêu cầu (6-8 câu): 0,5 đ
- Thiếu hoặc thừa 1 câu trở lên: -0,25 đ
- Đúng đề tài: Hoạt động giữ vệ sinh trường lớp (0,5 đ)
- Có sử dụng đúng:
- Liệt kê: 0,5 đ – có gạch dưới xác định: 0,25 đ
- Dấu chấm lửng: 0,5 đ – có gạch dưới xác định: 0,25 đ
- Diễn đạt liên kết, mạch lạc, trình bày cẩn thận, chữ viết rõ: 0,5đ
Đoạn văn tham khảo:
Chúng em nhận thấy sân trường đã sạch và đẹp, vườn cây trong trường thật sự xanh tốt. Nói chung các bạn học sinh đều có ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường ở những khu vực này. Tuy nhiên, phía sau các phòng học vẫn còn bẩn do có một số bạn vẫn còn vứt rác, do vậy, chúng em cần phải tiến hành dọn vệ sinh ở những nơi đó, đồng thời nhắc nhở các bạn không được vứt rác ra phía sau mà đem bỏ vào sọt rác ở phía trước sân trường. Những trường hợp vi phạm cần phải nhắc nhở hoặc báo lên trường để có hình thức kỉ luật. Chúng em đã phân công: bạn Lan, bạn Hà quét phần có rác; bạn My, bạn Thảo nhặt túi nilong và một số rác có thể tái chế để riêng,... Sau khi làm xong, chúng em cứ hùa nhau ra xem thành quả. "Ồ! Sạch quá!". Mọi người đều rất vui mừng khi nhìn thấy quang cảnh sân trường đâu đâu cũng sạch đẹp.
Phép liệt kê: Chúng em đã phân công: bạn Lan, bạn Hà quét phần có rác; bạn My, bạn Thảo nhặt túi nilong và một số rác có thể tái chế để riêng,...
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 7 Cánh diều năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Lê Lợi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !