YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Địa lí 9 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Trần Kiệt

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Địa lí 9 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Trần Kiệt do HOC247 tổng hợp và biên soạn giúp các em hoàn thiện kỹ năng làm bài trắc nghiệm và kỹ năng vẽ - nhận xét biểu đồ, bảng số liệu, ..... Đồng thời củng cố các kiến thức đã học. Chúc các em đạt được kết quả cao trong kì thi giữa Học kì 2 sắp tới nhé!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS TRẦN KIỆT

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2022 –2023

MÔN ĐỊA LÍ 9

Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề

1. ĐỀ SỐ 1

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Trong cơ cấu sản phẩm của vùng ĐNB, ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất cả nước là

A. khai thác nhiên liệu.                                   B. cơ khí, điện tử.

C. hoá chất.                                                     D. điện.

Câu 2. Trong các tiêu chí phát triển, tiêu chí nào Đông Nam Bộ thấp hơn cả nước?

A. Mật độ dân số.                                            B. Tỷ lệ thị dân

C. Thu nhập bình quân đầu người.                 D. Tỷ lệ thất nghiệp.

Câu 3. Loại hình giao thông vận tải phát triển nhất vùng ĐNB là

A. đường sông.                                               B. đường sắt. 

C. đường bộ.                                                   D. đường biển.

Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng với Đồng bằng Sông Cửu Long?

A. Năng suất lúa cao nhất.                              B. Diện tích đồng bằng lớn nhất.

C. Sản xuất lúa gạo nhiều nhất.                      D. Xuất khẩu nông sản nhiều nhất.

Câu 5. Một vấn đề bức xúc nhất hiện nay ở Đông Nam Bộ là

A. nghèo tài nguyên.                                       B. dân đông.

C. thu nhập thấp.                                            D. ô nhiễm môi trường.

Câu 6. Tỷ lệ dầu thô khai thác ở Đông Nam Bộ so với cả nước chiếm

A. 30 %.                      B. 45 %.                      C. 90 %.                      D. 100 %.

Câu 7. Ngành công nghiệp có điều kiện phát triển nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long là

A. sản xuất hàng tiêu dùng.                            B. dệt may.

C. chế biến lương thực thực phẩm.                D. cơ khí.

Câu 8. Ngành công nghiệp nào của ĐNB sử dụng tài nguyên có sẵn?

A. Luyện kim, cơ khí                                      B. May mặc

C. Chế biến lương thực, thực phẩm               D. Công nghệ cao.

Câu 9. Ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động là

A. dệt may.                 B. điện.                       C. hoá chất.                 D. khai thác dầu.

Câu 10. Loại cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là

A. điều.                       B. hồ tiêu.                   C. cà phê.                    D. cao su.

Câu 11. Nhân tố nào không phải là điều kiện để phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long?

A. Đất, rừng.               B. Khí hậu, nước.          

C. Biển và hải đảo.     D. Khoáng sản.

Câu 12. Loại hình dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất vùng ĐNB và cả nước là

A. giao thông, vận tải.                                    B. bưu chính, viễn thông.

C. xuất nhập khẩu.                                          D. du lịch.

PHẦN II. TỰ LUẬN

Câu 1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đông Nam Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế- xã hội?

Câu 2: Dân cư, xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long có những đặc điểm nổi bật gì? Các đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội?

Câu 3: Cho bảng số liệu:

Sản lượng thủy sản ở ĐSCL (nghìn tấn)

Năm

1995

2000

2002

Đồng sông Cửu Long

819,2

1169,1

1354,5

Cả nước

1584,4

2250,5

2647,4

 

Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Nêu nhận xét.

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

D

C

A

D

D

C

C

A

D

D

C

 

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

* Thuận lợi:

- Đông Nam Bộ có địa hình khá bằng phẳng, có đất xám và đất đỏ badan rất thuận lợi cho phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp và phân bố các cơ sở công nghiệp, dịch vụ.

- Khí hậu cận xích đạo, thời tiết khá ổn định.

- Vùng biển ấm, ngư trường rộng lớn, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế, thềm lục địa nông, giàu tiềm năng về dầu khí.

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc có tiềm năng lớn về thủy điện, phát triển giao thông, cung cấp nước tưới tiêu và phục vụ đời sống.

* Khó khăn:

- Mùa khô kéo dài gây tình trạng thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạt.

- Trên đất liền nghèo khoáng sản.

- Diện tích rừng còn ít, nguy cơ ô nhiễm do chất thải công nghiệp và sinh hoạt cao. Vấn đề bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng.

Câu 2:

* Đặc điểm chủ yếu của dân cư, xã hội:

- Là vùng đông dân thứ hai sau Đồng bằng sông Hồng.

- Đây là vùng cư trú của nhiều thành phần dân tộc: người Kinh, Khơ me, Chăm, Hoa….

- Một vài chỉ tiêu thấp hơn cả nước: tỉ lệ biết chữ đạt 88,1%, tỉ lệ dân thành thị chiếm 17,1%.

* Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội:

- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa, thị trường tiêu thụ lớn….

- Khó khăn: mặt bằng dân trí chưa cao.

Câu 3:

* Vẽ biểu đồ cột (biểu đồ khác không cho điểm)

Đảm bảo: đúng, đủ thông tin

* Nhận xét:

Sl thủy sản của ĐBSCL và cả nước đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau (d/c).

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN ĐỊA LÍ 9 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS TRẦN KIỆT - ĐỀ 02

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Tỉnh (thành phố) nào sau đây không thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long? 

A. Cần Thơ       B. Đồng Nai

C. Long An       D. Đồng Tháp

Câu 2: Ba trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Đông Nam Bộ là: 

A.TP Hồ Chí Minh, Đồng Xoài, Biên Hòa

B. TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Tây Ninh

C.TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu

D. TP Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa

Câu 3: Trong cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ, thì công nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng 

A. cao nhất                  B. thấp nhất

C. trung bình               D. thấp hơn dịch vụ

Câu 4: Phương hướng chủ yếu hiện nay để giải quyết vấn đề lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long là: 

A. sống chung với lũ

B. tránh lũ

C. xây dựng nhiều đê bao

D. trồng rừng ngập mặn

Câu 5: Đông Nam Bộ là vùng có khí hậu: 

A. Cận xích đạo.

B. Nhiệt đới khô.

C. Nhiệt đới có mùa đông lạnh

D. Cận nhiệt đới

Câu 6: Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long là: 

A. Khí hậu nóng quanh năm.

B. Diện tích đất phèn, đất mặn lớn.

C. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

D. Khoáng sản không nhiều.

Câu 7:Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? 

A.Vĩnh Long               B. Bình Dương

C. Bình Phước            D. Long An

Câu 8: Vùng nào sau đây là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm đồng thời là vùng xuất khẩu nông phẩm hàng đầu của cả nước: 

A. Đông Nam Bộ.

B. Đồng Bằng sông Hồng.

C. Đồng Bằng sông Cửu Long.

D. Tây Nguyên.

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: 

Các tỉnh, thành phố thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang. Đồng Nai thuộc Đông Nam Bộ

Đáp án: B.

Câu 2: 

TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu là ba trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Bộ. Các trung tâm này có ngành dịch vụ, công nghiệp phát triển.

Đáp án: B.

Câu 3: 

Trong cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ, thì công nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất, chiếm 59,3% (Năm 2002).

Đáp án: A.

Câu 4: 

Phương hướng chủ yếu hiện nay để giải quyết vấn đề lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long là: Sống chung với lũ. Đây là biện pháp giúp khai thác các nguồn lợi từ lũ (phù sa, nguồn lợi thủy sản). Hạn chế những tác hại lũ gây ra. (vấn đề ÔNMT, dịch bệnh).

Đáp án: A.

Câu 5: 

Đông Nam Bộ là vùng có khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm.

Đáp án: A

Câu 6: 

Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long là: Diện tích đất phèn, đất mặn lớn. Muốn phát triển nông nghiệp cần tiến hành các biện pháp thau chua, rửa mặn.

Đáp án: B

Câu 7: 

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm các tỉnh (thành phố): TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.

Đáp án: A

Câu 8: 

Vùng trọng điểm lương thực thực phẩm đồng thời là vùng xuất khẩu nông phẩm (lúa, thủy sản, hoa quả,…) hàng đầu của cả nước là Đồng Bằng sông Cửu Long.

Đáp án: C.

---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án phần tự luận của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN ĐỊA LÍ 9 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS TRẦN KIỆT - ĐỀ 03

I. TRẮC NGHIỆM:

Hãy chọn ý đúng trong các câu sau

Câu 1. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

A. Tây Ninh                B. An Giang                C. Long An                 D. Đồng Nai

Câu 2. Vùng Đông Nam Bộ có diện tích 23.550 km2. Năm 2002, dân số 10,9 triệu người. Vậy mật độ dân số là bao nhiêu?

A. 364 người/km2                                           B. 436 người/km2      

C. 463 người/km2                                           D. 634 người/km2

Câu 3. Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh chiếm

A. khoảng 30 % giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.

B. khoảng 40 % giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.

C. khoảng 50 % giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.

D. khoảng 55 % giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.

Câu 4.Vùng Đông Nam Bộ ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nhiều lao động là

A. ngành khai thác nhiên liệu

B. ngành điện sản xuất và cơ khí                   

C. ngành vật liệu xây dựng và hóa chất        

D. ngành chế biến lương thực, thực phẩm và dệt may

Câu 5. Vùng Đồng bằng sông Cửu long, ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao là

A. chế biến lương thực, thực phẩm.                             B. vật liệu xây dựng.

C. sản xuất vật liệu xây dựng.                                      D. cơ khí nông nghiệp.

Câu 6. Hãy điền các cụm từ sau: mưa tập trung theo mùa, nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, nóng ẩm, vào chỗ trống sao cho thích hợp:

Khí hậu của Đông Nam Bộ mang tính chất …………………….(1) và ………………………(2)

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

A

C

D

A

 

Câu 6. (1)- cận xích đạo, nóng ẩm; (2)- mưa tập trung theo mùa

---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án phần tự luận của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN ĐỊA LÍ 9 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS TRẦN KIỆT - ĐỀ 04

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đông Nam Bộ tiếp giáp với:

A. Campuchia, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, ĐB Sông Cửu Long

B. Campuchia, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Biển Đông

C. Campuchia, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, ĐB Sông Cửu Long, Biển Đông

D. Campuchia, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ.

Câu 2: Vùng Đông Nam Bộ có diện tích 23.550 km2. Năm 2002, dân số 10,9 triệu người. Vậy mật độ dân số là bao nhiêu?

 

A. 364 người/km2 

B. 436 người/km2

C. 463 người/km2      

D. 634 người/km2

 

Câu 3: Đông Nam Bộ sản xuất được nhiều cao su nhất cả nước là do:

A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi

B. Người dân có truyền thống trồng cao su

C. Có các cơ sở chế biến và xuất khẩu

D. Tất cả các ý trên

Câu 4: Vùng Đông Nam Bộ ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nhiều lao động là

A. ngành khai thác nhiên liệu

B. ngành điện sản xuất và cơ khí

C. ngành vật liệu xây dựng và hóa chất

D. ngành chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may

Câu 5: Đông Nam Bộ tiếp giáp với quốc gia nào?

A. Campuchia

B. Mianma

C. Trung Quốc

D. Lào

Hãy điền các cụm từ sau: mưa tập trung theo mùa, nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, nóng ẩm, vào chỗ trống sao cho thích hợp:

Khí hậu của Đông Nam Bộ mang tính chất …………… (1) và ………………... (2)

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: C

Câu 2: A

Câu 3: D

Câu 4: D

Câu 5: A

Câu 6: 

(1) - cận xích đạo, nóng ẩm

(2)- mưa tập trung theo mùa

---(Còn tiếp)---

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN ĐỊA LÍ 9 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS TRẦN KIỆT - ĐỀ 05

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Tỉnh (thành phố) nào sau đây không thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long? 

A. Sóc Trăng       B. Cà Mau

C. Tây Ninh        D. Đồng Tháp

Câu 2: Tam giác công nghiệp lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là 

A.TP Hồ Chí Minh, Đồng Xoài, Biên Hòa

B. TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa

C.TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Vũng Tàu

D. TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Biên Hòa

Câu 3: Trong cơ cấu công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành: 

A. Vật liệu xây dựng              B. Cơ khí nông nghiệp.

C. Dệt may.                             D. Chế biến LTTP

Câu 4: Mùa lũ, đồng bằng sông Cửu Long bị ngập chủ yếu là do: 

A. Lượng mưa trong vùng quá lớn.

B. Sông Cửu Long có nhiều nhánh.

C. Mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

D. Nước sông Mê Công đổ về.

Câu 5: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có khí hậu: 

A. Cận xích đạo.

B. Nhiệt đới khô.

C. Nhiệt đới có mùa đông lạnh

D. Cận nhiệt đới

Câu 6: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? 

A. Bình Dương                       B. Tây Ninh

C. Đồng Nai                            D. Lâm Đồng

Câu 7: Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh chiếm: 

A. khoảng 30% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ.

B. khoảng 40% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ.

C. khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ.

D. khoảng 55% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ.

Câu 8: Vùng nào sau đây là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm của cả nước: 

A. Đông Nam Bộ

B. Trung du miền núi Phía Bắc

C. Duyên Hải Nam Trung Bộ

D. Đồng Bằng sông Cửu Long

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: 

 Các tỉnh, thành phố thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang. Tây Ninh thuộc Đông Nam Bộ

Đáp án: B.

Câu 2: 

TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu là ba trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Bộ. Các trung tâm này có ngành dịch vụ, công nghiệp phát triển.

Đáp án: C.

Câu 3: 

Ngành chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất với 65% cơ cấu công nghiệp của vùng.

Đáp án: B.

Câu 4: 

Mùa lũ, đồng bằng sông Cửu Long bị ngập chủ yếu là do: Nước sông Mê Công đổ về kết hợp với địa hình thấp, bằng phẳng, nước khó thoát.

Đáp án: B.

Câu 5: 

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có khí hậu mang tính chất cận xích đạo nóng ẩm, lượng mưa dồi dào

Đáp án: A.

Câu 6: 

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm các tỉnh (thành phố): TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.

Đáp án: D

Câu 7: 

Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh chiếm: khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ.

Đáp án: C

Câu 8: 

Đồng Bằng sông Hồng và Đồng Bằng sông Cửu Long là hai vùng trọng điểm lương thực thực phẩm của cả nước.

Đáp án: D

---(Còn tiếp)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Địa lí 9 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Trần Kiệt. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON