YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 12 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Triệu Thái

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 12 năm 2021-2022 có đáp án được tổng hợp, cập nhật mới nhất từ đề thi môn Lý 12 của Trường THPT Triệu Thái. Thông qua việc luyện tập với đề thi lớp 12 giữa học kì 1 này sẽ giúp các em học sinh hệ thống kiến thức đã học, ôn luyện để đạt điểm cao trong các bài thi môn Lý 12. Chúc các em học tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT TRIỆU THÁI

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN VẬT LÝ 12

THỜI GIAN 45 PHÚT

NĂM HỌC 2021-2022

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Chu kì dao động của con lắc xác định bởi

A. \(T=2\pi \sqrt{\frac{g}{l}}\)         

B. \(T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}\)

C. \(T=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{l}{g}}\)         

D. \(T=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{g}{l}}\)

Câu 2: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ có khối lượng m=250gvà lò xo có độ cứng k=100N/m. Bỏ qua ma sát. Ban đầu, giữ vật ở vị trí lò xo nén 1 cm. Buông nhẹ vật, đồng thời tác dụng vào vật một lực F = 3N không đổi có hướng dọc theo trục lò xo và làm lò xo giãn. Sau khoảng thời gian Δt=π/40 (s) thì ngừng tác dụng F. Vận tốc cực đại của vật sau đó bằng

A. 0,8 m/s.                            B. 0,85 m/s.                     C. 1m/s.                           D. 1,4 m/s.

Câu 3: Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ 5cm và chu kì 2s. Quãng đường vật đi được trong 4s là:

A. 20 cm                               B. 60 cm                          C. 40 cm                          D. 80cm

Câu 4: Một vật dao động điều hòa với A = 10 cm, gia tốc của vật bằng không tại hai thời điểm liên tiếp là t1 = 41/16 s và t2 = 45/16 s. Biết tại thời điểm t = 0 vật đang chuyển động về biên dương. Thời điểm vật qua vị trí x = 5 cm lần thứ 2018 kể từ thời điểm ban đầu là:

A. 504,3 s.                            B. 503,8 s.                       C. 503,6 s.                       D. 584,5 s.

Câu 5: Một vật dao động điều hòa với phương trình \(x=10\cos (\pi t+\frac{\pi }{2})cm\). Tần số góc của vật là

A. 0,5π(rad/s).                      B. π(rad/s).                       C. 2(rad/s).                      D. 0,5(rad/s).

Câu 6: Một chất điểm đang dao động điều hòa, vào ba thời điểm liên tiếp t1, t2, t3 vật có gia tốc lần lượt là a1 , a2 , a3 với a1 = a2 = - a3. Biết rằng t3 – t1 = 3 (t3 – t2 ). Tại thời điểm t3 chất điểm có vận tốc là 3 m/s và sau thời điểm này π/30 (s) thì li độ của vật đạt cực đại. Gia tốc cực đại của chất điểm bằng

A. 50 m/s2 .                          B. 20 m/s2 .                      C. 16 m/s2 .                      D. 10 m/s2 .

Câu 7: Trên mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng A và B cách nhau 10cm, dao động cùng pha, cùng tần số f=15hz. Gọi là đường trung trực của AB. Xét điểm C trên đường tròn đường kính AB, biết phần tử chất lỏng tại C dao động với biên độ cực tiểu và C nằm cách khoảng nhỏ nhất bằng 1,4cm. Tốc độ truyền sóng trên bề mặt chất lỏng bằng

A. 0,30m/s                            B. 0,60m/s                       C. 0,84m/s                       D. 0,42m/s

Câu 8: Điôt bán dẫn có cấu tạo gồm:

A. ba lớp tiếp xúc p – n.                                               B. một lớp tiếp xúc p – n.

C. hai lớp tiếp xúc p – n.                                              D. bốn lớp tiếp xúc p – n.

Câu 9: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 8 cm. Trong một chu kì, tỉ số thời gian dãn và nén của lò xo là 2. Tính tần số dao động của con lắc. Lấy g = π2 m/s2.

A. 2,5 Hz.                             B. 1,25 Hz.                      C. 1 Hz.                           D. 2 Hz.

Câu 10: Hai con lắc đơn dao động điều hòa tại cùng một vị trí trên Trái Đất. Chiều dài và chu kì dao động của con lắc đơn lần lượt là ,  và T1, T2. Biết \(\frac{{{T}_{1}}}{{{T}_{_{2}}}}=\frac{1}{2}\).Hệ thức đúng là

A. \(\frac{{{\ell }_{1}}}{{{\ell }_{2}}}=2\)      

B. \(\frac{{{\ell }_{1}}}{{{\ell }_{2}}}=4\)

C. \(\frac{{{\ell }_{1}}}{{{\ell }_{2}}}=\frac{1}{4}\)     

D. \(\frac{{{\ell }_{1}}}{{{\ell }_{2}}}=\frac{1}{2}\)

Câu 11: Ở một đầu thanh thép đàn hồi dao động với tần số f thỏa mãn điều kiện 40Hz < f < 50 Hz, có gắn một mũi nhọn chạm nhẹ vào mặt nước. Khi đó trên mặt nước hình thành sóng tròn tâm O. Người ta thấy 2 điểm M, N trên mặt nước cách nhau 5 cm trên cùng một phương truyền sóng luôn dao động ngược pha nhau. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 0,4 m/s. Tần số f là

A. 44 Hz.                              B. 42 Hz.                         C. 45 Hz.                         D. 48 Hz.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ?

A. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

B. Sóng cơ truyền trong chất rắn luôn là sóng dọc.

C. Sóng cơ truyền trong chất lỏng luôn là sóng ngang.

D. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha

Câu 13: Lực kéo về tác dụng lên một chất điểm dao động điều hòa có độ lớn

A. tỉ lệ với độ lớn của li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng.

B. tỉ lệ với bình phương biên độ.

C. không đổi nhưng hướng thay đổi.

D. và hướng không đổi.

Câu 14: Một sóng cơ có tần số f, truyền trên dây đàn hồi với tốc độ truyền sóng v và bước sóng λ. Hệ thức đúng là:

A. v = \(\frac{f}{\lambda }\)                                        B. v = 2πfλ                      C. v = λf                      D. v =  \(\frac{\lambda }{f}\)

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động của con lắc đơn (bỏ qua lực cản của môi trường)?

A. Khi vật nặng ở vị trí biên, cơ năng của con lắc bằng thế năng của nó.

B. Chuyển động của con lắc từ vị trí biên về vị trí cân bằng là nhanh dần.

C. Với dao động nhỏ thì dao động của con lắc là dao động điều hòa.

D. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng, thì trọng lực tác dụng lên nó cân bằng với lực căng của dây.

Câu 16: Một vật nhỏ khối lượng 1 kg thực hiện dao động điều hòa theo phương trình x = Acos4t cm, với t tính bằng giây. Biết quãng đường vật đi được tối đa trong mộtphần tư chu kì là 0,1 m. Cơ năng của vật là:

A. 0,08 J.                              B. 0,16 J.                         C. 0,72 J.                         D. 0,045 J.

Câu 17: Một sóng hình sin đang truyền trên một sợi dây theo chiều dương của trục 0x. Hình vẽ mô tả hình dạng của sợi dây tại thời điểm t1 và t2 =  t1 + 1s. Tại thời điểm t2, vận tốc của điểm M trên dây gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 3,029 cm/s.                      B. - 3,042 cm/s.               C. 3,042 cm/s.                 D. - 3,029 cm/s.

Câu 18: Vật sáng AB qua thấu kính phân kỳ cho ảnh nhỏ hơn vật 4 lần và cách thấu kính 12 cm.Tiêu cự của thấu kính là

A. - 24cm.                            B. 16 cm                          C. -16 cm .                       D. - 4cm.

Câu 19: Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp ngược pha A, B dao động với tần số 20 Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B những khoảng 24,5 cm và 20 cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB còn có một dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là

A. 40 cm/s.                           B. 30 cm/s.                       C. 45 cm/s.                      D. 60 cm/s.

Câu 20: Giao thoa ở mặt nước với hai nguồn kết hợp đặt tại A và B dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền ở mặt nước có bước sóng λ. Cực đại giao thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn tới đó bằng

A. 2kλ  với k = 0, ,…                                       B. (2k + 1)λ  với k = 0, ,…

C. kλ  với k = 0, ,…                                         D. (k + 0,5)λ  với k = 0, ,…

Câu 21: Khi một sóng truyền từ không khí vào nước thì :

A. Tần số của sóng tăng.                                              B. Bước sóng tăng.

C. Biên độ của sóng không đổi.                                   D. Tốc độ truyền sóng giảm.

Câu 22: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, ngược pha, có biên độ lần lượt là A1 và A2. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động này là

Câu 23: Một vật dao động điều hòa có phương trình x = Acos(wt + j). Gọi v và a lần lượt là vận tốc và gia tốc của vật. Hệ thức đúng là :

A. \(\frac{{{v}^{2}}}{{{\omega }^{4}}}+\frac{{{a}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}={{A}^{2}}\).           

B. \(\frac{{{\omega }^{2}}}{{{v}^{2}}}+\frac{{{a}^{2}}}{{{\omega }^{4}}}={{A}^{2}}\).   

C. \(\frac{{{v}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}+\frac{{{a}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}={{A}^{2}}\)     

D. \(\frac{{{v}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}+\frac{{{a}^{2}}}{{{\omega }^{4}}}={{A}^{2}}\).

Câu 24: Hạt tải điện trong kim loại là

A. electron tự do.                                                         B. ion âm.

C. ion dương.                                                               D. ion dương và electron tự do.

Câu 25: Công thức định góc lệch của tia sáng đơn sắc qua lăng kính là

A. D = r1 + r2 – A.                B. D = i1 + i – A.            C. D = n (1 –A).              D. D = i1 – A.

Câu 26: Sự điều tiết của mắt là

A. thay đổi đường kính  của con ngươi để thay đổi cường độ sáng chiếu vào mắt.

B. thay đổi vị trí của vật để ảnh của vật hiện rõ nét trên màng lưới.

C. thay đổi độ cong của thủy tinh thể để ảnh của vật quan sát hiện rõ nét trên màng lưới.

D. thay đổi khoảng cách từ thủy tinh thể đến màng lưới để ảnh của vật hiện rõ nét trên võng mạc.

Câu 27: Một con lắc đơn có m = 100 g dao động điều hòa tại một nơi có \(g \approx 10m/{s^2}\). Nếu chiều dài của con lắc là l1 thì chu kì là 0,9 s, nếu chiều dài của con lắc là l2 thì chu kì là 1,2 s. Người ta thay đổi chiều dài con lắc thành \(l = {l_1} + {l_2}\) và tích điện q cho quả cầu rồi cho nó dao động điều hòa trong điện trường đều có \(E = {2.10^4}V/m\), chiều hướng thẳng đứng xuống. Chu kì con lắc l dao động trong điện trường tăng thêm 0,3 s. Điện tích của con lắc gần đúng là

A. \(15,3\mu C\)

B. \( - 15,3\mu C\)

C. \( - 15,3nC\)

D. \(15,3nC\)

Câu 28: Khi ghép n nguồn điện nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là

A. E và nr.                            B. nE và nr.                     C. E và r/n.                      D. nE và r/n.

Câu 29: Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ khối lượng 250 g và lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng 100 N/m. Con lắc dao động cưỡng bức theo phương trùng với trục của lò xo dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn F = F0cosωt (N). Khi thay đổi ω thì biên độ dao động của viên bi thay đổi. Khi ω lần lượt là 10 rad/s và 15 rad/s thìbiên độ dao động của viên bi tương ứng là A1 và A2. So sánh A1 và A2.

A. A1 = 1,5A2.                      B. A1 = A2.                      C. A1< A2.                       D. A1> A2.

Câu 30: Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc αmaxnhỏ. Lấy mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi con lắc chuyển động nhanh dần theo chiều dương đến vị trí có động năng bằng ba lần thế năng thì li độ góc α của con lắc bằng

A. max/2.                            B. αmax/  .                     C. max/  .                    D. αmax/2.

Câu 31: Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích điểm Q < 0, tại một điểm trong chân không cách điện tích điểm một khoảng r là?

Câu 32: Một con lắc lò xo dao động theo phương ngang. Lực đàn hồi cực đại tác dụngvào vật là 12 N. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vật chịu tác dụng của lực kéo lò xo 6 N là 0,1 (s). Chu kỳ dao động của vật là

A. 0,4 (s).                             B. 0,3 (s).                         C. 0,6 (s).                         D. 0,1 (s).

Câu 33: Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ học tắt dần?

A. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh.

B. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

C. Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa.

D. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian.

Câu 34: Dưới tác dụng của một lực F = -0,8sin5t (N) (với t đo bằng giây) vật có khối lượng 400 g dao động điều hoà. Biên độ dao động của vật là

A. 18 cm.                              B. 8 cm.                           C. 32 cm.                         D. 30 cm.

Câu 35: Trên một phương truyền sóng có hai điểm M và N cách nhau 80 cm. Sóng truyền theo chiều từ M đến N với bước sóng là 1,6 m. Coi biên độ của sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Biết phương trình sóng tại N là uN = $0,08\cos \frac{\pi }{2}(t-4)$ (m) thì phương trình sóng tại M là

A. \({{u}_{M}}=0,08\cos \frac{\pi }{2}(t+4)\) (m).    

B. uM = \(0,08\cos \frac{\pi }{2}(t+\frac{1}{2})\) (m).

C. \({{u}_{M}}=0,08\cos \frac{\pi }{2}(t-1)\) (m).     

D. \({{u}_{M}}=0,08\cos \frac{\pi }{2}(t-2)\) (m).

Câu 36: Hiện tượng điện phân không ứng dụng để

A. mạ điện.                           B. sơn tĩnh điện.              C. đúc điện.                     D. luyện nhôm.

Câu 37: Một con lắc lò xo có độ cứng k=100N/m và vật năng có khối lượng 400g, được treo vào trần của một thang máy. Khi vật nặng đang đứng yên ở vị trí cân bằng thì thang máy đột ngột chuyển động nhanh dần đêu đi lên với gia tốc a=5m/s2 và sau 5s kể từ khi bắt đầu chuyển động nhanh dần đều thì thang máy chuyển động thẳng đều. Lấy \[{{\pi }^{2}}=10\]; g=10m/s2. Biên độ dao động của vật khi thang máy chuyển động thẳng đều là

A. 4cm                                  B. \(4\sqrt{2}\)cm            C. 8cm                             D. \(8\sqrt{2}\)cm

Câu 38: Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp dao động cùng pha tại hai điểm A và B  cách nhau 16cm. Sóng truyền trên mặt nước với bước sóng 3cm. Trên đoạn AB, số điểm mà tại đó phần tử nước dao động với biên độ cực  đại là

A. 10                                    B. 12                                C. 9                                  D. 11

Câu 39: Cơ năng của một vật dao động điều hòa

A. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng chu kỳ dao động của vật.

B. bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng.

C. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi.

D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động của vật.

Câu 40: Một sóng cơ có tần số 25 Hz truyền dọc theo trục Ox với tốc độ 100 cm/s. Hai điểm gần nhau nhất trên trục Ox mà các phần tử sóng tại đó dao động ngược pha nhau, cách nhau

A. 2 cm                                 B. 3 cm                            C. 4 cm                            D. 1 cm

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Công thức định góc lệch của tia sáng đơn sắc qua lăng kính là

A. D = r1 + r2 – A.                B. D = i1 – A.                  C. D = i1 + i – A.            D. D = n (1 –A).

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động của con lắc đơn (bỏ qua lực cản của môi trường)?

A. Với dao động nhỏ thì dao động của con lắc là dao động điều hòa.

B. Khi vật nặng ở vị trí biên, cơ năng của con lắc bằng thế năng của nó.

C. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng, thì trọng lực tác dụng lên nó cân bằng với lực căng của dây.

D. Chuyển động của con lắc từ vị trí biên về vị trí cân bằng là nhanh dần.

Câu 3: Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ 5cm và chu kì 2s. Quãng đường vật đi được trong 4s là:

A. 40 cm                               B. 60 cm                          C. 20 cm                          D. 80cm

Câu 4: Vật sáng AB qua thấu kính phân kỳ cho ảnh nhỏ hơn vật 4 lần và cách thấu kính 12 cm.Tiêu cự của thấu kính là

A. -16 cm .                           B. - 24cm.                        C. - 4cm.                          D. 16 cm

Câu 5: Giao thoa ở mặt nước với hai nguồn kết hợp đặt tại A và B dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền ở mặt nước có bước sóng λ. Cực đại giao thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn tới đó bằng

A. 2kλ  với k = 0, ,…                                       B. (k + 0,5)λ  với k = 0, ,…

C. kλ  với k = 0, ,…                                         D. (2k + 1)λ  với k = 0, ,…

Câu 6: Trên mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng A và B cách nhau 10cm, dao động cùng pha, cùng tần số f=15hz. Gọi \(\Delta \) là đường trung trực của AB. Xét điểm C trên đường tròn đường kính AB, biết phần tử chất lỏng tại C dao động với biên độ cực tiểu và C nằm cách \(\Delta \) khoảng nhỏ nhất bằng 1,4cm. Tốc độ truyền sóng trên bề mặt chất lỏng bằng

A. 0,30m/s                            B. 0,60m/s                       C. 0,84m/s                       D. 0,42m/s

Câu 7: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ có khối lượng m=250gvà lò xo có độ cứng k=100N/m. Bỏ qua ma sát. Ban đầu, giữ vật ở vị trí lò xo nén 1 cm. Buông nhẹ vật, đồng thời tác dụng vào vật một lực F = 3N không đổi có hướng dọc theo trục lò xo và làm lò xo giãn. Sau khoảng thời gian Δt=π/40 (s) thì ngừng tác dụng F. Vận tốc cực đại của vật sau đó bằng

A. 0,85 m/s.                          B. 0,8 m/s.                       C. 1m/s.                           D. 1,4 m/s.

Câu 8: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 8 cm. Trong một chu kì, tỉ số thời gian dãn và nén của lò xo là 2. Tính tần số dao động của con lắc. Lấy g = π2 m/s2.

A. 2,5 Hz.                             B. 1,25 Hz.                      C. 1 Hz.                           D. 2 Hz.

Câu 9: Dưới tác dụng của một lực F = -0,8sin5t (N) (với t đo bằng giây) vật có khối lượng 400 g dao động điều hoà. Biên độ dao động của vật là

A. 32 cm.                              B. 30 cm.                         C. 18 cm.                         D. 8 cm.

Câu 10: Trên một phương truyền sóng có hai điểm M và N cách nhau 80 cm. Sóng truyền theo chiều từ M đến N với bước sóng là 1,6 m. Coi biên độ của sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Biết phương trình sóng tại N là uN = $0,08\cos \frac{\pi }{2}(t-4)$ (m) thì phương trình sóng tại M là

A. uM = \(0,08\cos \frac{\pi }{2}(t+\frac{1}{2})\) (m).        

B. \({{u}_{M}}=0,08\cos \frac{\pi }{2}(t-2)\) (m).

C. \({{u}_{M}}=0,08\cos \frac{\pi }{2}(t-1)\) (m).     

D. \({{u}_{M}}=0,08\cos \frac{\pi }{2}(t+4)\) (m).

---(Để xem tiếp nội dung tiếp theo của đề thi vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Chu kì dao động của con lắc xác định bởi

A. \(T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}\).                                   

B. \(T=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{l}{g}}\)   

C. \(T=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{g}{l}}\).                       

D. \(T=2\pi \sqrt{\frac{g}{l}}\).

Câu 2: Hạt tải điện trong kim loại là

A. ion âm.                                                                     B. ion dương và electron tự do.

C. electron tự do.                                                         D. ion dương.

Câu 3: Một con lắc lò xo có độ cứng k=100N/m và vật năng có khối lượng 400g, được treo vào trần của một thang máy. Khi vật nặng đang đứng yên ở vị trí cân bằng thì thang máy đột ngột chuyển động nhanh dần đêu đi lên với gia tốc a=5m/s2 và sau 5s kể từ khi bắt đầu chuyển động nhanh dần đều thì thang máy chuyển động thẳng đều. Lấy \({{\pi }^{2}}=10\); g=10m/s2. Biên độ dao động của vật khi thang máy chuyển động thẳng đều là

A. 8cm                                  B. \(4\sqrt{2}\)cm            C. 4cm                             D. \(8\sqrt{2}\)cm

Câu 4: Dưới tác dụng của một lực F = -0,8sin5t (N) (với t đo bằng giây) vật có khối lượng 400 g dao động điều hoà. Biên độ dao động của vật là

A. 18 cm.                              B. 32 cm.                         C. 30 cm.                         D. 8 cm.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ?

A. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha

B. Sóng cơ truyền trong chất lỏng luôn là sóng ngang.

C. Sóng cơ truyền trong chất rắn luôn là sóng dọc.

D. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

Câu 6: Trên một phương truyền sóng có hai điểm M và N cách nhau 80 cm. Sóng truyền theo chiều từ M đến N với bước sóng là 1,6 m. Coi biên độ của sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Biết phương trình sóng tại N là uN = \(0,08\cos \frac{\pi }{2}(t-4)\) (m) thì phương trình sóng tại M là

A. uM = \(0,08\cos \frac{\pi }{2}(t+\frac{1}{2})\) (m).        

B. \({{u}_{M}}=0,08\cos \frac{\pi }{2}(t-2)\) (m).

C. \({{u}_{M}}=0,08\cos \frac{\pi }{2}(t-1)\) (m).     

D. \({{u}_{M}}=0,08\cos \frac{\pi }{2}(t+4)\) (m).

Câu 7: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 8 cm. Trong một chu kì, tỉ số thời gian dãn và nén của lò xo là 2. Tính tần số dao động của con lắc. Lấy g = π2 m/s2.

A. 2,5 Hz.                             B. 1,25 Hz.                      C. 2 Hz.                           D. 1 Hz.

Câu 8: Một sóng cơ có tần số f, truyền trên dây đàn hồi với tốc độ truyền sóng v và bước sóng λ. Hệ thức đúng là:

A. v = \(\frac{f}{\lambda }\)                                        B. v = 2πfλ                      C. v = λf                 D. v =  \(\frac{\lambda }{f}\)

Câu 9: Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ học tắt dần?

A. Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa.

B. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

C. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian.

D. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh.

Câu 10: Lực kéo về tác dụng lên một chất điểm dao động điều hòa có độ lớn

A. tỉ lệ với bình phương biên độ.

B. và hướng không đổi.

C. không đổi nhưng hướng thay đổi.

D. tỉ lệ với độ lớn của li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng.

---(Để xem tiếp nội dung tiếp theo của đề thi vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Hai con lắc đơn dao động điều hòa tại cùng một vị trí trên Trái Đất. Chiều dài và chu kì dao động của con lắc đơn lần lượt là l1, l2 và T1, T2. Biết \(\frac{{{T}_{1}}}{{{T}_{_{2}}}}=\frac{1}{2}\).Hệ thức đúng là

A. \(\frac{{{\ell }_{1}}}{{{\ell }_{2}}}=\frac{1}{4}\)

B. \(\frac{{{\ell }_{1}}}{{{\ell }_{2}}}=2\)

C. \(\frac{{{\ell }_{1}}}{{{\ell }_{2}}}=\frac{1}{2}\)

D. \(\frac{{{\ell }_{1}}}{{{\ell }_{2}}}=4\)

Câu 2: Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ khối lượng 250 g và lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng 100 N/m. Con lắc dao động cưỡng bức theo phương trùng với trục của lò xo dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn F = F0cosωt (N). Khi thay đổi ω thì biên độ dao động của viên bi thay đổi. Khi ω lần lượt là 10 rad/s và 15 rad/s thìbiên độ dao động của viên bi tương ứng là A1 và A2. So sánh A1 và A2.

A. A1 = 1,5A2.                      B. A1 = A2.                      C. A1< A2.                       D. A1> A2.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ?

A. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha

B. Sóng cơ truyền trong chất lỏng luôn là sóng ngang.

C. Sóng cơ truyền trong chất rắn luôn là sóng dọc.

D. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.

Câu 4: Sự điều tiết của mắt là

A. thay đổi đường kính  của con ngươi để thay đổi cường độ sáng chiếu vào mắt.

B. thay đổi vị trí của vật để ảnh của vật hiện rõ nét trên màng lưới.

C. thay đổi khoảng cách từ thủy tinh thể đến màng lưới để ảnh của vật hiện rõ nét trên võng mạc.

D. thay đổi độ cong của thủy tinh thể để ảnh của vật quan sát hiện rõ nét trên màng lưới.

Câu 5: Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ 5cm và chu kì 2s. Quãng đường vật đi được trong 4s là:

A. 20 cm                               B. 40 cm                          C. 80cm                           D. 60 cm

Câu 6: Lực kéo về tác dụng lên một chất điểm dao động điều hòa có độ lớn

A. và hướng không đổi.

B. tỉ lệ với bình phương biên độ.

C. không đổi nhưng hướng thay đổi.

D. tỉ lệ với độ lớn của li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng.

Câu 7: Một vật dao động điều hòa với phương trình $x=10\cos (\pi t+\frac{\pi }{2})cm$. Tần số góc của vật là

A. π(rad/s).                           B. 0,5π(rad/s).                  C. 2(rad/s).                      D. 0,5(rad/s).

Câu 8: Một vật dao động điều hòa có phương trình x = Acos(wt + j). Gọi v và a lần lượt là vận tốc và gia tốc của vật. Hệ thức đúng là :

A. \(\frac{{{v}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}+\frac{{{a}^{2}}}{{{\omega }^{4}}}={{A}^{2}}\).           

B. \(\frac{{{v}^{2}}}{{{\omega }^{4}}}+\frac{{{a}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}={{A}^{2}}\)    

C. \(\frac{{{v}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}+\frac{{{a}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}={{A}^{2}}\)    

D. \(\frac{{{\omega }^{2}}}{{{v}^{2}}}+\frac{{{a}^{2}}}{{{\omega }^{4}}}={{A}^{2}}\)

Câu 9: Một con lắc lò xo dao động theo phương ngang. Lực đàn hồi cực đại tác dụngvào vật là 12 N. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vật chịu tác dụng của lực kéo lò xo 6 N là 0,1 (s). Chu kỳ dao động của vật là

A. 0,4 (s).                             B. 0,6 (s).                         C. 0,1 (s).                         D. 0,3 (s).

Câu 10: Trên một phương truyền sóng có hai điểm M và N cách nhau 80 cm. Sóng truyền theo chiều từ M đến N với bước sóng là 1,6 m. Coi biên độ của sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Biết phương trình sóng tại N là uN = $0,08\cos \frac{\pi }{2}(t-4)$ (m) thì phương trình sóng tại M là

A. uM = \(0,08\cos \frac{\pi }{2}(t+\frac{1}{2})\) (m).        

B. \({{u}_{M}}=0,08\cos \frac{\pi }{2}(t-2)\) (m).

C. \({{u}_{M}}=0,08\cos \frac{\pi }{2}(t+4)\) (m).    

D. \({{u}_{M}}=0,08\cos \frac{\pi }{2}(t-1)\) (m).

---(Để xem tiếp nội dung tiếp theo của đề thi vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Sự điều tiết của mắt là

A. thay đổi đường kính  của con ngươi để thay đổi cường độ sáng chiếu vào mắt.

B. thay đổi vị trí của vật để ảnh của vật hiện rõ nét trên màng lưới.

C. thay đổi khoảng cách từ thủy tinh thể đến màng lưới để ảnh của vật hiện rõ nét trên võng mạc.

D. thay đổi độ cong của thủy tinh thể để ảnh của vật quan sát hiện rõ nét trên màng lưới.

Câu 2: Một con lắc lò xo dao động theo phương ngang. Lực đàn hồi cực đại tác dụngvào vật là 12 N. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vật chịu tác dụng của lực kéo lò xo 6 N là 0,1 (s). Chu kỳ dao động của vật là

A. 0,3 (s).                             B. 0,1 (s).                         C. 0,4 (s).                         D. 0,6 (s).

Câu 3: Hiện tượng điện phân không ứng dụng để

A. mạ điện.                           B. sơn tĩnh điện.              C. đúc điện.                     D. luyện nhôm.

Câu 4: Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ 5cm và chu kì 2s. Quãng đường vật đi được trong 4s là:

A. 20 cm                               B. 40 cm                          C. 80cm                           D. 60 cm

Câu 5: Lực kéo về tác dụng lên một chất điểm dao động điều hòa có độ lớn

A. và hướng không đổi.

B. tỉ lệ với bình phương biên độ.

C. không đổi nhưng hướng thay đổi.

D. tỉ lệ với độ lớn của li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng.

Câu 6: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ có khối lượng m=250gvà lò xo có độ cứng k=100N/m. Bỏ qua ma sát. Ban đầu, giữ vật ở vị trí lò xo nén 1 cm. Buông nhẹ vật, đồng thời tác dụng vào vật một lực F = 3N không đổi có hướng dọc theo trục lò xo và làm lò xo giãn. Sau khoảng thời gian Δt=π/40 (s) thì ngừng tác dụng F. Vận tốc cực đại của vật sau đó bằng

A. 0,85 m/s.                          B. 1m/s.                           C. 0,8 m/s.                       D. 1,4 m/s.

Câu 7: Một vật dao động điều hòa với phương trình \(x=10\cos (\pi t+\frac{\pi }{2})cm\). Tần số góc của vật là

A. 2(rad/s).                           B. π(rad/s).                       C. 0,5(rad/s).                   D. 0,5π(rad/s).

Câu 8: Trên một phương truyền sóng có hai điểm M và N cách nhau 80 cm. Sóng truyền theo chiều từ M đến N với bước sóng là 1,6 m. Coi biên độ của sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Biết phương trình sóng tại N là uN = \(0,08\cos \frac{\pi }{2}(t-4)\) (m) thì phương trình sóng tại M là

A. uM = \(0,08\cos \frac{\pi }{2}(t+\frac{1}{2})\) (m).        

B. \({{u}_{M}}=0,08\cos \frac{\pi }{2}(t-2)\) (m).

C. \({{u}_{M}}=0,08\cos \frac{\pi }{2}(t+4)\) (m).    

D. \({{u}_{M}}=0,08\cos \frac{\pi }{2}(t-1)\) (m).

Câu 9: Khi ghép n nguồn điện nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là

A. E và nr.                            B. E và r/n.                      C. nE và r/n.                    D. nE và nr.

Câu 10: Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp dao động cùng pha tại hai điểm A và B  cách nhau 16cm. Sóng truyền trên mặt nước với bước sóng 3cm. Trên đoạn AB, số điểm mà tại đó phần tử nước dao động với biên độ cực  đại là

A. 10                                    B. 9                                  C. 12                                D. 11

---(Để xem tiếp nội dung tiếp theo của đề thi vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 12 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Triệu Thái. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF