YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi giữa HK1 môn Sinh Học 11 năm 2022-2023 Trường THPT Gia Định có đáp án

Tải về
 
NONE

Với mong muốn cung cấp thêm tài liệu học tập giúp các em ôn tập rèn luyện kĩ năng làm đề củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới, HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi giữa HK1 môn Sinh Học 11 năm 2022-2023 Trường THPT Gia Định có đáp án được HOC247 biên tập, tổng hợp từ các trường THPT trên cả nước. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kiến thức môn Sinh học 11, kỹ năng giải bài tập Sinh học 11 Mời các em cùng tham khảo và học tập. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

1. ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây là

A. nitơ trong đất và phân bón.                                  B. nitơ trong không khí và trong đất.

C. nitơ trong không khí (N2, NO, NO2).                   D. nitơ phân tử và nitơ hữu cơ.

Câu 2: Cắt cây thân thảo đến gần gốc, sau vài phút sẽ thấy những giọt nhựa ở phần thân cây bị cắt. Đây là hiện tượng

A. ứ giọt.                         B. thoát hơi nước.             C. rỉ nhựa và ứ giọt.                                 D. rỉ nhựa.

Câu 3: Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng nào sau đây?

A. NO3  và NO2 .         B. NH4 + và NO3 .          C. N2 và NH4 + .         D. NO2  và NH4 + .

Câu 4: Quá trình thoát hơi nước ở cây có vai trò

A. giúp cây thoát bớt lượng nước dư thừa.               B. tạo động lực đầu trên cho dòng mạch rây.

C. tạo động lực đầu trên cho dòng mạch gỗ.            D. giúp cây tiết kiệm nước trong ngày nóng.

Câu 5: Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về việc bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết của cây?

I. Làm cho cây không hút được nước.     II. Gây độc cho cây, gây ô nhiễm nông sản.

III. Gây ô nhiễm môi trường đất, nước và giết chết các vi sinh vật có lợi.     IV. Càng có lợi cho cây.

A. 1.                                 B. 4.                                  C. 3                                       D. 2.

Câu 6: Khi trời nắng ta đứng dưới bóng cây cảm thấy mát hơn đứng dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì lá cây

   A. đã làm cho không khí ẩm thường xuyên nhờ quá trình hút nước ở rễ liên tục.

   B. đóng mở khí khổng thường xuyên ngay cả khi ở trong bóng tối.

   C. thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh tán lá.

   D. đã tạo ra sức hút nước trong cây.

Câu 7: Nhận định nào sau đây sai khi nói về cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng của rễ cây?

        A. Rễ cây hấp thụ ion khoáng theo cơ chế thụ động khi nồng độ ion khoáng bên ngoài cao.

        B. Rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng hoà tan.

        C. Rễ cây hấp thụ muối khoáng chủ yếu ở dạng không hòa tan.

        D. Rễ cây có hấp thụ ion khoáng theo cơ chế chủ động cần năng lượng và chất mang.

Câu 8: Nhận định nào sau đây sai khi nói về vai trò sinh lý của nguyên tố Nitơ?

        A. Nitơ tham gia cấu tạo các phân tử protein, coenzim, enzim, diệp lục.

        B. Nitơ không phải là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu.

        C. Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cây.

        D. Nitơ được cây hấp thụ ở dạng NH4 + và NO3 .

Câu 9: Thoát hơi nước ở lá qua cutin có đặc điểm nào sau đây?

A. Vận tốc nhỏ và được điều chỉnh.                         B. Vận tốc nhỏ và không được điều chỉnh.

C. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh.               D. Vận tốc lớn và được điều chỉnh.

Câu 10: Nhận định nào sau đây đúng về sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút của rễ?

        A. Nước di chuyển từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp hơn theo cơ chế thụ động.

        B. Nước di chuyển từ nơi có thế nước thấp đến nơi có thế nước cao hơn theo cơ chế thụ động.

        C. Nước di chuyển từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp hơn theo cơ chế chủ động.

        D. Nước di chuyển từ nơi có thế nước thấp đến nơi có thế nước cao hơn theo cơ chế chủ động.

II. Tự luận

Câu 1: Phân biệt dòng mạch gỗ và dòng mạch rây theo tiêu chí thành phần dịch và động lực theo bảng sau:

Tiêu chí phân biệt

Dòng mạch gỗ

Dòng mạch rây

Thành phần dịch

 

 

Động lực

 

 

Câu 2: Giải thích tại sao khi bón nhiều phân hóa học vào gốc cây thì cây bị héo?

Câu 3: Dưới đây là sơ đồ quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ. Hãy cho biết tên của những vi sinh vật tương ứng với (II); (III); (IV); (V) trong hình bên dưới.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

D

B

C

C

C

C

B

B

A

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 11 - TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH ĐỀ - 02

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Nguyên tố nào sau đây có vai trò quang phân li nước, cân bằng ion trong cơ thể thực vật?

A. Sắt.                              B. Magiê.                          C. Molipden.                        D. Clo.

Câu 2: Đặc điểm của con đường hấp thụ nước và ion khoáng qua chất nguyên sinh - không bào ở rễ cây

A. nhanh, không được chọn lọc.                               B. chậm, được chọn lọc.

C. nhanh, được chọn lọc.                                          D. chậm, không được chọn lọc.

Câu 3: Lá thoát hơi nước qua những con đường nào?

A. Qua bề mặt lá.                                                       B. Qua cutin và qua khí khổng.  

   C. Qua cutin.                                                          D. Qua khí khổng.

Câu 4: Nồng độ K+ trong cây là 0,5%; trong đất là 0,2%. Cây sẽ nhận K+ từ đất theo cơ chế nào sau đây?

A. Hấp thụ bị động.      B. Khuếch tán.      C. Thẩm thấu.         D. Hấp thụ chủ động.

Câu 5: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về thoát hơi nước ở thực vật?

        A. Thoát hơi nước qua lớp cutin có vận tốc lớn, không được điều chỉnh.

        B. Thoát hơi nước qua khí khổng có vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

        C. Lớp cutin càng dày thì thoát hơi nước càng giảm.

        D. Thoát hơi nước ở thực vật chủ yếu qua cutin.

Câu 6: Nhóm nguyên tố nào dưới đây thuộc nguyên tố đại lượng?

A. C, H, O, N, P, Ca, Fe.                                          B. C, H, O, N, P, Ca, Mn.

C. C, H, O, N, K, Ca, Mg.                                        D. C, H, O, N, P, Ca, Cu.

Câu 7: Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng là hàm lượng

A. nước trong tế bào khí khổng.                               B. cacbonic trong tế bào khí khổng.

C. nitơ trong tế bào khí khổng.                                 D. ôxi trong tế bào khí khổng.

Câu 8: Mạch rây của thực vật bao gồm các loại tế bào nào sau đây?

A. Ống rây và mạch ống.                                          B. Quản bào và tế bào kèm.

C. Quản bào và mạch ống.                                       D. Ống rây và tế bào kèm.

Câu 9: Ý nào sau đây sai khi nói về quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ?

        A. Thực vật có khả năng hấp thụ nitơ hữu cơ trong xác sinh vật.

        B. Quá trình cố định nitơ là quá trình N2 liên kết với H2 thành NH3.

        C. Quá trình chuyển hóa NO3 thành N2 do vi sinh vật kị khí thực hiện.

        D. Nhờ enzim nitrôgenaza vi sinh vật cố định nitơ có khả năng chuyển N2 thành NH3.

Câu 10: Vi khuẩn nào sau đây tham gia vào quá trình chuyển hóa nitơ khoáng NH4+ thành NO3-?

A. Vi khuẩn nitrat hóa.                                             B. Vi khuẩn phản nitrat hóa.

C. Vi khuẩn cố định nitơ.                                         D. Vi khuẩn amôn hóa.

Câu 11: Ý nào dưới đây nói về cơ chế hấp thụ thụ động các ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút của rễ cây?

        A. Các ion khoáng đi từ nơi có nồng độ ion cao đến nơi có nồng độ của các ion đó thấp hơn và cần tiêu tốn năng lượng ATP.

        B. Các ion khoáng đi từ nơi có nồng độ ion thấp đến nơi có nồng độ của các ion đó cao hơn và không cần tiêu tốn năng lượng ATP.

        C. Các ion khoáng đi từ nơi có nồng độ ion cao đến nơi có nồng độ của các ion đó thấp hơn và không cần tiêu tốn năng lượng ATP.

        D. Các ion khoáng đi từ nơi có nồng độ ion thấp đến nơi có nồng độ của các ion đó cao hơn và cần tiêu tốn năng lượng ATP.

Câu 12: Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây là

A. nitơ trong đất và phân bón.                                  B. nitơ trong không khí và trong đất.

C. nitơ trong không khí (N2, NO, NO2).                   D. nitơ phân tử và nitơ hữu cơ.

II. Tự luận

Câu 1: Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây?

Câu 2: Vì sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lí cho cây trồng?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

D

B

B

D

C

C

A

D

A

A

C

B

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 11 - TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH ĐỀ - 03

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về việc bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết của cây?

I. Làm cho cây không hút được nước.     II. Gây độc cho cây, gây ô nhiễm nông sản.

III. Gây ô nhiễm môi trường đất, nước và giết chết các vi sinh vật có lợi.     IV. Càng có lợi cho cây.

A. 1.                                 B. 4.                                  C. 3                                       D. 2.

Câu 2: Khi trời nắng ta đứng dưới bóng cây cảm thấy mát hơn đứng dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì lá cây

   A. đã làm cho không khí ẩm thường xuyên nhờ quá trình hút nước ở rễ liên tục.

   B. đóng mở khí khổng thường xuyên ngay cả khi ở trong bóng tối.

   C. thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh tán lá.

   D. đã tạo ra sức hút nước trong cây.

Câu 3: Nhận định nào sau đây sai khi nói về cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng của rễ cây?

        A. Rễ cây hấp thụ ion khoáng theo cơ chế thụ động khi nồng độ ion khoáng bên ngoài cao.

        B. Rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng hoà tan.

        C. Rễ cây hấp thụ muối khoáng chủ yếu ở dạng không hòa tan.

        D. Rễ cây có hấp thụ ion khoáng theo cơ chế chủ động cần năng lượng và chất mang.

Câu 4: Nhận định nào sau đây sai khi nói về vai trò sinh lý của nguyên tố Nitơ?

        A. Nitơ tham gia cấu tạo các phân tử protein, coenzim, enzim, diệp lục.

        B. Nitơ không phải là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu.

        C. Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cây.

        D. Nitơ được cây hấp thụ ở dạng NH4 + và NO3 .

Câu 5: Thoát hơi nước ở lá qua cutin có đặc điểm nào sau đây?

A. Vận tốc nhỏ và được điều chỉnh.                         B. Vận tốc nhỏ và không được điều chỉnh.

C. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh.               D. Vận tốc lớn và được điều chỉnh.

Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng về sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút của rễ?

        A. Nước di chuyển từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp hơn theo cơ chế thụ động.

        B. Nước di chuyển từ nơi có thế nước thấp đến nơi có thế nước cao hơn theo cơ chế thụ động.

        C. Nước di chuyển từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp hơn theo cơ chế chủ động.

        D. Nước di chuyển từ nơi có thế nước thấp đến nơi có thế nước cao hơn theo cơ chế chủ động.

Câu 7: Nguyên tố nào sau đây có vai trò quang phân li nước, cân bằng ion trong cơ thể thực vật?

A. Sắt.                              B. Magiê.                          C. Molipden.                        D. Clo.

Câu 8: Đặc điểm của con đường hấp thụ nước và ion khoáng qua chất nguyên sinh - không bào ở rễ cây

A. nhanh, không được chọn lọc.                               B. chậm, được chọn lọc.

C. nhanh, được chọn lọc.                                          D. chậm, không được chọn lọc.

Câu 9: Lá thoát hơi nước qua những con đường nào?

A. Qua bề mặt lá.                                                       B. Qua cutin và qua khí khổng.  

   C. Qua cutin.                                                          D. Qua khí khổng.

Câu 10: Nồng độ K+ trong cây là 0,5%; trong đất là 0,2%. Cây sẽ nhận K+ từ đất theo cơ chế nào sau đây?

A. Hấp thụ bị động.      B. Khuếch tán.      C. Thẩm thấu.          D. Hấp thụ chủ động.

Câu 11: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về thoát hơi nước ở thực vật?

        A. Thoát hơi nước qua lớp cutin có vận tốc lớn, không được điều chỉnh.

        B. Thoát hơi nước qua khí khổng có vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

        C. Lớp cutin càng dày thì thoát hơi nước càng giảm.

        D. Thoát hơi nước ở thực vật chủ yếu qua cutin.

Câu 12: Nhóm nguyên tố nào dưới đây thuộc nguyên tố đại lượng?

A. C, H, O, N, P, Ca, Fe.                                          B. C, H, O, N, P, Ca, Mn.

C. C, H, O, N, K, Ca, Mg.                                        D. C, H, O, N, P, Ca, Cu.

II. Tự luận

Câu 1: Cho biết các con đường thoát hơi nước qua lá? Giải thích vì sao thoát hơi nước qua lá là một tai họa tất yếu của thực vật?

Câu 2: Cho biết điều kiện cần có của pha sáng trong quang hợp? Nguyên liệu và sản phẩm của pha sáng trong quang hợp?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

C

C

C

B

B

A

D

B

B

D

B

C

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 11 - TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH ĐỀ - 04

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng là hàm lượng

A. nước trong tế bào khí khổng.                                B. cacbonic trong tế bào khí khổng.

C. nitơ trong tế bào khí khổng.                                  D. ôxi trong tế bào khí khổng.

Câu 2: Mạch rây của thực vật bao gồm các loại tế bào nào sau đây?

A. Ống rây và mạch ống.                                           B. Quản bào và tế bào kèm.

C. Quản bào và mạch ống.                                         D. Ống rây và tế bào kèm.

Câu 3: Ý nào sau đây sai khi nói về quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ?

A. Thực vật có khả năng hấp thụ nitơ hữu cơ trong xác sinh vật.

B. Quá trình cố định nitơ là quá trình N2 liên kết với H2 thành NH3.

C. Quá trình chuyển hóa NO3 thành N2 do vi sinh vật kị khí thực hiện.

D. Nhờ enzim nitrôgenaza vi sinh vật cố định nitơ có khả năng chuyển N2 thành NH3.

Câu 4: Vi khuẩn nào sau đây tham gia vào quá trình chuyển hóa nitơ khoáng NH4+ thành NO3-?

A. Vi khuẩn nitrat hóa.                                              B. Vi khuẩn phản nitrat hóa.

C. Vi khuẩn cố định nitơ.                                          D. Vi khuẩn amôn hóa.

Câu 5: Ý nào dưới đây nói về cơ chế hấp thụ thụ động các ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút của rễ cây?

A. Các ion khoáng đi từ nơi có nồng độ ion cao đến nơi có nồng độ của các ion đó thấp hơn và cần tiêu tốn năng lượng ATP.

B. Các ion khoáng đi từ nơi có nồng độ ion thấp đến nơi có nồng độ của các ion đó cao hơn và không cần tiêu tốn năng lượng ATP.

C. Các ion khoáng đi từ nơi có nồng độ ion cao đến nơi có nồng độ của các ion đó thấp hơn và không cần tiêu tốn năng lượng ATP.

D. Các ion khoáng đi từ nơi có nồng độ ion thấp đến nơi có nồng độ của các ion đó cao hơn và cần tiêu tốn năng lượng ATP.

Câu 6: Trong một khu vườn có nhiều loài hoa, người ta quan sát thấy một cây đỗ quyên lớn phát triển rất tốt, lá màu xanh sẫm nhưng cây này chưa bao giờ ra hoa. Nhận đúng về cây này là:

A. Cần bón bổ sung muối canxi cho cây.

B. Có thể cây này đã được bón thừa kali.

C. Cây cần được chiếu sáng tốt hơn.

D. Có thể cây này đã được bón thừa nitơ

Câu 7: Tác hại của thừa nitơ với cây trồng

A. Tăng tổng hợp diệp lục

B. Tăng diện tích lá

C. Tăng khả năng kháng bệnh

D. Tăng khả năng lốp đổ

Câu 8: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nitơ của cây là

A. Lá nhỏ, có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm

B. Sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, xuất hiện màu vàng nhạt lá.

C. Lá non có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm

D. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá

Câu 9: Vai trò của nitơ trong cơ thể thực vật:

A. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng.

C. Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim.

D. Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP…

Câu 10: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của N đối với thực vật?

A. Là nhân của các enzim và hoocmôn

B. Điều tiết các quá trinh sinh lí, hóa sinh trong tế bào và cơ thể.

C. Thành phần cấu tạo các hợp chất trong cây (prôtêin, axit nuclêic,…)

D. Không quyết định đến toàn bộ các quá trình sinh lí của cây trồng.

Câu 11: Có bao nhiêu ý đúng khi nói về vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ? 

(1) Nitơ không phải là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật. 

(2) Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng NH4+ và NO3-  

(3) Thiếu nitơ lá có màu vàng. 

(4) Nitơ tham gia cấu tạo các phân tử prôtêin, cacbohiđrat, enzim, diệp lục.

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Câu 12: Điền thuật ngữ phù hợp vào câu sau đây: 

Nitơ tham gia (1)……..các quá trình trao đổi chất trong (2)……thông qua hoạt động (3) …….., cung cấp năng lượng và điều tiết trạng thái ngậm nước của các phân tử (4) ……..trong tế bào chất. 

I. Điều tiết             II. Cơ thể thực vật 

III. Xúc tác            IV. Prôtêin 

Tổ hợp đáp án chọn đúng là:

A. 1-II, 2-I, 3-III, 4-IV

B. 1-IV, 2-III, 3-I, 4-II 

C. 1-I, 2-IV, 3-III, 4-II

D. 1-I, 2-II, 3-III, 4-IV

II. Tự luận

Câu 1: Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển  của thực vật? Trình bày vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con  đường sinh học?

Câu 2: Diệp lục và sắc tố phụ của cây xanh có vai trò như thế nào trong quang hợp? Những cây lá màu đỏ có quang hợp không? Giải thích?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

A

D

A

A

C

D

D

B

D

A

A

D

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 11 - TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH ĐỀ - 05

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Trong lục lạp, pha tối diễn ra ở

A. màng ngoài.     B. màng trong.

C. chất nền (strôma).     D. tilacôit.

Câu 2. Thực vật C4 được phân bố

A. rộng rãi trên Trái Đất, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

B. ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

C. ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

D. ở vùng sa mạc.

Câu 3. Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là

A. lúa, khoai, sắn, đậu.     B. ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu.

C. dứa, xương rồng, thuốc bỏng.    D. lúa, khoai, sắn, đậu.

Câu 4. Những cây thuộc nhóm thực vật C3 là

A. rau dền, kê, các loại rau.    B. mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu.

C. dứa, xương rồng, thuốc bỏng.    D. lúa, khoai, sắn, đậu.

Câu 5. Pha sáng diễn ra trong lục lạp tại

A. chất nền.    B. màng trong.    C. màng ngoài.    D. tilacôit.

Câu 6. Về bản chất, pha sáng của quang hợp là

A. quang phân li nước để sử dụng H+, CO2 và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

B. quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

C. quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

D. khử nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

Câu 7. Thực vật C4 ưu việt hơn thực vật C3 ở những điểm nào?

A. cường độ quan hợp cao hơn, điểm bão hòa ánh sáng thấp hơn, điểm bù CO2 thấp hơn.

B. cường độ quan hợp cao hơn, điểm bão hòa ánh sáng cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn.

C. nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước thấp hơn.

D. cả B và C.

Câu 8. Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp

A. lớn hơn cường độ hô hấp.

B. cân bằng với cường độ hô hấp.

C. nhỏ hơn cường độ hô hấp.

D. lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.

Câu 9. Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp

A. kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

B. bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

C. lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

D. nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.

Câu 10. Điểm bão hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt

A. cực đại.        B. cực tiểu.

C. mức trung bình        D. trên mức trung bình.

Câu 11. Điểm bão hòa CO2 là nồng độ CO2 đạt

A. tối đa để cường độ quang hợp đạt tối thiểu.

B. tối thiểu để cường độ quang hợp đạt cao nhất.

C. tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất.

D. tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.

Câu 12. Nồng độ CO2 trong không khí thích hợp nhất đối với quá trình quang hợp là

A. 0,01%.        B. 0,02%.        C. 0,04%.        D. 0,03%.

II. Tự luận

Câu 1: Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây là những nguyên tố như thế nào? 

Câu 2: Cho biết nguyên liệu và sản phẩm của pha tối trong quang hợp?  So sánh các con đường C3, C4 và con đường CAM?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

C

C

C

D

D

C

D

B

C

A

C

D

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi giữa HK1 môn Sinh Học 11 năm 2022-2023 Trường THPT Gia Định có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra các em có thể tham khảo các tài liệu liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF