YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Chu Văn An

Tải về
 
NONE

Ban biên tập HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Chu Văn An nhằm ôn tập và củng cố các kiến thức chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Mời các em cùng theo dõi!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 10

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Chiếm hết chỗ

Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho lại còn mắng:

- Bước ngay! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy!

Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:

- Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy.

Người nhà giàu nói:

- Đã xuống địa ngục sao không ở hẳn dưới ấy, còn lên đây làm gì cho bẩn mắt?

Người ăn mày đáp:

- Thế không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!

(Theo Trương Chính - Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)

Câu 1 (1,5 điểm): Bài học được rút qua câu chuyện là gì?

Câu 2 (1,0 điểm): Người nhà giàu có thái độ gì với người ăn xin?

Câu 3 (0,5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của câu chuyện.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (5,0 điểm): Đóng vai Cám và kể lại câu chuyện Tấm Cám.

Câu 2 (2,0 điểm): Viết một bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về vấn đề phân chia giàu nghèo trong xã hội.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm):

Câu 1 (1,5 điểm): Bài học được rút ra từ câu chuyện: không được coi thường người khác, sống có tấm lòng, biết chia sẻ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

Câu 2 (1,0 điểm): Thái độ của người nhà giàu: khinh bỉ, coi thường, xua đuổi người ăn xin và cho rằng họ chỉ thuộc về nơi địa ngục.

Câu 3 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (5,0 điểm):

a. Mở bài:

- Giới thiệu câu chuyện bằng lời kể của Cám.

b. Thân bài:

* Trước khi Tấm làm vợ vua

- Ghen tị trước vẻ đẹp của Tấm và ghét bỏ vì cô ta được mọi người xung quanh yêu quý.

- Một hôm, mẹ tôi giao hẹn cho tôi và Tấm ai bắt được đầy giỏ thì được thưởng, tôi dạo chơi vì biết chị ta sẽ bắt được đầy giỏ, lúc đó chỉ việc lấy của chị ta rồi bảo của mình, vừa không tốn sức lại vừa được thưởng.

- Trong giỏ còn sót lại con cá bống, chị ta mang về thả vào giếng. Sau mỗi bữa cơm thấy chị ta giấu đi ít cơm, mẹ nghi ngờ và bảo tôi đi rình, quả nhiên chị ta cho con cá bống ăn. Hôm sau mẹ sai chị ta đi chăn trâu ở đồng xa, ở nhà tôi với mẹ bắt con cá bống của chị ta và có một bữa ăn đánh chén no nê.

- Sau đó, tôi thấy chị ta đi tìm xương cá bống và chôn xuống chân giường, thật là những việc làm nhảm nhí.

* Khi vua chọn vợ

- Một thời gian sau nhà vua mở hội, tôi và mẹ nô nước chuẩn bị quần áo thật đẹp để trẩy hội, chị ta cũng muốn được đi. Tôi không chấp nhận cảnh đi chơi chung với người bần hèn như thế, mẹ hiểu ý tôi nên đã lấy gạo trộn với thóc bắt chị ta nhặt hòng không cho chị ta đi.

- Lễ hội đang vui vẻ thì nhà vua có cầm một chiếc giày xinh đẹp trên tay và bảo ai thử vừa giày thì người sẽ lấy làm vợ. Tôi hồi hộp nối theo hàng người để thử giày với hi vọng có thể trở thành vợ vua để hưởng vinh hoa phú quý.

- Điều khiến tôi ngạc nhiên là Tấm cũng tham gia thử giày, hơn nữa trên người chị ta còn mặc bộ trang phục vô cùng lộng lẫy, xinh đẹp. Cơn ghen tức của tôi lên đến tột độ, sau hôm nay về nhà tôi sẽ dạy cho chị ta bài học.

- Một điều tôi không ngờ tới đó là chị ta xỏ vừa chiếc giày của vua và được chọn làm vợ.

* Khi Tấm làm vợ vua

- Hôm giỗ bố chị ta có về, tôi và mẹ bàn tính kĩ lưỡng và hôm đó nhân lúc chị ta trèo cây chặt buồng cau, mẹ tôi chặt gốc để chị ta ngã xuống ao chết. Sau đó tôi được đưa vào cung thay chị ta làm hoàng hậu và sống trong vinh hoa phú quý.

- Những tưởng đã được hạnh phúc nhưng chị ta năm lần bảy lượt biến thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi để ở cạnh vua và hăm dọa tôi, nhưng nhờ có mẹ ra tay giúp đỡ lần nào chị ta cũng bị thất bại thảm hại.

- Cuộc sống của tôi êm đềm một thời gian thì một hôm nhà vua đưa Tấm quay lại cung điện trong sự sửng sốt của tôi.

- Thấy chị ta ngày càng trẻ đẹp hơn, tôi lân la đến hỏi bí quyết và được chị ta chỉ cho rằng nhảy xuống hố và đổ nước sôi vào, tôi không ngờ đấy lại cái kết cho mình.

c. Kết bài:

- Khái quát lại ý nghĩa câu chuyện.

Câu 2 (2,0 điểm):

a. Mở bài:

- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Vấn đề phân chia giàu nghèo trong xã hội.

b. Thân bài:

* Thực trạng

- Xã hội có những người giàu coi thường kẻ nghèo, không những không giúp đỡ mà còn lăng mạ, xúc phạm, cho họ là dơ bẩn…

* Nguyên nhân

- Ý thức chủ quan, cái tôi của mỗi cá nhân.

- Do ảnh hưởng giáo dục từ người khác.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Có nơi mô như ở quê mình

Mẹ đợi con, tóc hoá ngàn lau trắng

Lưng nặng thời gian, nghìn ngày trên bến vắng

Đứa tận miền Nam

Đứa ở Trường Sơn

Biền biệt không về…

(Quê mình, Tạ Nghi Lễ)

Câu 1 (1,5 điểm): Nêu ý nghĩa 2 câu thơ:

“Mẹ đợi con, tóc hóa ngàn lau trắng

Lưng nặng thời gian, nghìn ngày trên bến vắng”

Câu 2 (0,5 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 3 (1,0 điểm): Người mẹ được tác giả miêu tả thế nào?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (5,0 điểm): Hóa thân thành cá bống kể lại chuyện Tấm Cám.

---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi “làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?”. Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này lại thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lí cả một quốc gia rộng lớn trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lí thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.

(Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013)

Câu 1: Vì sao tác giả cho rằng: Thời gian là thứ duy nhất không thể mua được? (1,0 điểm)

Câu 2: Hãy đề xuất hai giải pháp giúp mỗi người quản lí thời gian một cách hiệu quả. (1,0 điểm)

Câu 3: Nội dung chính của văn bản là gì? (0,5 điểm)

Câu 4: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (0,5 điểm)

Câu 5: Viết đoạn văn (từ 12 đến 15 dòng) với câu chủ đề: Lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời. (2,0 điểm)

II. LÀM VĂN (5,0 điểm)

Ở một bãi biển (tỉnh Thanh Hóa), người ta tìm thấy một phiến đá hình người cụt đầu. Nhân dân cho rằng đó là ngọc thạch do xác Mị Châu hóa thành nên đã “rước nàng” về đặt trong am thờ Mị Châu ở khu di tích Cổ Loa (Hà Nội ngày nay). Liên quan đến câu chuyện này, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:

…Người dân nào xưa đưa em về đây

Như muốn nhắc một điều gì…

(Trước đá Mị Châu, Trần Đăng Khoa)

Theo anh/chị, qua kết cục bi thảm của Mị Châu trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, tác giả dân gian muốn nhắc một điều gì với hậu thế?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm)

Câu 1:

- Thời gian là thứ tài sản mà tạo hóa đã chia đều cho mỗi người. (0,5 điểm)

- Không có thứ gì có thể khiến thời gian thay đổi. Một ngày không thể dài hơn 24 tiếng, một năm không thể nhiều hơn 365 ngày… (0,5 điểm)

Câu 2: Dự kiến một số tình huống trả lời:

- Xác định rõ mục tiêu cuộc sống (ngắn hạn và dài hạn).

- Lập kế hoạch cá nhân (thời gian biểu ngày, tuần, tháng…).

- Hình thành thói quen ghi chép công việc cần làm theo thứ tự ưu tiên…

Học sinh có thể lựa chọn các phương án trả lời khác. Giám khảo chấm điểm dựa trên mức độ hợp lí của câu trả lời.

Câu 3: Nội dung chính của văn bản là khi bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống. (0,5 điểm)

Câu 4: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (0,5 điểm)

Câu 5:

* Yêu cầu về kĩ năng: (0,5 điểm)

- Biết cách viết đoạn văn; đoạn văn phải trích dẫn nguyên văn câu chủ đề; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.

- Đảm bảo dung lượng như yêu cầu đề.

* Yêu cầu về kiến thức: (1,5 điểm)

- Giải thích: Câu nói nêu lên hậu quả của việc lãng phí thời gian.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5:

“Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,

Em đã có chồng anh tiếc lắm thay.

Ba đồng một mớ trầu cay,

Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không.

Bây giờ em đã có chồng,

Như chim vào lồng như cá cắn câu.

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,

Chim vào lồng biết thuở nào ra?”

(Ca dao)

Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2: Trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy (SGK lớp 10 tập 1) có chi tiết Rùa vàng hiện lên rẽ nước đưa An Dương Vương xuống biển. Anh/chị hãy cho biết ý nghĩa của chi tiết đó. (1,0 điểm)

Câu 3: Xác định phong cách ngôn ngữ và thể thơ của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 4: Văn bản trên sử dụng các phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

Câu 5: Viết đoạn văn từ 5 đến 7 dòng thể hiện cảm nhận của anh/chị về nỗi niềm của nhân vật “em” trong 4 câu cuối của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 6: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 câu: “Bây giờ em đã có chồng/Như chim vào lồng như cá cắn câu.”? (1,0 điểm)

PHẦN II: LÀM VĂN (6,0 điểm)

Bằng hình thức nhập vai hóa thân vào nhân vật, anh/chị hãy kể lại quá trình đấu tranh của Tấm với mẹ con Cám sau khi được trở thành Hoàng Hậu.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Câu 1: Nội dung chính của văn bản:

- Lời than vãn của chàng trai về việc cô gái đã đi lấy chồng. (0,25 điểm)

- Lời trách móc của cô gái vì chàng trai quá chậm trễ trong việc bày tỏ tình cảm với cô. (0,25 điểm)

Câu 2: Ý nghĩa của yếu tố thần kì:

- Giúp câu chuyện trở nên hấp dẫn, lôi cuốn. (0,5 điểm)

- Phản ánh thái độ của nhân dân với nhân vật lịch sử: kính trọng, biết ơn vị vua An Dương Vương nên nhân dân đã bất tử hóa. (0,5 điểm)

Câu 3: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và thể thơ lục bát. (0,5 điểm)

Câu 4: Văn bản trên sử dụng các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, miêu tả. (0,5 điểm)

Câu 5: Gợi ý

- Bày tỏ tình cảm buồn bã, xót xa, tiếc nuối ...

- Đúng kỹ năng viết đoạn văn, từ 5 đến 7 dòng.

Câu 6:

- Biện pháp tu từ so sánh (như chim, như cá) (0,25 điểm).

- Tác dụng: nhấn mạnh vào tình cảnh bị rang buộc bởi hôn nhân của cô gái. Gợi hình ảnh gò bó, tù túng (chim lồng, cá chậu). Gợi cảm xúc buồn bã, tiếc nuối của cô gái (0,25 điểm).

---(Để xem tiếp đáp án phần Đọc hiểu và Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trong dòng đời vội vã, có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác.

“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hoặc “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình,ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thực sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình.

[…] Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất.

 (Theo Lời khuyên cuộc sống, NXB Trẻ, 2015)

Câu 1 (2,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu sau: “Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ”

Câu 2 (2,0 điểm): Anh/Chị có đồng ý với tác giả rằng: “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất” không? Vì sao?

Câu 3 (1,0 điểm): Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 4 (1,0 điểm): Theo tác giả, hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thực sự đến khi nào?

Câu 5 (4,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc sống biết cho đi.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 Trường THPT Chu Văn An. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON