HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 10 năm 2021 trường THPT Thạch Yên. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em dạng bài tập về phần Đọc-hiểu và Làm văn. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!
TRƯỜNG THPT THẠCH YÊN |
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN: NGỮ VĂN 10 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (2,0 điểm).
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”
(Đại cáo bình Ngô)
Phân tích câu văn trên và chỉ ra nội dung mới trong quan điểm “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi?
Câu 2: (3,0 điểm).
Nhà văn Lỗ Tấn có viết: “Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng.”
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.
Câu 3: (5,0 điểm).
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
“Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh.
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,
Giật mình, mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường ?
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân !”
(Trích Nỗi thương mình - Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 10 Nâng cao, Tập 2, NXB Giáo dục, 2006, tr.142)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
- Nhân nghĩa: nhân là yêu thương, trọng người; nghĩa là theo lẽ phải. Nhân nghĩa là một tư tưởng quen thuộc của Nho giáo, chỉ mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí.
- Nguyễn Trãi đã đem đến một nội dung mới được lấy ra từ thực tiễn dân tộc để đưa vào tư tưởng nhân nghĩa: nhân nghĩa gắn liền với chống xâm lược; nhân nghĩa là yên dân, trừ bạo - tức là tiêu trừ tham tàn bạo ngược để bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.
Câu 2:
a. Giải thích:
- Thành công: là đạt được kết quả, mục đích như dự định, tạo nên những giá trị được nhiều người thừa nhận, tôn vinh.
- Lười biếng: là sự chây lười, ỉ lại, không chịu suy nghĩ, hành động, không chịu làm việc hoặc làm việc thụ động, phó mặc người khác.
- Như vậy câu nói của Lỗ Tấn nhằm khẳng định: Muốn thành công không thể lười biếng mà phải chủ động, tích cực, siêng năng, chăm chỉ, phải cố gắng vượt bậc.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi là viên đá mọn không tên
Tôi tự hào sung sướng tuổi thanh niên Chiến đấu lớn dưới ngọn cờ của Đảng. Tôi yêu bản hùng ca không tắt
Mà lời ca sang sảng những tên người Bế Văn Đàn hiến trọn tuổi hai mươi Thân trai trẻ vì nhân dân làm lá súng. Phan Đình Giót như một hòn núi lớn Ngực yêu đời đè bẹp lỗ châu mai
La Văn Cầu vì rất quý những bàn tay Đã chặt đứt cánh tay mình xông tới. Lý Tự Trọng đầu không hề chịu cúi
Lúc ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du Chị Sáu ơi! bông hoa chị cài đầu
Còn thắm mãi giữa ngàn cây Côn Đảo.
(Trích Vinh quang thay thế hệ Hồ Chí Minh – Lưu Trùng Dương)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2. Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào là chính? Nêu tác dụng?
Câu 3. Hình ảnh Lý Tự Trọng ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du và chị Võ Thị Sáu với
Bông hoa chị cài đầu gợi lên ý nghĩa gì?
Câu 4. Từ những tấm gương: Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Võ Thị Sáu … anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nói lên lòng biết ơn của mình với các thế hệ cha anh.
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Cảm nhận đoạn thơ sau:
Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
(Trích Trao duyên – Truyện Kiều –Nguyễn Du, Ngữ văn tập 2 lớp 10)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Câu 1.
Xác định các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Câu 2.
- Biện pháp tu từ chính: liệt kê (tên tuổi và hành động dũng cảm của những anh hùng trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc.)
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh vẻ đẹp kiên cường, bất khuất của những anh hùng, qua đó, bộc lộ lòng tự hào, ngợi ca, biết ơn của tác giả.
+ Tạo âm hưởng hào hùng, mạnh mẽ cho đoạn thơ.
Câu 3.
- Hình ảnh Lý Tự Trọng ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du và chị Võ Thị Sáu với bông hoa chị cài đầu gợi lên ý nghĩa:
+ Làm nổi bật tư thế hiên ngang, lòng yêu nước, tinh thần lạc quan và vẻ đẹp tâm hồn của những người anh hùng sẵn sàng hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, ngay cả khi họ đối diện với cái chết.
Câu 4.
Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nói lên lòng biết ơn của mình với các thế hệ cha anh.
- Về hình thức: học sinh trình bày một đoạn văn dung lượng khoảng 5-7 dòng, bố cục chặt chẽ, mạch lạc, diễn đạt lưu loát.
- Về nội dung: đoạn văn cần nêu được những ý chính sau:
- Nhận thức đúng đắn vai trò của những thế hệ cha anh đã không tiếc xương máu sẵn sàng hi sinh cho độc lập dân tộc. Từ đó hình thành thái độ cảm phục, ngợi ca, biết ơn một cách chân thành.
- Thể hiện lòng biết ơn qua những việc làm, hành động cụ thể: tự hào về truyền thống lịch sử, xây dựng lối sống đúng đắn, tích cực; ra sức học tập góp phần xây dựng đất nước…
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Cảm nhận 12 câu thơ trong đoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
1. Mở bài
- Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
- Truyện Kiều là một kiệt tác của Nguyễn Du. Tác phẩm là tiếng khóc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những thối nát, bất công.
- Đoạn trích Trao duyên đã nói lên nỗi xót xa của Thúy Kiều khi phải trao duyên cho Thúy Vân. Đặc sắc nhất là 12 câu thơ đầu của đoạn trích, Kiều nhờ cậy, thuyết phục Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim trọng.
---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: (3đ)
Xác định biện pháp tu từ, nêu tác dụng và nội dung chính của bài ca dao sau:
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
Câu 2: (7đ)
Kể về một kỉ niệm thời học sinh để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1:
- Biện pháp tu từ: So sánh:
+ Đối tượng được so sánh: Tấc đất
+ Đối tượng để so sánh: Tấc vàng
+ Từ so sánh: bao nhiêu - bấy nhiêu
=> Tác dụng: Nhấn mạnh sự quý giá của đất: đất quý như vàng.
- Nội dung: Khuyên răn con người chăm chỉ lao động, không nên bỏ ruộng hoang vì đất đai quý như vàng.
---(Để xem chi tiết đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Phần I: Đọc hiểu (5.0 điểm)
Câu 1 (2.0đ): Trình bày lịch sử phát triển của Tiếng Việt.
Câu 2 (3.0đ): Em hãy nêu cảm nhận của mình về câu văn chính luận sau:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Phần II: Làm văn (5.0 điểm)
Viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về việc làm của nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ .
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Phần I: Đọc hiểu (5.0 điểm)
Câu 1:
H/S cần thể hiện được các ý sau:
- Tiếng việt thời kỳ dựng nước
- Tiếng việt thời kỳ Bắc thuộc.
- Tiếng việt thời kỳ độc lập tự chủ.
- Tiếng việt thời kỳ Pháp thuộc.
- Tiếng việt thời kỳ từ cách mạng tháng 8 đến nay.
Câu 2:
Thể hiện tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, tư tưởng ấy rất tiến bộ vì nó phát triển theo hướng tích cực và mới mẻ:
- Cốt yên dân: dân được ấm no và hạnh phúc…
- Trừ bạo: Diệt gian tà, kẻ ác
* Nguyễn Trãi nêu tưởng nhân nghĩa ở đây là: làm cho dân được ấm no hạnh phúc, và diệt trừ gian tà, kẻ ác…
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
(…) Với những người có văn hóa, “cảm ơn” là lời nói được sử dụng hàng ngày, những lời luôn được cất lên bằng tất cả thái độ lịch sự và tình cảm chân thực nhất. Nhưng tiếc rằng, vẫn còn không ít thanh niên chưa nghĩ như vậy. Họ coi cảm ơn chỉ là những lời khách sáo, vì thế, chẳng cần phải nói ra. Hình như các bạn ấy vẫn nghĩ đơn giản rằng nói lời cảm ơn hay làm những cử chỉ biểu lộ lòng biết ơn là “vẽ chuyện”, chỉ làm mất đi sự thân tình và tăng thêm xa cách mà thôi.
Thế nhưng, cuộc sống hiện đại và yêu cầu về quy tắc giao tiếp giữa người với người đòi hỏi chúng ta phải tập làm quen với lời “làm ơn” và sau đó là “cảm ơn”. Thật hạnh phúc khi ta làm được một việc có ý nghĩa, một điều tốt đem lại hạnh phúc cho người khác và kéo mọi người lại gần nhau hơn. Và cũng sẽ hạnh phúc không kém khi chúng ta thấy mình đã không dửng dưng, bạc bẽo vì đã biết tri ân người giúp đõ mình bằng những lời nói xuất phát tự đáy lòng, chân thành, lịch thiệp: “Cảm ơn”.
(Theo bài viết tham gia diễn đàn Đem mọi người đến gần nhau hơn, Báo Thanhnienonline, ngày 11.11.2006)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ chính của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản (0,5 điểm)
Câu 3: Hình như các bạn ấy vẫn nghĩ đơn giản rằng nói lời cảm ơn hay làm những cử chỉ biểu lộ lòng biết ơn là “vẽ chuyện”, chỉ làm mất đi sự thân tình và tăng thêm xa cách mà thôi.
Anh (chị) có đồng tình với quan niệm của các bạn trẻ ấy không? Vì sao? (1,5 điểm)
Câu 4: Nếu được phát biểu trên diễn đàn này, anh(chị) sẽ gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của mình đến ai? Vì sao? (1,0 điểm)
II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh(chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về giá trị của lời cảm ơn trong cuộc sống.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 10 năm 2021 Trường THPT Thạch Yên. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !