YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Thanh Am

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Thanh Am được HOC247 giới thiệu trên đây. Đề thi với thời gian 45 phút bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận sẽ giúp các bạn ôn tập củng cố kiến thức môn Sử lớp 8 từ đó vận dụng vào giải các bài tập chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo

ADSENSE

TRƯỜNG THCS THANH AM

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 8

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

Câu 1: (3,5đ) Trình bày tình hình nước Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX như thế nào?

Câu 2: (3,5đ) Cho biết quá trình xâm lược và chính sách thống trị của thực dân Anh đối với nhân dân Ấn Độ?

Câu 3: (3,0đ) Nguyên nhân vì sao Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

a) Kinh tế: Trước 1870, công nghiệp Pháp đứng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ sau 1870, công nghiệp Pháp tụt xống hàng thứ 4 TG (sau Mĩ, Đức, Anh).

Tuy nhiên, tư bản Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim... nhiều công ti độc quyền ra đời, chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp còn làm giàu bằng cho vay lãi. Vì vậy Pháp có đặc điểm "CNĐQ cho vay lãi".

b) Chính trị: Sau cách mạng 4-9-1870, nền Cộng hòa thứ ba được thành lập, đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa, hệ thống thuộc địa của Pháp đứng thứ hai thế giới (sau Anh).

Câu 2:

- Quá trình xâm lược của thực dân Anh:

+ Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và áp đặt ách thống trị đối với Ấn Độ.

+ Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của TD Anh, cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc.

- Chính sách thống trị của thực dân Anh:

+ Về chính trị: Chính phủ Anh trực tiếp cai trị Ấn Độ.

+ Thực hiện nhiều chính sách để củng cố ách thống trị của mình như "chia để trị", khoét sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội

Câu 3:

- Trung Quốc là nước rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên, sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc.

- Năm 1840 - 1842 thực dân Anh gây chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc, tiếp đó các nước đế quốc Âu - Mĩ + Nhật Bản tranh nhau xâm chiếm, biến Trung Quốc thành nước nửa thuộc địa.

Đề số 2

I. Trắc nghiệm: 

Câu 1. Tác phẩm "Mười ngày rung chuyển thế giới" của Giôn-rít nói về cuộc cách mạng nào?

A. Cách mạng tháng Hai 1917

B. Cách Mạng Tân Hợi

C. Cách mạng tháng Mười Nga 1917

D. Cách mạng Việt Nam

Câu 2. Cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga bắt đầu từ: A. Cuộc bãi công của nữ công nhân Petecbua

B. Cuộc bãi công của công nhân Matxcova

C. Cuộc tấn công vào cung điện Mùa Đông

D. Cuộc bãi công của 9 vạn nữ công nhân Petorograt

Câu 3. Cách mạng tháng Mười Nga tính theo công lịch của thế giới nổ ra vào:

A. 11-7-1917

B. 17-11-1917

C. 25-10-1917

D. 7-11-1917

Câu 4. Ai là người chỉ huy cuộc tấn công vào cung điện Mùa Đông?

A. Hiller

B. Lê-nin

C. Xtalin

D. Rudoven

Câu 5: Trữ lượng vàng của Mĩ giai đoạn 1920-1929 chiếm

A. 70% trữ lượng vàng thế giới

B. 60% trữ lượng vàng thế giới

C. 40% trữ lượng vàng thế giới

D. 50 % trữ lượng vàng thế giới

Câu 6. Người đưa ra chính sách kinh tế mới cứu nguy cho nền kinh tế Mĩ thoát khỏi khủng hoảng 1929-1933 là

A. Ru-do-ven

B. Minh Trị

C. Lê-nin

D. Soc-sin

Câu 7. Các nước chủ yếu trong phe đồng minh trước khi chiến tranh TG II bùng nổ là

A. Đức- Italia- Nhật

B. Anh - Pháp –Mĩ

C. Anh-Liên Xô –Mĩ

D. Đức- Áo Hung

Câu 8. Các nước chủ yếu trong phe phát xít trước khi chiến tranh TG II bùng nổ là:

A. Anh- Pháp- Mĩ

B. Đức - Italia - Nhật

C. Đức –Áo- Hung

D. Anh- Pháp- Liên Xô

Câu 9. Các nước Anh, Pháp, Mĩ làm gì để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933?

A. Phát xít hoá chính quyền

B. Tiến hành các cuộc xâm lược thuộc địa

C. Chạy đua vũ trang

D. Cải cách kinh tế, chính trị

Câu 10. Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là

A. làm thế giới phân biệt chủng tộc

B. làm nảy sinh chủ nghĩa phát xít

C. làm hàng chục triệu người thất nghiệp đói khổ

D. làm kinh tế thế giới suy giảm

Câu 11. Ý nghĩa của các biện pháp cải cách kinh tế của Anh, Pháp Mĩ những năm 1929-1939 là

A. giúp Anh, Pháp Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, duy trì chế độ dân chủ tư sản

B. khiến Anh, Pháp, Mĩ chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới

C. khiến khối liên minh đế quốc hình thành gồm Anh- Pháp- Mĩ

D. khiến cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc giảm đi

Câu 12. Vì sao Đức tiến hành phát xít hóa chính quyền, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược?

A. Do kinh tế Đức rơi vào khủng hoảng dữ dội

B. Do các cuộc biểu tình của nhân dân Đức

C. Do Đức tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế

D. Do các cuộc chiến tranh xâm lược của Đức ở các nước châu Âu

Câu 13. Vì sao kinh tế Nhật rơi vào khủng hoảng sớm hơn cả nước Mĩ?

A. Do Nhật thu được lợi nhuận sau chiến tranh thế giới I

B. Do công nghiệp Nhật phát triển thiếu bền vững

C. Do Nhật thiếu tài nguyên thiên nhiên, thiên tai nhiều

D. Do các cuộc chiến tranh xâm lược của Nhật ở châu Á

Câu 14. Phong trào cách mạng Trung Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu bằng sự kiện

A. phong trào Ngũ Tứ

B. đảng cộng sản Trung Quốc thành lập

C. nội chiến giữa quân Đảng CS với quân Tưởng Giới Thạch

D. cuộc“vạn lí trường chinh” của quân đảng cộng sản rút lên phía Bắc

Câu 15. Nét mới của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á sau chiến tranh thế giới I là

A. giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc

B. giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành tham gia vào lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc

C. giai cấp công nhân và tư sản hợp tác đấu tranh chống đế quốc

D. giai cấp công nhân mất vai trò trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 3

Câu 1: (2đ) Nêu nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?

Câu 2: (4đ) Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế?

Câu 3: (4đ) Kể tên những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương. Cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất? Tại sao?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Nguyên nhân sâu xa: Các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó.

- Nguyên nhân trực tiếp:

+ Thực dân Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Gia tô nên đã đem quân xâm lược Việt Nam.

+ Triều đình nhà Nguyễn bạc nhược, yếu hèn, với chính sách thủ cựu.

Câu 2:

* Nguyên nhân cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.

- Do sự chiếm đóng của thực dân Pháp tại kinh thành Huế.

- Phái chủ chiến vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp.

- Thực dân Phấp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến.

* Diễn biến:

- Đêm mồng 4 rạng sáng 5/7/1885 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở toà Khâm Sứ và đồn Mang Cá.

- Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần chúng đã mở cuộc phản công chiếm lại Hoàng thành, tàn sát, cướp bóc, giết hại người dân vô tội.

* Kết quả: Cuộc phản công bị thất bại.

Câu 3:

- Ba cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương: Khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Hương Khê.

- Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1895) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất cho phong trào Cần vương vì:

+ Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa phần lớn là các văn thân các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh.

+ Thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa kéo dài.

+ Quy mô rộng lớn: Trên địa bàn bốn tỉnh (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình).

+ Thể hiện tính chất ác lịêt: Chiến đấu dũng cảm chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn.

+ Cuộc khởi nghĩa đã lập được nhiều chiến công.

Đề số 4

Phần I. Trắc nghiệm (5điểm): Học sinh tô kín đáp án đúng trong phiếu bài làm được phát.

Câu 1: Kinh tế Nhật Bản phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

A. Phát triển phồn vinh, trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.

B. Suy sụp do bị chiến tranh tàn phá.

C. Phát triển nhưng không ổn định, chỉ phát triển trong một vài năm đầu sau chiến tranh.

D. Không có thay đổi gì.

Câu 2: Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, khối Liên minh bao gồm những nước nào?

A. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật. B. Anh, Pháp, Mĩ.

C. Anh, Pháp, Nhật. D. Đức, Áo – Hung.

Câu 3: Từ 1921 – 1941, nhân dân Xô viết đã hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế và bước vào thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng chính sách gì?

A. Chính sách trưng thu lương thực thừa.

B. Chính sách cộng sản thời chiến

C. Chính sách kinh tế mới.

D. Chính sách mới.

Câu 4: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra vào khoảng thời gian nào?

A. 1924 - 1929.

B. 1918 - 1923.

C. 1929 - 1939.

D. 1929 - 1933.

Câu 5: Duyên cớ trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

A. Hình thành 2 khối quân sự kình địch nhau, ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh.

B. Thái tử Áo – Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc – bi ám sát.

C. Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản.

D. Mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa trở nên gay gắt.

Câu 6: Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

A. Phát triển phồn vinh, trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.

B. Phát triển nhưng không ổn định, chỉ phát triển trong một vài năm đầu sau chiến tranh.

C. Suy sụp do bị chiến tranh tàn phá.

D. Không có thay đổi gì.

Câu 7: Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra vào khoảng thời gian nào?

A. 1914 - 1916.

B. 1914 - 1917.

C. 1914 - 1918.

D. 1914 - 1915.

Câu 8: Cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cuộc cách mạng gì?

A. Cách mạng vô sản.

B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. Cách mạng khoa học kĩ thuật.

D. Cách mạng dân chủ tư sản.

Câu 9: Lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là ai?

A. Các-mác.

B. Vôn-te.

C. Lê-nin.

D. Ăng-ghen.

Câu 10: Để đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, Mĩ đã thực hiện chính sách gì?

A. Chính sách quân sự hóa đất nước, phát xít hóa bộ máy thống trị, gây chiến tranh xâm lược.

B. Không phải các đáp án trên.

C. Chính sách kinh tế mới.

D. Chính sách mới.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I.Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

D

C

D

B

A

C

D

C

D

B

B

B

C

A

A

A

A

D

B

II. Tự luận

Câu 1:

- Năm 1917, ở Nga diễn ra hai cuộc cách mạng vào tháng Hai và tháng Mười

+ Cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng dân chủ tư sản nhằm lật đổ chế độ Nga hoàng, phản đối chiến tranh đế quốc. Cách mạng kết thúc thắng lợi, chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ.

+ Sau cách mạng tháng Hai, ở Nga hai chính quyền song song tồn tại, mâu thuẫn nhau(chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính.

là Trước tình hình này, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, dùng bạo lực lật đổ chính phủ lâm thời. Đó là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga.

Câu 2:

* So sánh tình hình Nhật Bản, Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới:

- Giống nhau:

+ Là nước thắng trận, nhiều lợi nhuận và cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế.

+ 1929 – 1933, kinh tế suy sụp, chính trị - xã hội bất ổn. do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

- Khác nhau:

+ Giai đoạn đầu sau chiến tranh, kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, ổn định, bước vào thời kì phồn vinh còn kinh tế Nhật Bản phát triển không ổn định.

+ Để thoát khỏi khủng hoảng, Mĩ thực hiện cải cách kinh tế - xã hội còn Nhật thực hiện quân sự hóa, phát xít hóa chế độ thống trị, gây chiến tranh xâm lược.

* Bài học lịch sử rút ra từ Mĩ, Nhật giữa hai cuộc chiến tranh thế giới đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của Việt Nam: HS tự rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử, ví dụ như:

- Thực hiện cải cách bằng những chính sách phù hợp với đặc điểm và tình hình đất nước.

- Tăng cường hợp tác quốc tế, duy trì ổn định, hòa bình, tránh xung đột để các bên cùng phát triển.

- Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

- Học tập ý chí, nghị lực vươn lên khó khăn, tính kỉ luật, tiết kiệm và tinh thần tập thể của người Nhật…

Đề số 5

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1: Để đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, Mĩ đã thực hiện chính sách gì?

A. Chính sách quân sự hóa đất nước, phát xít hóa bộ máy thống trị, gây chiến tranh xâm lược.

B. Chính sách kinh tế mới.

C. Chính sách mới.

D. Không phải các đáp án trên.

Câu 2: Lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là ai?

A. Lê-nin.

B. Ăng-ghen.

C. Các-mác.

D. Vôn-te.

Câu 3: Vì sao nền kinh tế Nhật Bản lại sớm rơi vào khủng hoảng?

A. Thảm họa động đất tàn phá; là nước nghèo tài nguyên nên thiếu nguyên liệu sản xuất; thị trường tiêu thụ bị thu hẹp do không cạnh tranh được với các nước châu Âu.

B. Nghèo tài nguyên, thiếu nguyên liệu sản xuất.

C. Thảm họa động đất tàn phá.

D. Thị trường tiêu thụ bị thu hẹp.

Câu 4: Ai là người thực hiện cải cách để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế?

A. G. Oa-sinh-tơn.

B. Rút-xô.

C. Vôn-te.

D. Ph. Ru- dơ- ven.

Câu 5: Kinh tế Nhật Bản phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

A. Phát triển phồn vinh, trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.

B. Phát triển nhưng không ổn định, chỉ phát triển trong một vài năm đầu sau chiến tranh.

C. Suy sụp do bị chiến tranh tàn phá.

D. Không có thay đổi gì.

Câu 6: Năm 1927, ở Nhật Bản diễn ra sự kiện gì?

A. Bạo động lúa gạo.

B. Đảng Cộng sản Nhật Bản ra đời.

C. Khủng hoảng tài chính.

D. Tiến đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc.

Câu 7: Kết quả của phong trào đấu tranh chống phát xít hóa ở Nhật là gì?

A. Ngăn chặn được quá trình phát xít hóa diễn ra ở Nhật.

B. Góp phần làm chậm lại quá trình phát xít hóa ở Nhật.

C. Thúc đẩy quá trình phát xít hóa ở Nhật diễn ra nhanh hơn.

D. Không có tác dụng gì.

Câu 8: Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra vào khoảng thời gian nào?

A. 1914 - 1915.

B. 1914 - 1918.

C. 1914 - 1917.

D. 1914 - 1916.

Câu 9: Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, khối Liên minh bao gồm những nước nào?

A. Đức, Áo – Hung.

B. Anh, Pháp, Mĩ.

C. Anh, Pháp, Nhật.

D. Anh, Pháp.

Câu 10: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên xô)được thành lập vào năm nào?

A. 1921.

B. 1923.

C. 1924.

D. 1922.

Câu 11: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra vào khoảng thời gian nào?

A. 1918 - 1923.

B. 1924 - 1929.

C. 1929 - 1933.

D. 1929 - 1939.

Câu 12: Duyên cớ trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

A. Mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa trở nên gay gắt.

B. Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản.

C. Hình thành 2 khối quân sự kình địch nhau, ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh.

D. Thái tử Áo – Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc – bi ám sát.

Câu 13: Tên hai khối quân sự kình địch nhau trong chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

A. Khối Hiệp ước và khối NATO.

B. Khối Liên minh và khối Hiệp ước.

C. Khối Liên minh và khối NATO.

D. Khối NATO và khối Vac-sa-va.

Câu 14: Cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga là cuộc cách mạng gì?

A. Cách mạng vô sản.

B. Cách mạng dân chủ tư sản.

C. Cách mạng khoa học kĩ thuật.

D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 15: Cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cuộc cách mạng gì?

A. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

B. Cách mạng vô sản.

C. Cách mạng khoa học kĩ thuật.

D. Cách mạng dân chủ tư sản.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Thanh Am. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF