YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Sơn Tây

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thêm tài liệu tham khảo. Hoc247 đã biên soạn Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Sơn Tây giúp các em ôn lại các kiến thức đã học và chuẩn bị thất tốt cho năm học mới. Mời các em tham khảo.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS SƠN TÂY

ĐỀ ÔN THI GIỮA HK1

MÔN: LỊCH SỬ 8

NĂM HỌC : 2021 – 2022

Thời gian : 45 phút

Đề 1

Phần I. Trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, với sự hình thành hai giai cấp mới, đó là:

A. Giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến

B. Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản

C. Giai cấp tư sản va giai cấp tiểu tư sản

D. Giai cấp tư sản và giai cấp nông dân

Câu 2: Từ thế kỉ XII đến thế kỉ XIV, Nê-đéc- lan bị lệ thuộc vào vương quốc nào?

A. Vương quốc Tây Ban Nha 

B. Vương quốc Bồ Đào Nha

C. Vương quốc Pháp

D. Vương quốc Anh

Câu 3: Từ thế kỉ XVI, ngành sản xuất nào nổi tiếng nhất ở Anh?

A. Sản xuất thủ công nghiệp 

B. Sản xuất nông nghiệp

C. Sản xuất và chế biến thủy tinh

D. Sản xuất len dạ

Câu 4: Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vào thời gian nào? Tương ứng với sự kiện gì?

A. Năm 1649, tương ứng với sự kiện Vua Sác-lơ I bị xử tử.

B. Năm 1648, tương ứng với sự kiện quân đội Sác-lơ I bị Quốc hội đánh bại.

C. Năm 1658, tương ứng với sự kiện quý tộc mới và tư sản chủ trương lập lại chẽ độ quân chủ.

D. Năm 1689, tương ứng với sự kiện tư sản và quý tộc mới đưa Vin- hem O-ran-giơ lên ngôi vua.

Câu 5: Lãnh đạo cuộc Cách mạng tư sản Anh là giai cấp và tầng lớp nào?

A. Quý tộc mới và nông dân. 

B. Tư sản và thợ thủ công.

C. Quý tộc mới và tư sản.

D. Quý tộc cũ và tư sản.

Câu 6: Đâu không phải là mục đích của thực dân Anh khi xâm chiếm các thuộc địa ở Bắc Mĩ?

A. Truyền bá Anh giáo vào khu vực này.

B. Biến khu vực này thành nguồn cung cấp nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ hàng hóa của chính quốc.

C. Mở rộng thêm lãnh thổ của đế quốc Anh.

D. Khai hoá văn minh cho người Indian.

Câu 7: Đặc điểm kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ trong giữa thế kỉ XVIII là gì?

A. Miền Nam phát triển kinh tế nông nghiệp, miền Bắc phát triển kinh tế công nghiệp.

B. Miền Nam phát triển kinh tế công nghiệp, miền Bắc phát triển kinh tế thương nghiệp,

C. Kinh tế 13 thuộc địa sớm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

D. Miền Nam và miền Bắc đều phát triển kinh tế đồn điền và công thương nghiệp.  

Câu 8: Nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?

A. Sự kiện “chè Boston”

B. Mâu thuẫn giữa chủ nô với nô lệ.

C. Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản.

D. Mâu thuần giữa nhân dân thuộc địa với thực dân Anh.

Câu 9: Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào?

A. Quân chủ lập hiến

B. Cộng hoà tư sản

C. Quân chủ chuyên chế 

D. Cộng hòa tổng thống.

Câu 10: Khẩu hiệu nổi tiếng của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ở nước Pháp là

A. Đề cao quyền tự do của con người.

B. Đề cao tưtưởng của các nhà triết học ánh sáng.

C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

D. Tự do - Bình đẳng - Bác ái.

Câu 11: Nhà bác học Niu-tơn ( Anh) đã có phát minh nào sau đây?

A. Thuyết tiến hóa và di truyền                                         

B. Thuyết vạn vật hấp dẫn

C. Định luật Ôm                                                                    

D. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

Câu 12: Các nhà khoa học: Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen là người đại diện của trào lưu tư rưởng nào sau đây?

A. Kinh tế chính trị học 

B. Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng.

C. Chủ nghĩa xã hội không tưởng

D. Chủ nghĩa xã hội khoa học.

Câu 13: Vào cuối thế kỷ XIX, Anh chú ý phát triển các ngành công nghiệp nào?

A. Luyện kim, đóng tàu, khai thác mỏ. 

B. Luyện kim, cơ khí hóa chất.

C. Cơ khí hóa chất, khai thác mỏ. 

D. Luyện kim, cơ khí, đóng tàu.

Câu 14: Chủ nghĩa đế quốc Anh được gọi là:

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến.

D. Chủ nghĩa đế quốc bành trướng.

Câu 15: Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là:

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

B. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng.

C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến.

Câu 16: Ai là người lãnh đạo cuộc Duy tân ở Nhật Bản?

A. Tướng quân

B. Minh Trị.

C. Tư sản công nghiệp. 

D. Quý tộc tư sản hóa.

Câu 17: Tại sao chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến ?

A.Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng tầng lớp Samurai có ưu thế chính trị và chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự.

B.Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng quyền lực vẫn do tầng lớp quí tộc tư sản hóa nắm quyền.

C.Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng giai cấp phong kiến vẫn còn nắm chính quyền.

D.Tầng lớp quí tộc Samurai có quyền lực tuyệt đối trong bộ máy nhà nước.

Câu 18: Thực dân Anh tiến hành khai thác Ấn Độ về kinh tế nhằm  mục đích

A. khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên

B. đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân

C. áp đặt sự nô dịch về chính trị, xã hội

D. chú trọng phát triển về kinh tế Ấn Độ

Câu 19: Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây trừ 

A. In-đô-nê-xi-a

 B. Phi-lip-pin

C Việt Nam.

D. Xiêm 

Câu 20: Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước nào ở Đông Nam Á ?

A. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia. 

B. Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan.

C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

D.Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Xingapo.

Phần II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Trình bày những phát minh quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp Anh cuối thế kỉ XVIII. Qua đó, em hiểu thế nào là cách mạng công nghiệp? Cách mạng công nghiệp đã để lại hệ quả gì đối với sự phát triển của nhân loại?

Câu 2 (2.0 điểm): Nguyên nhân nào dẫn đến bùng nổ cuộc cách mạng 1905- 1907 ở Nga? Vì sao nói đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?

ĐÁP ÁN

Phần I. Trắc nghiệm

1-B

2-A

3-D

4-A

5-C

6-D

7-C

8-D

9-C

10-D

11-B

12-C

13-A

14-A

15-C

16-B

17-B

18-C

19-D

20-C

Phần II. Tự luận

Câu 1

* Những phát minh quan trọng:

* Những phát minh quan trọng:

- Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII, Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành cách mạng công nghiệp với việc phát minh ra máy móc trong ngành dệt.

+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni, nâng cao năng suất gấp 8 lần.

+ Năm 1769, Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.

+ Năm 1785, Ác-crai-tơ chế tạo thành công máy dệt chạy bằng sức nước, nâng cao năng suất lao động tới 40 lần so với dệt vải bằng tay.

+ Năm 1784, Giêm Oát đã phát minh ra máy hơi nước, khắc phục được tất cả những nhược điểm của các máy móc trước đây.

+ Nhiều ngành kinh tế khác ra đời như ngành dệt, luyện kim, khai thác mỏ, tiêu biểu là ngành giao thông vận tải có tàu thuỷ, tàu hoả sử dụng đầu máy chạy bằng hơi nước.

- Nước Anh  từ sản xuất nhỏ, thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc. Từ một nước nông nghiệp, Anh đã trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, là "công xưởng” của thế giới.

- Hệ quả:

+ Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản, như nâng cao năng suất lao động, hình thành các trung tâm kinh tế, thành phố lớn,...

+ Về xã hội, hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản, mâu thuẫn với nhau gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản.

Câu 2

* Nguyên nhân bùng nổ cách mạng :

+ Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân nói chung, nhất là công nhân rất cực khổ, họ phải lao động từ 12 đến 14 giờ/ngày nhưng tiền lương không đủ sống. 

+ Từ năm 1905 đến năm 1907, Nga hoàng đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh Nga – Nhật. Nhiều .cuộc bãi công nổ chống Nga Hoàng, chống chiến tranh đã nổ ra.

- Cuộc cách mạng Nga 1905- 1907 là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vì:

+ Kẻ thù của cách mạng là chế độ phong kiến Nga Hoàng.

+ Lãnh đạo cách mạng là Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga (đảng Vô sản).

+ Lực lượng: công nhân, binh lính và các tầng lớp nhân dân lao động khác.

Đề 2

Phần I. Trắc nghiệm khách quan

 Câu 1: Đặc điểm nào không phải là biểu hiện của tình hình kinh tế, xã hội nước Anh trước cách mạng?

A. Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới.

B. Quốc hội mâu thuẫn với vua và quý tộc phong kiến cũ.

C. Tư sản giàu lên nhanh chóng.

D. Chia thành ba đẳng cấp.

 Câu 2: Câu nói Cừu ăn thịt người”phản ánh hiện tượng gì ở nước Anh đầu thế kỉ XVII?

A. Quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa thâm nhập vào nông nghiệp.

B. Anh trở thành “công xưởng” bóc lột giai cấp công nhân.

C. Sự phát triển của các công trường thủ công len dạ.

D. Thuế khóa của chế độ phong kiến nặng nề.

Câu 3: Khẩu hiệu nổi tiếng của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ở nước Pháp là

A. Đề cao quyền tự do của con người.

B. Đề cao tưtưởng của các nhà triết học ánh sáng.

C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

D. Tự do - Bình đẳng - Bác ái.

Câu 5: Trước cách mạng, thể chế chính trị của nước Pháp là

A. quân chủ lập hiến. 

B. cộng hoà tư sản.

C. quân chủ chuyên chế.

D. độc tài quân sự. 

Câu 6: Trong xã hội Pháp, đẳng cấp thứ ba gồm các giai cấp và tầng lớp nào?

 A. Tư sản, nông dân, công nhân.

B. Tư sản, nông dân, bình dân thành thị.

C. Tư sản, quý tộc phong kiến, nông dân.

D. Công nhân, nông dân và thợ thủ công.

Câu 7: Cách mạngtư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đạt đến đỉnh cao khi chính quyền

A. đặt dưới sự lãnh đạo của phái Gia cô banh. 

B. do Napôlêôn đứng đầu.

C. đặt dưới sự lãnh đạo của phái Girôngđanh.

D. đặt dưới sự lãnh đạo của pháilập hiến.

Câu 8: Vai trò của trào lưu triết học ánh sáng đối với cách mạng tư sản Pháp là

A. Đưa ra những lí thuyết về xây dựng nhà nước mới.

B. Phê phán những giáo lí lạc hậu, những quan điểm lỗi thời.

C. Dọn đường cho cuộc cách mạng xã hội bùng nổ. 

D. Đề xuất những tư tưởng mới tiến bộ, thúc đẩy xã hội tiến lên.

Câu 9: Trong các cuộc cách mạng tư sản diễn ra từ đầu thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII, cách mạng tư sản Pháp được đánh giá làcuộc cách mạng.

A. tiêu biểu nhất. 

B. mở đầu thời kì cận đại.

C. triệt để nhất.

D. đạt đến đỉnh cao.

Câu 10: Điểm khác biệt giữa phát minh máy hơi nước của Giêm Oát 1784 so với những phát minh, sáng chế trong ngành dệt và kéo sợi thế kỉ XVIII-XIX là

A. làm năng suất lao động tăng.                                         

B. được áp dụng trong sản xuất.

C. giảm sức lao động cơ bắp của con người.                    

D. máy móc hoạt động không phụ thuộc điều kiện tự nhiên.

Câu 11: Những thập niên cuối thế kỷ XIX, giai cấp tư sản Anh chú trọng nhiều nhất vấn đề gì trong quá trình kinh doanh?

A. Cải tiến kĩ thuật sản xuất để nâng cao năng suất lao động.

B. Đổi mới và phát triển công nghiệp.

C. Xuất khẩu tư bản sang các nước thuộc địa.

D. Tiếp nhận những thành tựu khoa học - kĩ thuật để thay đổi cơ cấu sản xuất.

Câu 12: Từ sau năm 1871, công nghiệp của Pháp đứng sau các nước nào?

A. Mĩ, Đức, Anh.

B. Mĩ, Nga, Trung Quốc.

C. Đức, Nga, Mĩ.

D. Nga, Pháp, Hà Lan.

Câu 13: Giai cấp vô sản là giai cấp:

A. Có ít tư liệu sản xuất.

B. Không có tư liệu sản xuất.

C. Không có tài sản, chỉ có sức lao động.

D. Có ít tư liệu sản xuất, không có tài sản.

Câu 14: “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu” là khẩu hiệu đấu tranh của công nhân nước nào?

A. Anh.              

B. Pháp.              

C. Đức.              

D. Mĩ.

Câu 15: Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách?

A. Để duy trì chế độ phong kiến.

B. Để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu.

C. Để tiêu diệt Tướng quân.

D. Để bảo vệ quyền lợi quý tộc phong kiến.

Câu 16: Đảng Quốc đại ở Ấn Độ là chính đảng của giai cấp nào sau đây ?

A. Tư sản.              

B. Vô sản.              

C. Công nhân.              

D. Nông dân.

Câu 17: Anh đã thực hiện chính sách cai trị gì đối với đất nước Ấn Độ

A. Gián tiếp              

B. Đàn áp              

C. Mua chuộc              

D. Trực tiếp

Câu 18: Trung Quốc đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào ở Trung Quốc?

A. Tư sản              

B. Nông dân              

C. Công nhân              

D. Tiểu tư sản

Câu 19: Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây trừ 

A. In-đô-nê-xi-a              

B. Phi-lip-pin              

C. Xiêm              

D.Việt Nam

Câu 20: Giữa thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á tồn tại dưới chế độ xã hội nào?

A. Chiếm hữu nô lệ 

B. Tư sản 

C. Phong kiến  

D. Xã hội chủ nghĩa

Phần II. Tự luận

Câu 1: Trình bày những hệ quả của cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX.

Câu 2: Nêu nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản. Ý nghĩa lớn nhất của cuộc Duy Tân?

ĐÁP ÁN

Phần I. Trắc nghiệm

1 - D

2 - A

3 - D

 4 - C

5 - C

6 - B

7 - A

8 - C

9 - C

10 - D

11 - C

12 - A

13 - B

14 - B

15 - B

16 - A

17 - D

18 - A

19 - C

20 - C

Phần II. Tự luận

Câu 1

* Kinh tế:

- Làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản.

- Từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc.

- Nhiều khu công nghiệp, thành phố mọc lên.

- Số lượng dân thành thị tăng nhanh.

=> Các nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp.

* Xã hội: 

- Hình thành 2 giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản: tư sản và vô sản.

Hai giai cấp này mâu thuẫn với nhau về quyền lợi.

Câu 2

- Cuối năm 1867 - đầu năm 1868, chế độ Mạc Phủ bị sụp đổ. Thiên hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ:

+ Về chính trị : xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản ; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

+ Về kinh tế : thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống...

+ Về quân sự : tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng.

+ Về giáo dục : thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học -  kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.

- Ý nghĩa : Đưa nước Nhật thoát khỏi nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân, nhanh chóng trở thành cường quốc ở khu vực châu Á.

Đề 3

Phần I. Trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Cuộc nội chiến ở Anh diễn ra giữa các thế lực nào?

A. Vua Sác-lơ I với quý tộc mới. 

B. Vua Sác-lơ I với Quốc hội.

C. Quý tộc mới với nông dân.

D. Tư sản với địa chủ phong kiến..

Câu 2: Một số địa chủ phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, trở thành tầng lớp nào?

A. Tư sản công nghiệp.

B. Tư sản hóa quý tộc.

C. Quý tộc tư sản hóa Gioong-ke.

D. Quý tộc mới.

Câu 3: Đến thế kỉ XVII nền kinh tế nước nào phát triển nhất châu Âu?

A. Hà Lan.              

B. Anh              

C. Pháp.              

D. Đức.

Câu 4: Đầu thế kỉ XVII, các quý tộc ở Anh tiến hành “rào đất cướp ruộng” để làm gì?

A. Nuôi bò sữa.              

B. Chăn nuôi cừu.              

C. Trồng bông.              

D. Trồng lúa mì.

Câu 5: Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ có tính chất là

A. một cuộc cách mạng tư sản. 

B. một cuộc chiến tranh giành độc lập.

C. một cuộc cách mạng tư sản kiểu mới. 

D. một  cuộc cách mạng vô sản.

Câu 6: Anh công nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ bằng văn kiện nào?

A. Hòa ước Mác xây.

B. Hòa ước Brer-li-tốp.

C. Hiệp ước Véc-xai.

D. Hiệp định Giơ-ne-vơ.

Câu 7: Tại sao nói cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất là một cuộc cách mạng tư sản?

A. Vì giai cấp chủ nô cũng tham gia lãnh đạo cuộc cách mạng này.

B. Vì sau khi chiến tranh kết thúc, Oasinhton được bầu làm tổng thống.

C. Vì cuộc chiến tranh này đã không xoá bỏ chế độ nô lệ 

D. Vì cuộc chiến tranh này đã mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ

Câu 8: Trước cách mạng xã hội Pháp được chia thành ba đẳng cấp là

A. Tăng lữ, Quý tộc, nông dân.

B. Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba.

C. Tăng lữ, Quý tộc, tư sản.

D. Quý tộc, tư sản, các tầng lớp khác.

Câu 9: Tính chất của cuộc cách mạng Pháp 1789 là gì?

A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. 

B. Cách mạng dân chủ tư sản.

C. Cách mạng vô sản.

D. Cách mạng dân chủ nhân dân

Câu 10: Vai trò của trào lưu triết học ánh sáng đối với cách mạng tư sản Pháp là

A. Đưa ra những lí thuyết về xây dựng nhà nước mới.

B. Phê phán những giáo lí lạc hậu, những quan điểm lỗi thời.

C. Dọn đường cho cuộc cách mạng xã hội bùng nổ. 

D. Đề xuất những tư tưởng mới tiến bộ, thúc đẩy xã hội tiến lên.

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề 4

A. Phần trắc nghiệm: (3đ)

Chọn phần trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau rồi khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng phần kiên thức mà em vừa xác định.

1. Trong các nước Đông Nam Á, nước nào là “vùng đệm” tranh chấp của Anh và Pháp?

A. Việt Nam.

B. Cao miên.
C. Ai Lao.

D. Xiêm.

2. Tính chất của Cách mạng Nga 1905-1907 là:

A. là cuộc cách mạng tư sản.
B. là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
C. là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. là cuộc cách mạng vô sản.

3. Các con số phản ánh đúng về hệ thống thuộc địa của Anh đến năm 1914 là

A. 20 triệu km2, dân số 300 triệu người, bằng 1/5 diện tích và 1/5 dân số thế giới
B. 25 triệu km2, dân số 300 triệu người, bằng 1/4 diện tích và 1/5 dân số thế giới
C. 28 triệu km2, dân số 300 triệu người, bằng 1/4 diện tích và 1/4 dân số thế giới
D. 33 triệu km2, dân số 400 triệu người, bằng 1/4 diện tích và 1/4 dân số thế giới

4. Sự kiện nào sau đây đã đánh dấu sự ra đời của Quốc tế thứ hai?

A. Kỷ niệm 100 năm ngày nhân dân Pháp phá ngục Ba-xti.
B. Công nhân Anh và đại biểu của công nhân nhiều nước tham gia mít tinh ở Luân Đôn
C. Gần 40 vạn công nhân biểu tình ở Si-ca-gô.
D. Nga Hoàng đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh Nga – Nhật.

5. Quá trình tập chung sản xuất ở Đức diễn ra mạnh mẽ trong các ngành

A. luyện kim, than đá, điện, hóa chất. B. công nghiệp nhẹ.

C. khai mỏ, luyện kim, giao thông vận tải. D. tài chính, ngân hàng.

6. Học thuyết nào sau đây được coi là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người?

A. Học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học.
B. Kinh tế-chính trị học tư sản.
C. Chủ nghĩa xã hội không tưởng.
D. Cả A, B, C là sai.

B. Phần tự luận: (7đ)

Câu 1: Trình bày quá trình xâm lược của chủ nhĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á? (2đ)

Câu 2: Tại sao nói Mĩ là xứ sở của các ông “vua công nghiệp”? (2đ)

Câu 3: Tại sao nói thế kỷ XIX là thế kỷ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước? (3đ)

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề 5

Câu 1: Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII? Chứng minh rằng : cách mạng tư sản pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?

Câu 2: Nêu những nét chính về tình hình kinh tế nước Anh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “Chủ nghĩa đế quốc thực dân”?

Câu 3: Trình bày những nét chính về quá trình phân chia, xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc? Giải thích tại sao: cùng khủng hoảng như nhau, cùng đứng trước nguy cơ xâm lược như nhau nhưng Trung Quốc thì bị xâm lược còn Nhật Bản lại không bị xâm lược?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

* Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XIX:

- Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền.

- Mở đường cho CNTB phát triển.

* Cách mạng tư sản pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất vì:

- CMTS Pháp đã lật đổ nền quân chủ chuyên chế phong kiến thối nát, xây dựng một chế độ xã hội mới ở châu Âu với cơ cấu tổ chức mới và các quyền tự do dân chủ.

- Đập tan quan hệ ruộng đất phong kiến, giải phóng nông dân khỏi những áp bức phong kiến, mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ

- Cách mạng đã phát triển từ thấp đến cao theo chiều hướng đi lên mà nền chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao nhất.

- Nó hoàn thành đầy đủ nhất những nhiệm vụ dân tộc, dân chủ của một cuộc cách mạng tư sản, lần lượt đánh bại các âm mưu can thiệp vũ trang của liên minh các nước đế quốc, bảo vệ đất nước, cho ra đời bản tuyên ngôn bất hủ về quyền con người, đáp ứng phần nào quyền dân chủ cho dân.

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Sơn Tây. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF