YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Lê Thị Trung

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Lê Thị Trung được HOC247 sưu tầm và đăng tải là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Đề thi giữa học kì 1 lớp 8 này sẽ giúp các bạn luyện tập và chuẩn bị cho kì thi diễn ra thành công tốt đẹp.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS LÊ THỊ TRUNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 8

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

Câu 1 (4 điểm). Trình bày cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở châu Âu và sự thành lập Quốc tế Cộng sản.

Câu 2 (3 điểm). Hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Câu 3 (3 điểm). Nhận xét về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (4 điểm).

- Cao trào cách mạng 1918 -1923 ở châu Âu:

+ Trong những năm 1918 - 1923, do hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở hầu khắp các nước châu Âu từ Anh, Pháp qua Đức, Hung-ga-ri đến Tiệp Khắc, Ba Lan,...

+ Nước Đức là một trong những nơi phong trào diễn ra mạnh mẽ nhất. Ngày 9-11-1918, tổng đình công nổ ra ở Béc-lin, sau chuyển thành khởi nghĩa vũ trang của công nhân và nhân dân thủ đô. Chế độ quân chủ bị lật đổ, nhưng giai cấp tư sản đã giành mọi thành quả của cách mạng, thiết lập chế độ cộng hoà tư sản ở Đức.

- Quốc tế Cộng sản thành lập:

+ Phong trào cách mạng dâng cao ở nhiều nước châu Âu và các nước khác. Đảng Cộng sản được thành lập ở nhiều nước.

+ Với những hoạt động tích cực của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga, ngày 2-3-1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập.

+ Quốc tế Cộng sản hoạt động chủ yếu thông qua các đại hội, đặc biệt là Đại hội II (1920), có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.

Câu 2 (3 điểm). Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:

- Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người ở Nga, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng lớn chiếm 1/6 diện tích thế giới.

- Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

Câu 3 (3 điểm).

Yêu cầu nhận xét theo những nội dung sau:

- Phong trào đòi độc lập diễn ra sôi nổi và liên tục.

- Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất dưới nhiều hình thức phong phú.

- Bắt đầu từ những năm 20, trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á xuất hiện nét mới: giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo cách mạng. Một số đảng cộng sản được thành lập ở khu vực, đầu tiên là Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (5-1920). Trong năm 1930, các đảng cộng sản đã lần lượt được thành lập ở Việt Nam (tháng 2), ở Mã Lai và Xiêm (tháng 4) và ở Phi-líp-pin (tháng 11).

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở một số nước đã vùng dậy đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Nổi bật là các cuộc khởi nghĩa trên đảo Gia-va và Xu-ma-tơ-ra năm 1926 - 1927 (ở In-đô- nê-xi-a) và phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh năm 1930- 1931 (ở Việt Nam). Những cuộc khởi nghĩa này lần lượt bị bọn thực dân đế quốc đàn áp.

- Cùng với sự phát triển của phong trào vô sản, phong trào dân chủ tư sản cũng có những bước tiến rõ rệt so với những năm đầu thế kỉ XX với sự ra đời của các chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng lớn trong xã hội (Đảng Dân tộc ở In-đô- nê-xi-a, Phong trào Tha-kin ở Miến Điện,…).

Đề số 2

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1: Vì sao nền kinh tế Nhật Bản lại sớm rơi vào khủng hoảng?

A. Nghèo tài nguyên, thiếu nguyên liệu sản xuất.

B. Thị trường tiêu thụ bị thu hẹp.

C. Thảm họa động đất tàn phá.

D. Thảm họa động đất tàn phá; là nước nghèo tài nguyên nên thiếu nguyên liệu sản xuất; thị trường tiêu thụ bị thu hẹp do không cạnh tranh được với các nước châu Âu.

Câu 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra vào khoảng thời gian nào?

A. 1924 - 1929.

B. 1929 - 1933.

C. 1918 - 1923.

D. 1929 - 1939.

Câu 3: Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất có gì nổi bật?

A. Không có gì thay đổi, lạc hậu do tàn dư phong kiến còn tồn tại.

B. Bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

C. Phát triển nhanh chóng.

D. Đạt mức trước chiến tranh.

Câu 4: Năm 1927, ở Nhật Bản diễn ra sự kiện gì?

A. Khủng hoảng tài chính.

B. Bạo động lúa gạo.

C. Tiến đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc.

D. Đảng Cộng sản Nhật Bản ra đời.

Câu 5: Khi mới thành lập, Liên xô gồm mấy nước?

A. Bốn.

B. Ba.

C. Hai.

D.Một .

Câu 6: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên xô)được thành lập vào năm nào?

A. 1921.

B. 1923.

C. 1924.

D. 1922.

Câu 7: Duyên cớ trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

A. Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản.

B. Thái tử Áo – Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc – bi ám sát.

C. Hình thành 2 khối quân sự kình địch nhau, ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh.

D. Mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa trở nên gay gắt.

Câu 8: Cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cuộc cách mạng gì?

A. Cách mạng dân chủ tư sản.

B. Cách mạng khoa học kĩ thuật.

C. Cách mạng vô sản.

D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 9: Tên hai khối quân sự kình địch nhau trong chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

A. Khối Hiệp ước và khối NATO.

B. Khối Liên minh và khối Hiệp ước.

C. Khối Liên minh và khối NATO.

D. Khối NATO và khối Vac-sa-va.

Câu 10: Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, khối Liên minh bao gồm những nước nào?

A. Anh, Pháp, Nhật.

B. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật.

C. Đức, Áo – Hung.

D. Anh, Pháp.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I.Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

B

A

A

A

D

B

A

B

C

D

C

C

C

B

A

D

B

C

B

 

II. Tự luận:

Câu 1:

- Năm 1917, ở Nga diễn ra hai cuộc cách mạng vào tháng Hai và tháng Mười

+ Cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng dân chủ tư sản nhằm lật đổ chế độ Nga hoàng, phản đối chiến tranh đế quốc. Cách mạng kết thúc thắng lợi, chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ.

+ Sau cách mạng tháng Hai, ở Nga hai chính quyền song song tồn tại, mâu thuẫn nhau(chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính.

à Trước tình hình này, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, dùng bạo lực lật đổ chính phủ lâm thời. Đó là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga.

Câu 2:

* So sánh tình hình Nhật Bản, Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới:

- Giống nhau:

+ Là nước thắng trận, nhiều lợi nhuận và cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế.

+ 1929 – 1933, kinh tế suy sụp, chính trị - xã hội bất ổn. do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

- Khác nhau:

+ Giai đoạn đầu sau chiến tranh, kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, ổn định, bước vào thời kì phồn vinh còn kinh tế Nhật Bản phát triển không ổn định.

+ Để thoát khỏi khủng hoảng, Mĩ thực hiện cải cách kinh tế - xã hội còn Nhật thực hiện quân sự hóa, phát xít hóa chế độ thống trị, gây chiến tranh xâm lược.

* Bài học lịch sử rút ra từ Mĩ, Nhật giữa hai cuộc chiến tranh thế giới đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của Việt Nam: HS tự rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử, ví dụ như:

- Thực hiện cải cách bằng những chính sách phù hợp với đặc điểm và tình hình đất nước.

- Tăng cường hợp tác quốc tế, duy trì ổn định, hòa bình, tránh xung đột để các bên cùng phát triển.

- Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

- Học tập ý chí, nghị lực vươn lên khó khăn, tính kỉ luật, tiết kiệm và tinh thần tập thể của người Nhật…

Đề số 3

Câu 1. Trình bày nét chính diễn biến Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Câu 2. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 diễn ra như thế nào? Hãy cho biết những hậu quả mà nó để lại.

Câu 3. Chứng minh khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Diễn biến Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:

- Sau Cách mạng tháng Hai, nước Nga ở trong tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.

- Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga đã vạch ra kế hoạch tiếp tục làm cách mạng để lật đổ Chính phủ lâm thời.

- Đêm 24-10, Lê-nin trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa. Quân khởi nghĩa chiếm được toàn bộ Pê-tơ-rô-grát và bao vây Cung điện Mùa Đông.

- Đêm 25-10, Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ lâm thời sụp đổ hoàn toàn.

- Tiếp đó, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát-xcơ-va và đến đầu năm 1918, cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn.

Câu 2. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933:

- Trong những năm 1929 - 1933 diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa. Do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, dẫn đến tinh trạng hàng hoá ế thừa, trong khi người lao động không có tiền mua.

- Tháng 10-1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ, bắt đầu từ nước Mĩ. Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng, kéo dài, có sức tàn phá chưa từng thấy đã đẩy lùi mức sản xuất hàng chục năm, hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ.

- Để thoát ra khỏi khủng hoảng, một số nước tư bản như Anh, Pháp... tiến hành những cải cách kinh tế, xã hội… ; một số nước khác như Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã tiến hành phát xít hoá chế độ thống trị (thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, thiết lập chế độ khủng bố công khai) và phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.

→ Hậu quả:

- Tàn phá nặng nề nền kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa, đẩy lùi mức sản xuất hàng chục năm.

- Nạn thất nghiệp gia tăng, mâu thuẫn xã hội dâng cao.

- Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở nhiều nước.

- Xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới mới xuất hiện.

Câu 3. Cần làm sáng tỏ các nội dung sau:

- Khởi nghĩa diễn ra với quy mô lớn, phân bố trên địa bàn nhiều tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức cao: nghĩa quân được chia thành 15 quân thứ, mỗi quân thứ có vài trăm người, được chỉ huy thống nhất. Giữa các quân thứ có sự phối hợp khá chặt chẽ...

- Nghĩa quân Hương Khê đã biết sử dụng phương pháp tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong cách đánh địch, có nhiều trận đánh lớn và gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề. Chúng phải tập trung lực lượng, mở những cuộc tấn công quy mô mới có thể dập tắt được cuộc khởi nghĩa.

- Khởi nghĩa diễn ra trong thời gian hơn 10 năm (1885 - 1896). Khởi nghĩa thất bại cũng là dấu mốc kết thúc phong trào Cần vương trên phạm vi cả nước.

Đề số 4

Phần I. Trắc nghiệm 

Câu 1: Kết quả của phong trào đấu tranh chống phát xít hóa ở Nhật là gì?

A. Ngăn chặn được quá trình phát xít hóa diễn ra ở Nhật.

B. Không có tác dụng gì.

C. Góp phần làm chậm lại quá trình phát xít hóa ở Nhật.

D. Thúc đẩy quá trình phát xít hóa ở Nhật diễn ra nhanh hơn.

Câu 2: Lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là ai?

A. Vôn-te.

B. Các-mác.

C. Ăng-ghen.

D. Lê-nin.

Câu 3: Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

A. Không có thay đổi gì.

B. Phát triển nhưng không ổn định, chỉ phát triển trong một vài năm đầu sau chiến tranh.

C. Phát triển phồn vinh, trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.

D. Suy sụp do bị chiến tranh tàn phá.

Câu 4: Từ 1921 – 1941, nhân dân Xô viết đã hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế và bước vào thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng chính sách gì?

A. Chính sách mới.

B. Chính sách cộng sản thời chiến

C. Chính sách trưng thu lương thực thừa.

D. Chính sách kinh tế mới.

Câu 5: Cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga là cuộc cách mạng gì?

A. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

B. Cách mạng dân chủ tư sản.

C. Cách mạng vô sản.

D. Cách mạng khoa học kĩ thuật.

Câu 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra vào khoảng thời gian nào?

A. 1914 - 1916.

B. 1914 - 1917.

C. 1914 - 1918.

D. 1914 - 1915.

Câu 7: Cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cuộc cách mạng gì?

A. Cách mạng vô sản.

B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. Cách mạng khoa học kĩ thuật.

D. Cách mạng dân chủ tư sản.

Câu 8: Duyên cớ trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

A. Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản.

B. Thái tử Áo – Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc – bi ám sát.

C. Hình thành 2 khối quân sự kình địch nhau, ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh.

D. Mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa trở nên gay gắt.

Câu 9: Ai là người thực hiện cải cách để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế?

A. G. Oa-sinh-tơn.

B. Ph. Ru-dơ-ven.

C. Vôn-te.

D. Rút-xô.

Câu 10: Tên hai khối quân sự kình địch nhau trong chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

A. Khối Hiệp ước và khối NATO.

B. Khối Liên minh và khối Hiệp ước.

C. Khối Liên minh và khối NATO.

D. Khối NATO và khối Vac-sa-va.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I.Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

D

C

D

A

C

D

B

B

B

A

A

C

B

A

A

D

D

C

C

 

Đề số 5

Câu 1. Trình bày những nét lớn về tình hình kinh tế, chính trị của nước Anh đầu thế kỉ XX. Tại sao vào đầu thế kỉ XX. Anh được gọi là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”? (3 điểm)

Câu 2. Trình bày diễn biến Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Vì sao Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga gọi là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới? (4 điểm)

Câu 3. Cho biết tính chất giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Em có suy nghĩ gì về hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai? (3điểm)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Lê Thị Trung. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF