YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Lại Sơn

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Lại Sơn là đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 lớp 8 môn Lịch sử có đáp án dành cho các bạn học sinh lớp 8 tham khảo chuẩn bị cho kì thi giữa học kì I sắp tới. Mời các bạn tải tài liệu về tham khảo.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS LẠI SƠN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 8

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu 1. Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất

Câu 1.1. Cách mạng Hà Lan diễn ra ở:

A. Thế kỉ XV

C. Thế kỉ XVII

B. Thế kỉ XVI

D. Thế kỉ XVIII

Câu 1.2. Quốc tế thứ nhất thành lập:

A. 29/8/1864

C. 28/9/1864

B. 28/9/1865

D. 28/9/1846

Câu 1.3. Người đầu tiên chỉ ra đường lối cách mạng đúng đắn cho giai cấp công nhân là:

A. Các Mác, Ăng Ghen

C. Rô be-spi-e

B. Lê Nin

D. Sta-lin

Câu 1.4. Cách mạng công nghiệp đã thay đổi đất nước Anh như thế nào?

A. Xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp

B. Xuất hiện nhiều thành phố

C. Thị dân tăng lên nhanh

D. Tất cả các câu trên đều đúng

Câu 2. Hãy nối ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp (Ví dụ: 1 - A)

A

B

1. Niu- tơn

A. Định luật bảo toàn năng lượng

2. Lô-mô-nô-xốp

B. Khám phá mô động vật

3. Puốc –kin -giơ

C. Thuyết vạn vật hấp dẫn

4. Đác- uyn

D. Thuyết tiến hóa di truyền

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

Câu 2 (4,0 điểm) Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây những hậu quả như thế nào? Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 200 từ nói lên suy nghĩ của em về cuộc chiến tranh này. Theo em, từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, cần rút ra bài học gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình hiện nay?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

B

C

A

D

Câu 2:

1 nối với C 2 nối với A 3 nối với B 4 nối với D

II. Tự luận

Câu 1:

- Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh của đất nước và số phận con người Nga. Đưa nhân dân lao động lên nắm quyền...

- Thiết lập nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới

- Dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới, để lại nhiều bài học qúy cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động bị áp bức

- Tác động đến phong trào công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước.

Câu 2:

- Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất:

10 triệu người chết, 20 triệu người tàn tật, thiệt hại về vật chất lên đến 85 tỉ đô la.

- HS nêu suy nghĩ của mình về chiến tranh thế giới thứ nhất:

HS có nhiều cách suy nghĩ khác nhau nhưng cần đảm bảo yêu cầu:

+ Thấy được hậu quả nặng nề của cả nước thắng trận và bại trận.

+ Có thái độ phê phán chiến tranh, thể hiện lòng yêu hòa bình.

- Rút ra bài học gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình hiện nay:

HS có nhiều cách suy nghĩ khác nhau nhưng cần đảm bảo yêu cầu:

Giải quyết mâu thuẫn bằng thương lượng nhưng khi kẻ thù đã thể hiện rõ mưu đồ bằng hành động xâm lược, phải quyết tâm bảo vệ Tổ quốc…

Đề số 2

Câu 1: Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng Tư sản Pháp 1789?

Câu 2: Tại sao cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc được coi là cuộc cách mạng Tư sản?

Câu 3: Em hãy tóm tắt diễn biến của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

Câu 4: (2,5 điểm) Trình bày những nét mới của phong trào cách mạng ở Đông Nam Á từ sau thập niên 20 của thế kỷ XX?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 3

Câu 1: Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII? Chứng minh rằng: cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?

Câu 2: Nêu những nét chính về tình hình kinh tế nước Anh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: "Chủ nghĩa đế quốc thực dân"?

Câu 3: Trình bày những nét chính về quá trình phân chia, xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc? Giải thích tại sao: cùng khủng hoảng như nhau, cùng đứng trước nguy cơ xâm lược như nhau nhưng Trung Quốc thì bị xâm lược còn Nhật Bản lại không bị xâm lược?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

* Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XIX:

Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền. (0,5đ)

Mở đường cho CNTB phát triển. (0,5đ)

* Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất vì:

CMTS Pháp đã lật đổ nền quân chủ chuyên chế phong kiến thối nát, xây dựng một chế độ xã hội mới ở châu Âu với cơ cấu tổ chức mới và các quyền tự do dân chủ. (0,5đ)

Đập tan quan hệ ruộng đất phong kiến, giải phóng nông dân khỏi những áp bức phong kiến, mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ (0,5đ)

Cách mạng đã phát triển từ thấp đến cao theo chiều hướng đi lên mà nền chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao nhất. (0,5đ)

Nó hoàn thành đầy đủ nhất những nhiệm vụ dân tộc, dân chủ của một cuộc cách mạng tư sản, lần lượt đánh bại các âm mưu can thiệp vũ trang của liên minh các nước đế quốc, bảo vệ đất nước, cho ra đời bản tuyên ngôn bất hủ về quyền con người, đáp ứng phần nào quyền dân chủ cho dân. (0,5đ)

Câu 2:

* Những nét chính về tình hình kinh tế nước Anh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Sau 1870 Anh mất dần vị trí đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp và tụt xuống hàng thứ 3 thế giới (sau Mĩ, Đức) (1,0đ)

Đứng đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại, thuộc địa. (0,5đ)

Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp, tài chính ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế. (0,5đ)

* Lê-nin gọi CNĐQ Anh là: "Chủ nghĩa đế quốc thực dân" vì:

Anh ưu tiên, đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. (0,25đ)

Anh có hệ thống thuộc địa lớn nhất với diện tích 33 triệu km2 gấp 50 lần diện tích nước Anh. (0,25đ)

Câu 3:

*Quá trình phân chia, xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.

- 1840-1842 chiến tranh thuốc phiện của Anh mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc. (0,5đ)

Cuối thế kỷ XIX, các nước đế quốc chia nhau xâu xé Trung Quốc: (0,5đ)

- Đức chiếm Sơn Đông (0,25đ)

- Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử (0,25đ)

- Pháp chiếm Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây (0,35đ)

- Nga, Nhật chiếm Đông Bắc. (0,25đ)

*Cùng khủng hoảng như nhau, cùng đứng trước nguy cơ xâm lược như nhau nhưng Trung Quốc thì bị xâm lược còn Nhật Bản lại không bị xâm lược vì:

Trung Quốc:

- Rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên là mục tiêu mà các nước đế quốc nhòm ngó. (0,5đ)

- Chế độ phong kiến đang trong tình trạng mục nát, dân tình oán thán. (0,5đ)

- Trước nguy cơ xâm lược, triều đình Mãn Thanh tỏ ra bất lực, yếu hèn, không gắn kết chặt chẽ với dân chống giặc, không có biện pháp làm cho đất nước giàu mạnh. (0,5đ)

Nhật Bản:

- Chế độ phong kiến cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng và đang bị các nước phương Tây đe dọa. (0,5đ)

- 1868 Thiên hoàng Minh Trị cải cách mạnh mẽ, toàn diện làm cho Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên con đường TBCN, lần lượt đánh thắng Trung Quốc (1894-1895), Nga (1904-1905) nâng cao uy thế của Nhật trên trường quốc tế. (0,5đ)

Đề số 4

I. Trắc nghiệm.

Chọn đáp án đúng nhất trong các phương án trả lời sau.

Câu 1. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là:

A. "Chủ nghĩa đế quốc quân chủ chuyên chế".

B. "Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến".

C. "Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi".

D. "Chủ nghĩa đế quốc thực dân".

Câu 2. Phát minh khoa học nào là của Giêm Oát?

A. Máy kéo sợi.

B. Máy kéo sợi chạy bằng sức nước.

C. Máy dệt.

D. Máy hơi nước.

Câu 3. Người đề ra Học thuyết Tam dân là:

A. Tôn Trung Sơn.

B. Khang Hữu Vi.

C. Lương Khải Siêu.

D. Viên Thế Khải.

Câu 4. Ông Lê-nin là người nước nào?

A. Anh

B. Pháp

C. Đức

D. Nga

II. Tự luận 

Câu 5. Trình bày bối cảnh, nội dung và kết quả cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản?

Câu 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) có kết cục như thế nào? Em có suy nghĩ gì từ những hậu quả của cuộc chiến này?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 5

Phần I. Trắc nghiệm khách quan 

Câu 1. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng (4 điểm)

1. Hiện tượng mới về kinh tế ở Tây Âu thế kỉ XVI – XVIII là:

A. Xuất hiện các xưởng dệt vải, luyện kim…

B. Nhiều thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán

C. Các ngân hàng được thành lập và ngày càng có vai trò to lớn

D. Cả ba hiện tượng trên

2. Cuộc cách mạng tư sản dầu tiên trên thế giới là:

A. Hà Lan

B. Anh

C. Pháp

D. Mĩ

3. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789 – 1794 là:

A. Đẳng cấp thứ ba bất bình với đẳng cấp quí tộc và tăng lữ

B. Nhân dân được các nhà tư tưởng lúc đó thức tỉnh

C. Sự phát triển của sản xuất bị chế độ phong kiến cản trở

D. Chế độ phong kiến dưới thời Lu-i XVI bị suy yếu

4. Cách mạng công nghiệp đã:

A. Chuyển từ sản xuất thủ công nghiệp sang sản xuất nông nghiệp

B. Chuyển từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc

C. Chuyển từ sản xuất thủ công nghiệp sang buôn bán

D. Chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp

5. Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở:

A. Mĩ

B. Pháp

C. Anh

D. Đức

6. Đến giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa chủ yếu nhằm:

A. Mở rộng lãnh thổ

B. Khai hoá văn minh cho nước khác

C. Tranh giành thị trường, nguồn tài nguyên, nhân lực

D. Thoả mãn nhu cầu thống trị thế giới của giai cấp tư sản

7. Nét nổi bật của phong trào công nhân từ 1848 – 1849 đến 1870 là:

A. Đập phá máy móc

B. Đấu tranh quyết liệt với tư sản để chống áp bức bóc lột

C. Di cư sang miền đất mới

D. Chống lại giai cấp phong kiến

8. Công xã Pari là nhà nước:

A. Chiếm hữu nô lệ

B. Phong kiến

C. Tư sản

D. Kiểu mới của nhân dân

Phần II. Tự luận 

Câu 2. Những thành tựu chủ yếu về khoa học kĩ thuật thế kỉ XVIII – XIX

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Lại Sơn. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF