YOMEDIA

Bộ 5 đề thi chọn HSG Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Huệ có đáp án

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo Tài liệu Bộ 5 đề thi chọn HSG Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Huệ có đáp án. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh rèn luyện kỹ năng giải bài tập và ôn luyện hiệu quả để chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ sắp tới.

Chúc các em thi tốt, đạt kết quả cao!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ

ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG

 NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ 7

Thời gian làm bài: 120 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Cho hai gương phẳng G1 và G2 đặt song song với nhau (như hình vẽ). Vẽ đường đi của một tia sáng phát ra từ S sau hai lần phản xạ trên gương G1 và một lần phản xạ trên gương G2 thì qua một điểm M cho trước.

Câu 2: Một khẩu pháo bắn vào một chiếc xe tăng. Pháo thủ nhìn thấy xe tăng tung lên sau 0,6 giây kể tù lúc bắn và nghe thấy tiếng nổ sau 2,1 giây kể từ lúc bắn.

  1. Tính khoảng cách từ súng đến xe tăng. Biết vận tốc của âm trong không khí là 330m/s.
  2. Tìm vận tốc của viên đạn.

Câu 3: Có 2 quả  cầu kích thức tương đối lớn A và B nhiễm điện trái dấu. A nhiễm điện dương, B nhiễm điện âm. Bằng cách nào có thể làm cho quả cầu B nhiễm điện cùng dấu với A nhưng không làm thay đổi điện tích của quả cầu A.

Câu 4: Một chùm bóng đèn trang trí gồm 5 bóng đèn trên đó có ghi các chỉ số: 1,2V-0,22A mắc nối tiếp.

  1. Vẽ sơ đồ mạch điện.
  2. Nguồn điện phải có hiệu điện thế là bao nhiêu để đèn sáng bình thường?
  3. Khi một bóng cháy thì điều gì sẽ sảy ra? Vì sao?
  4. Một bạn khẳng định rằng có thể sử dụng vôn kế để tìm được xem đèn nào cháy. Em hãy nêu cách làm.

ĐÁP ÁN

 

Câu

Nội dung

Điểm

1

  • Dựng ảnh S1 của S qua G1.

  • Dựng ảnh S2 của S1 qua G2.
  • Dựng ảnh S3 của S2 qua G­1.
  • Nối S3 với M cắt G1 tại K -> tia phản xạ từ G1 đến M.
  • Nối K với S­2 cắt G2 tại J -> tia phản xạ từ G2 đến G1.
  • Nối J với S1 cắt G1 tại I -> tia phản xạ từ G1 đến G2.
  • Nối I với S ta được tia tới G1 là SI.

Vậy tia SIJKM là đường truyền của tia sáng cần vẽ.

 

 

 

2

  1. Thời gian âm thanh truyền từ xe tăng đến pháo thủ: t = 2,1-0,6 = 1,5 (s)

Khoảng cách từ khẩu pháo đến xe tăng : s = v.t = 340.1,5 = 495(m)

b. Vận tốc của đạn: V =

0.5

0.5

1

3

  • Trước hết ta nối đất quả cầu B để nó trung hòa về điện, sau đó đặt quả cầu A gần quả cầu B (nhưng không tiếp xúc) quả cầu B nhiễm điện do hưởng ứng, khi đó phần quả cầu B gần quả cầu A nhiễm điện âm và phần quả cầu B ở xa quả cầu A nhiễm điện dương.
  • Nối đất phần quả cầu B bị nhiễm điện âm trong một thời gian ngắn để các electron truyền xuống  đất, kết quả là quả cầu B bị thiếu electron và nhiễm điện dương cùng dấu với quả cầu A.

 

 

1

 

 

1

4

a.

  1. Vì các bóng đèn mắc nối tiếp nên U = U1+U2+U3+U4+U5 = 6(V)
  2. Một bóng đèn bị cháy thì các bóng còn lại sẽ không sáng vì mạch hở
  3. Có thể dùng vôn kế để tìm xem được bóng nào cháy. Mắc một đầu vôn kế cố định với một đầu đèn ngoài cùng(mắc đúng cực), đầu còn lại của vôn kế chạm với đầu còn lại của đèn. Nếu số chỉ vôn kế khác không (1,2V) thì đèn đó không cháy. Di chuyển đầu này sang đèn bên cạnh, cứ như vậy ta sẽ phát hiện được đèn cháy.

 

0.5

 

1

 

0.5

 

1

 

-(Hết đề thi số 1)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu  1: (2 điểm)

Tia sáng Mặt Trời chiếu nghiêng một góc 300 so với phương nằm ngang. Hỏi phải đặt gương phẳng nghiêng bao nhiêu độ so với phương nằm ngang để hắt tia sáng này xuống đáy giếng theo phương thẳng đứng.

Câu 2: (2 điểm)

Hai người đứng ở hai vị trí A, B cách đều một bức tường. Khi người ở A nói thì âm phản xạ trên bức tường tại I rồi đến người ở B chậm hơn âm trực tiếp 1/8 giây.

     a, Vẽ đường đi của âm truyền từ người ở A đến người ở B, biết âm phản xạ trên tường tuân theo định luật phản xạ ánh sáng.

     b, Tính khoảng cách từ mỗi người đến bức tường, biết ba điểm A, B, I nằm trên ba đỉnh của một tam giác đều, vận tốc âm truyền trong không khí là 340m/s.

Câu 3: (2 điểm)

Cho 2 gương phẳng G1 và G2 có mặt phản xạ quay vào nhau tạo với nhau 1 góc α< 900. Tia tới SI được chiến lên gương G1 lần lượt phản xạ 1 lần trên G1 rồi 1 lần trên G2. Biết góc tới trên G1 bằng 250. Tìm góc α để cho tia tới trên G1 và tia phản xạ trên G2 vuông góc với nhau.

...

--(Nội dung tiếp theo của đề và phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. (3 điểm): Hãy tính thể tích V, khối lượng m, khối lượng riêng D của một vật rắn biết rằng: khi thả nó vào một bình đầy nước thì khối lượng của cả bình tăng thêm là m1 = 21,75 gam, còn khi thả nó vào một bình đầy dầu thì khối lượng của cả bình tăng thêm là m2 = 51,75 gam (Trong cả hai trường hợp vật đều chìm hoàn toàn). Cho biết khối lượng riêng của nước là D1= 1g/cm3, của dầu là D2 = 0,9g/cm3.

Câu 2. (2 điểm): Một ống bằng thép dài 25m. Khi một em học sinh dùng búa gõ vào một đầu ống thì một em học sinh khác đặt tai ở đầu kia của ống nghe thấy hai tiếng gõ: Tiếng nọ cách tiếng kia 0,055s.

a, Giải thích tại sao gõ một tiếng mà lại nghe được hai tiếng?

b, Tìm vận tốc truyền âm trong thép, biết vận tốc truyền âm trong không khí là 333m/s và âm truyền trong thép nhanh hơn âm truyền trong không khí.

Câu 3. (3,5 điểm): Cho hai gương phẳng vuông góc với nhau, một tia sáng chiếu đến gương thứ nhất, phản xạ truyền tới gương thứ hai, rồi phản xạ,

          a, Vẽ hình minh họa?

          b, Chứng minh tia phản xạ cuối cùng song song với tia tới ban đầu?

          c, Cho một điểm sáng S đặt trước hai gương trên. Hãy vẽ hình minh họa số ảnh của S tạo bởi hai gương?

...

--(Nội dung phần đáp án của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

4. ĐỀ SỐ 4

Bài 1: Cho hai điểm sáng S1 và S2 trước một gương phẳng như hình vẽ:

a/ hãy vẽ ảnh S1’ và S2’ cả các điểm sáng S1; S2 qua gương phẳng.

b/ Xác định các miền mà nếu ta đặt mắt ở đó thì có thể quan sát được

1/ S1

2/ S2

3/ cả hai ảnh

4/không quan sát được bất cứ ảnh nào.

Bài 2: Cho hệ thống hai gương phẳng được ghép như hình vẽ; hãy vẽ một tia sáng xuất phát từ điểm sáng A, sau khi phản xạ trên hai gương, lại quay về A

Bài 3: Hãy thiết kế một hệ thống ròng rọc sao cho: Có số ròng rọc ít nhất, để khi kéo vật có trọng lượng là P lên cao thì chỉ cần sử dụng lực kéo là P/3

...

--(Nội dung tiếp theo của đề và phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

5. ĐỀ SỐ 5

Câu I: (5đ)

Cho một điểm sáng S và một điểm M trước gương phẳng như hình vẽ:

1, Trình bày cách vẽ một tia sáng đi từ S tới gương  rồi phản xạ qua M.

2, Chứng minh rằng trong vô số con đường đi từ S tới G tới M  thì ánh sáng đi theo con đường ngắn nhất.

Câu II: (5đ) Hai gương phẳng G1  và G2 hợp với nhau một góc , hai mặt phản xạ hướng vào nhau.                 

Điểm sáng S đặt trong khoảng 2 gương . Gọi S1  là ảnh của S qua G1 và S2  là ảnh của S1 qua G2. Hãy nêu cách vẽ đường đi của tia sáng từ S phản xạ lần lượt qua G1  và G2 rồi đi qua S. Chứng tỏ rằng độ dài của đường đi đó bằng SS2.

Câu III. (2đ) Trong cơn giông sau khi nhìn thấy tia chớp , 5 giây sau người đó mới nghe thấy tiếng sấm . Hỏi sét xảy ra cách nơi quan sát bao xa. Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s( Bỏ qua thời gian ánh sáng đi từ nơi sảy ra sét đến chỗ người quan sát).

...

--(Nội dung tiếp theo của đề và phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi chọn HSG Vật Lý 7 năm 2021 có đáp án Trường THCS Nguyễn Huệ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON