YOMEDIA

Bộ 5 đề thi chọn HSG Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Ngô Thời Nhiệm có đáp án

Tải về
 
NONE

Để giúp các em rèn luyện và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi năm 2020-2021 HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi chọn HSG Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Ngô Thời Nhiệm có đáp án để giúp các em học sinh có thể tự ôn luyện. Mời các em tham khảo nội dung chi tiết tại đây!

Chúc các em đạt kết quả cao tất cả các môn trong kỳ kiểm tra sắp tới.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS NGÔ THỜI NHIỆM

ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG

 NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ 7

Thời gian làm bài: 120 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

Cho hai gương phẳng AB và CD đặt song song có mặt phản xạ quay vào nhau như hình vẽ. Hãy vẽ đường đi của tia sáng từ S đến O trong các trường hợp sau:

  • Tia sáng lần lượt phản xạ trên mỗi gương một lần.
  • Tia sáng phản xạ trên gương AB hai lần và trên gương CD một lần.

Câu 2:

Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 3 pin mắc nối tiếp, ba bóng đèn (Đ1, Đ2, Đ3), hai khóa K1, K2 và một số dây nối, sao cho thỏa mãn các yêu cầu sau:

  • K1 đóng, K2 mở: chỉ có đèn Đ2 và Đ3 sáng.
  • K1 mở, K2 đóng: chỉ có đèn Đ1 sáng.
  • K1, K2 đóng: cả ba đèn đều không sáng.

Câu 3:

Màng loa dao động phát ra âm có tần số 880Hz.

  1. Tính thời gian màng loa thực hiện một dao động.
  2. Trong thời gian ấy, âm truyền đi được đoạn đường bao nhiêu trong không khí? Trong nước? Biết vân tốc âm trong không khí là 340m/s và trong nước là 1500m/s.

Câu 4:

Cho mạch điện như hình vẽ. Biết số chỉ của vôn kế V1 là 4V và vôn kế V2 là 12 vôn. Nếu thay nguồn điện trên bằng nguồn điện có hiệu điện thế 24V thì số chỉ của 2 vôn kế lúc đó là bao nhiêu?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Yêu cầu nội dung

Điểm

1

Cách dựng:

- TH1: - Dựng ảnh S1 của S qua gương AB.

           - Dựng ảnh S2 của S1 qua gương CD.

           - Nối S2 với M cắt CD tại J

           - Nối S1 với J cắt gương AB tại I.

           - Nối S với I.

           => SIJM là đường truyền của tia sáng cần vẽ.

- TH2: -  Dựng ảnh S1 của S qua gương AB.

           - Dựng ảnh S2 của S1 qua gương CD.

           - Dựng ảnh S3 của S2 qua gương AB.

           - Nối S3 với M cắt gương AB tại K.

           - Nối K với S2 cắt gương CD tại J.

           - Nối J với S1 cắt gương AB tại I.

           - Nối S với I.

           => SIJKM là đường truyền của tia sáng cần vẽ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5đ

 

 

0.5đ

2

2.5đ

3

  1. Thời gian để màng loa thực hiện một dao động là:

Ta có f =  => T = 1/f=1/880=0,0011s

  1. Trong thời gian ấy, âm truyền:
  • Trong không khí một đoạn: s1 = 0,0011x340 = 0,374 (m).
  • Trong nước một đoạn: s2 = 0,0011 x 1500 = 1,65 (m).

 

 

0.5đ

0.5đ

4

Ta có U2/U1=12/4=3V

Khi thay bằng nguồn điện khác, ta vẫn có: U2’/U1’=3 => U2’ = 3.U1’ (1)

Mặt khác do 2 bóng đèn mắc nối tiếp, ta có: U1’ + U2’ = 24 (2)

Từ (1) và (2), ta có: U1’ = 6V và U2’ = 18V.

0.5đ

0.5đ

 

0.5đ

 

-(Hết đề thi số 1)-

2. ĐỀ SỐ 2

a) Tại sao khi biểu diễn đàn bầu người nghệ sĩ thường dùng tay uốn cần đàn.

b) Có 3 nguồn điện loại 12V, 6V, 3V và 2 bóng đèn cùng loại đều ghi 6V. Hãy trình bày cách mắc hai đèn vào một trong 3 nguồn trên để cả hai đèn đều sáng bình thường.

Bài 2. Hai tia tới SI và SK vuông góc với nhau chiếu tới một gương phẳng tại hai điểm I và K như hình vẽ (H1).

a) Vẽ tia phản xạ của 2 tia tới SI và SK.

b) Chứng minh rằng 2 tia phản xạ ấy cũng hợp với nhau 1 góc vuông.

c) Giả sử góc tạo bởi tia tới SK với gương phẳng bằng 300. Chiếu một tia sáng từ S tới gương đi qua trung điểm M của đoạn thẳng nối hai điểm I và K. Xác định góc tạo bởi tia phản xạ của hai tia SK và SM.

Bài 3. Hai quả cầu nhẹ A và B được treo gần nhau bằng 2 sợi chỉ tơ, chúng hút nhau. Hỏi các quả cầu đã bị nhiễm điện như thế nào?

...

--(Nội dung tiếp theo của đề và phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (3 điểm): Hai gương phẳng (M1) và (M2) có mặt phản xạ quay vào nhau và hợp với nhau một góc α. Hai điểm A, B nằm trong khoảng hai gương. Hãy trình bày cách vẽ đường đi của tia sáng từ A đến đến gương (M1) tại I, phản xạ đến gương (M2) tại J rồi truyền đến B. Xét hai trường hợp:

a) α là góc nhọn.

b) α là góc tù.

c) Nêu điều kiện để phép vẽ thực hiện được.

Câu 2 (2 điểm): Ở một vùng núi người ta nghe thấy tiếng vang do sự phản xạ âm lên các vách núi. Người ta đo được thời gian giữa âm phát ra và âm nhận được tiếng vang là 1,2 giây.

  1. Tính khoảng cách giữa người quan sát và vách núi. Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s.
  2. Người ta có thể phân biệt hai âm riêng rẽ nếu khoảng thời gian giữa chúng là 1/10 giây. Tính khoảng cách tối thiểu giữa người quan sát và vách núi để nghe được tiếng vang.

Câu 3 (2 điểm): Đưa một vật nhiễm điện dương lại gần một ống nhôm nhẹ treo ở đầu sợi chỉ tơ, ống nhôm bị hút về phía vật nhiễm điện. Hiện tượng sẽ sảy ra như thế nào nếu ta chạm vật nhiễm điện vào ống nhôm?

...

--(Nội dung tiếp theo của đề và phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (4 điểm): Hãy vẽ tia sáng đến G1 sau khi phản xạ trên G2 thì cho tia IB như hình vẽ.   

                                                       

Câu 2 (4 điểm): Trước 2 gương phẳng G1, G2 đặt vuông góc với nhau và quay mặt phản xạ vào nhau. Trên một màn chắn cố định có một khe hở AB. Một điểm sáng S trong khoảng gương và màn chắn (hình vẽ câu 1). Hãy vẽ 1 chùm sáng phát ra từ S sau 2 lần phản xạ qua G1, G2 thì vừa vặn lọt qua khe AB.

Câu 3 (3 điểm): Để có tiếng vang trong môi trường không khí thì thời gian kể từ khi âm phát ra đến khi nhận âm phản xạ tối thiểu phải bằng 1/15 giây. Em phải đứng cách xa núi ít nhất là bao nhiêu, để tại đó, em nghe được tiếng vang tiếng nói của mình. Biết rằng vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s

...

--(Nội dung tiếp theo của đề và phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

5. ĐỀ SỐ 5

Bài 1: Cho hai điểm sáng S1 và S2 trước một gương phẳng như hình vẽ:

a/ hãy vẽ ảnh S1’ và S2’ cả các điểm sáng S1; Squa gương phẳng.

b/ Xác định các miền mà nếu ta đặt mắt ở đó thì có thể quan sát được

1/ S1

2/ S2

3/ cả hai ảnh

4/không quan sát được bất cứ ảnh nào.

Bài 2: Cho hệ thống hai gương phẳng được ghép như hình vẽ; hãy vẽ một tia sáng xuất phát từ điểm sáng A, sau khi phản xạ trên hai gương, lại quay về A.

Bài 3: Hãy thiết kế một hệ thống ròng rọc sao cho: Có số ròng rọc ít nhất, để khi kéo vật có trọng lượng là P lên cao thì chỉ cần sử dụng lực kéo là P/3

Bài 4: Một động tử chuyển động hướng về phía một bức tường phẳng, nhẵn vuông góc với bức tường, với vận tốc 5m/s. Động tử phát ra một âm thanh trong khoảng thời gian rất ngắn hướng về phía bức tường. sau một khoảng thời gian, máy thu âm được gắn trên động tử nhận được tín hiệu của âm phản xạ, xác định tỷ số khoảng cách của động tử tới bức tường ở các vị trí phát âm và nhận được tín hiệu phản xạ . vận tốc âm trong không khí là 340 m/s và giả sử rằng vận tốc âm không bị ảnh hưởng của vận tốc động tử.

...

--(Nội dung tiếp theo của đề và phần đáp án, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)--

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi chọn HSG Vật Lý 7 năm 2021 có đáp án Trường THCS Ngô Thời Nhiệm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON