HOC247 xin giới thiệu với các em tài liệu Bộ 5 đề kiểm tra giữa học kỳ 2 môn Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Trường Chinh có đáp án nhằm ôn tập và củng cố các kiến thức chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng theo dõi!
TRƯỜNG THCS TRƯỜNG CHINH |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK2 NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: VẬT LÝ 7 Thời gian làm bài: 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Chất dẫn điện là gì? Cho ví dụ. Chất cách điện là gì? Cho ví dụ
Câu 2. Dòng điện là gì? Trong kim loại bản chất dòng điện là gì? Chiều dòng điện được quy ước như thế nào?
Câu 3. Hãy nêu tên một dụng cụ dùng điện mà em biết và chỉ ra các bộ phận dẫn điện và các bộ phạn cách điện trên dụng cụ đó
Câu 4. Điền vào chỗ trống:
Chiều của dòng điện là chiều ………. qua dây dẫn và các thiết bị điện tới ……….của nguồn điện
Câu 5. Khi chạm một đầu bút thử điện vào một trong hai lỗ của ổ lấy điện, đèn của bút thử điện chỉ sáng khi tay ta chạm vào núm kim loại ở đầu bên kia của bút, vì sao?
Câu 6. Tính chất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện đi qua là có lợi hay có hại? Em hãy nêu các thí dụ để chứng minh lập luận của em
Câu 7. Các electron đi qua một dây dẫn dài 12cm trong 10 phút. Hãy tính vận tốc của electron ra mm/s
Câu 8. Hãy viế đầy dủ cho câu nhận xét dưới đây:
Hoạt động của đền điốt dựa vào tác dụng………. của dòng điện
Câu 9. Ở các máy chiếu (projector) thường phải gắn thêm quạt, vì sao?
Câu 10. Cầu chì hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Em hãy quan sát trong thực tế, cầu hì thường được mắc ở đâu? Trên các thiết bị, làm thế nào nhận ra vị trí của cầu chì?
ĐÁP ÁN
Câu 1. Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua. Ví dụ: kim loại, nước muối…
Vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua. Ví dụ: gỗ, nhựa, sứ…
Câu 2. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
Trong kim loại bản chất dòng điện là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng
Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện
Câu 3. + Dụng cụ dùng điện: Bóng đèn điện
+ Bộ phận dẫn điện: dây tóc, đui đèn
+ Bộ phận cách điện: bóng thủy tinh
Câu 4. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện
Câu 5. Vì cơ thể người là vật liệu dẫn điện
Câu 6.
+ có lợi nếu biết cách sử dụng làm bếp điện, bàn ủi, máy sấy tóc…
+ có hại nếu ta không kiểm soát được: nhiệt tỏa trên dây dẫn, trong động cơ điện, bóng đèn…
Câu 7. v = 120/600 = 0,2 mm/s
Câu 8. Hoạt động của đèn điốt dựa vào ác dụng phát sáng của dòng điện
Câu 9. Khi đèn chiếu hoạt động vừa phát sáng, vừa tỏa nhiệt nên cần phải có quạt để làm máy mát
Câu 10. Cầu chì hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện. Khi dòng điện đi qua mạch vượt mức cho phép, dây chì nóng lên, chảy ra và làm mạch điện bị ngắt. Cầu chì thường được bố trí sau đồng hồ đo (công tơ điện) trước khi vào nhà, trước các thiết bị. Trên một số thiết bị cầu chì (máy biến thế, TV…) có thể nằm bên trong hoặc phía ngoài máy.
-------- Hết đề thi số 1-------
2. ĐỀ SỐ 2
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1:Những ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì:
A. Lược nhựa chuyển động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra
B. Các sợi tóc trơn hơn và bị cuốn thẳng ra
C. Tóc đang rối, bị chải thì thẳng ra
D. Khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện nên khó hút và kéo làm cho sợ tóc thẳng ra
Câu 2. Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?
A. Trời nắng
B. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí
C. Gió mạnh
D. Không mưa, không nắng
Câu 3. Hai mảnh pôliêtilen nhiễm điện đẩy nhau. Thanh thủy tinh nhiễm điện và mảnh pôliêtilen nhiễm điện hút nhau. Hiện tượng trên đưa đến kết luận như sau. Chỉ ra kết luận sai?
A. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm
B. Điện tích cùng loại thì đẩy nhau, điện tích khác loại thì hút nhau
C. Các vật nhiễm điện thì hút hoặc đẩy nhau
D. Các vật nhiễm điện hút hoặc đẩy nhau dù ở rất xa nhau
Câu 4. Chọn câu đúng:
A. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì A và B đẩy nhau
B. Nếu vật A tích điện âm, vật B tích điện dương thì A và B đẩy nhau
C. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì A và B hút nhau
D. Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện dương thì A và B hút nhau
Câu 5. Dùng mảnh vải khô cọ xát, thì có thể làm cho vật nào sau đây mang điện tích?
A. Một ống bằng nhôm B. Một ống bằng gỗ
C. Một ống bằng giấy D. Một ống bằng nhựa
Câu 6. Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?
A. Quạt máy B. Acquy
C. Bếp lửa D. Đèn pin
Câu 7. Chọn câu trả lời đúng
Ba kim loại thường dùng để làm vật dẫn điện là:
A. Đồng, nhôm, sắt
B. Chì, vônfram, kẽm
C. Thiếc, vàng, nhôm
D. Đồng, vônfram, thép
Câu 8. M là vật nhiễm điện nhưng chưa biết rõ nhiễm điện tích (+) hay nhiễm điện tích (-). Khi đưa vật M tới gần vật N thì thấy hai vật đẩy nhau. Hỏi vật N đang ở trong trạng thái nào dưới đây?
A. Nhiễm điện tích (+)
B. Nhiễm điện tích (-)
C. Nhiễm điện tích (+) hoặc (-)
D. Không nhiễm điện
Câu 9. Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Mạch điện kín là mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau
B. Mạch điện kín là mạch nối liền các thiết bị với hai cực của nguồn điện
C. Muốn mắc một mạch điện kín thì phải có nguồn điện và các thiết bị dùng điện có dây nối
D. Mỗi nguồn điện đều có hai cực, dòng điện chạy trong mạch kín nối liền các thiết bị điện với hai cực nguồn điện
Câu 10. Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương, quay xung quanh các electron mang điện tích âm
B. Bình thường nguyên tử trung hòa về điện
C. Trong kim loại không có êlectron tự do
D. Trong kim loại có êlectron tự do
----- Để xem nội dung phần tự luận của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về-----
3. ĐỀ SỐ 3
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Biết thanh thủy tinh tích điện dương sau khi cọ xát vào lụa. Lấy mảnh vải khô cọ xát vào thước nhựa thì thước nhựa tích điện âm. Đưa mảnh lụa và mảnh vải lại gần nhau thì chúng đẩy hay hút nhau, vì sao?
A. Đẩy nhau vì mảnh lụa tích điện âm, mảnh vải tích điện dương
B. Hút nhau vì mảnh lụa tích điện âm, mảnh vải tích điện dương
C. Đẩy nhau vì chúng đều tích điện âm
D. Hút nhau vì chúng tích điện trái dấu
Câu 2. Khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì lược nhựa nhiếm điện âm, tóc nhiễm điện dương vì:
A. Chúng hút lẫn nhau
B. Electron dịch chuyển từ lược nhựa sang tóc
C. Một số electron đã dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa. Lược nhựa thừa electron nên tích điện âm, còn tóc thiếu electron nên tích điện dương
D. Lược nhựa thiếu electron, còn tóc thừa electron
Câu 3. Vật bị nhiễm điện không có khả năng hút các vật nào dưới đây?
A. ống nhôm treo bằng sợi chỉ
B. ống giấy treo bằng sợi chỉ
C. vật nhiễm điện trái dấu với nó
D. vật nhiễm điện cùng dấu với nó.
Câu 4. Năm dụng cụ hay thiết bị điện sử dụng nguồn điện là:
A. Đèn pin, radio, đồng hồ chạy bằng pin, máy tính bỏ túi, điện thoại di động
B. Tivi, radio, máy rung, quạt điện, bánh xe nước
C. Bóng đèn, bếp điện, máy bơm, máy điện thoại, đèn pin
D. Bút thử điện, máy chụp hình, xay trái cây, radio
Câu 5. Tia chớp là do các điện tích chuyển động rất nhanh qua không khí tạo ra. Trong trường hợp này không khí tại đó
A. Tạo thành dòng điện
B. Phát sáng
C. Trở thành vật liệu dẫn điện
D. Nóng lên
----- Để xem nội dung phần tự luận của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về-----
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Cho mảnh tôn phẳng đã được gắn vào đầu bút thử điện chạm vào mảnh pôliêtilen đã được cọ xát nhiều lần bằng len thì bóng đèn bút thử điện sáng lên khi chạm ngón tay vào đầu bút vì:
A. Trong bút đã có điện
B. Ngón tay chạm vào đầu bút
C. Mảnh pôliêtilen đã bị nhiễm điện do cọ xát
D. Mảnh tôn nhiễm điện
Câu 2. Trong hình vẽ nào sau đây, các quả cầu đã bị nhiễm điện?
A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 3 và 1 D. 1, 2, 3
Câu 3. Trước khi cọ xát, trong thủy tinh và mảnh lụa đều có điện tích dương và điện tích âm vì:
A. Chúng đều chưa bị mất điện tích âm và điện tích dương
B. Chưa có sự dịch chuyển qua lại của các electron
C. Mỗi nguyên tử của chúng đều ở trạng thái trung hòa về điện
D. Mỗi nguyên tử đều được cấu tạo từ hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm. Chưa cọ xát thì số các hạt mang điện trong nguyên tử vẫn không đổi
Câu 4. Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có lợi?
A. Máy bơm nước B. Nồi cơm điện
C. Quạt điện D. Máy thu hình (Ti vi)
Câu 5. Phát biểu nào dưới đây là sai?
Vật cách điện là vật
A. Không có khả năng nhiễm điện
B. Không cho dòng điện chạy qua
C. Không cho điện tích chạy qua
D. Không cho electron chạy qua
----- Để xem nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về-----
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Chọn câu phát biểu đúng
Trong kim loại, các electron được gọi là electron tự do là:
A. Các electron hoát ra khỏi kim loại và chuyển động tự do
B. Các electron thoát ra khỏi nguyên tử kim loại và chuyển động tự do trong toàn khối kim loại
C. Các electron chuyển động tự do trong nguyên tử kim loại
D. A, B, C đều đúng
Câu 2: Chọn câu phát biểu sai
A. Trong kim loại tồn tại các ion dương
B. Trong kim loại tồn tại các ion âm
C. Trong kim loại có chứa các điện tử tự do
D. Kim loại được cấu tạo từ các nguyên tử
Câu 3: Chọn câu trả lời đúng
Trong một đoạn dây điện, phần nào của dây là chất dẫn điện:
A. Phần vỏ nhựa của dây
B. Phần đầu của đoạn dây
C. Phần cuối của đoạn dây
D. Phần lõi của dây
Câu 4: Chọn câu trả lời đúng
Hiện nay, trong các thiết bị điện dùng trong gia đình, chất cách điện được dùng nhiều nhất là loại vật liệu nào?
A. Gỗ
B. Sứ
C. Nhựa
D. Cao su
Câu 5: Chọn câu giải thích đúng
Người ta dùng dây nhựa để bọc lõi đồng trong sợi dây điện là để:
A. Cách điện
B. Dẫn điện
C. Bảo vệ lõi đồng không bị đứt
D. Cả A và C đều đúng
Câu 6: Chọn câu trả lời đúng
Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích:
A. Thanh sắt
B. Thanh thép
C. Thanh nhựa
D. Thanh gỗ
Câu 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng…………… bóng đèn bút thử điện
A. Làm đứt
B. Làm sáng
C. Làm tắt
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 8: Chọn câu trả lời đúng
Một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện là do:
A. Sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao
B. Sự có xát mạnh giữa các luồng không khí
C. Gió làm cho đám mây bị nhiễm điện
D. Cả ba câu trên dều sai
Câu 9: Chọn câu trả lời đúng
Khi đưa một cây thước nhựa lại gần một sợi tóc
A. Cây thước hút sợi tóc
B. Cây thước đẩy sợi tóc
C. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ hút sợi tóc
D. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ đẩy sợi tóc ra xa
Câu 10: Chọn câu trả lời đúng
Khi thời tiết hanh khô, trải tóc bằng lược nhựa ta thấy nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút thẳng ra. Điều này do:
A. Lược nhựa bị nhiễm điện
B. Tóc bị nhiễm điện
C. Lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện
D. Không câu nào đúng
----- Để xem nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về-----
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết giữa HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021 có đáp án Trường THCS Trường Chinh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.