Chuyên đề Bộ 5 đề kiểm tra giữa học kỳ 2 Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Lê Văn Tám có đáp án dưới đây tổng hợp lại những kiến thức quan trọng đã học, qua đó giúp các em có thể tự luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập tốt kiến thức, chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho kì thi sắp tới của mình. Mời các em cùng tham khảo!
TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK2 NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: VẬT LÝ 7 Thời gian làm bài: 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Phát biểu nào về biểu hiện của electron tự do dưới đây đúng?
A. Êlectron tự do là êlectron thoát ra khỏi nguyên tử và có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.
B. Trong kim loại các hạt nhân cũng có thể dịch chuyển tự do.
C. Vật nhiễm điện dương là vật thừa êlectron.
D. Vật nhiễm điện âm là vật thiếu êlectron.
Câu 2. Cọ xát mảnh pôliêtilen bằng miếng len rồi dưa miếng len này lại gần mảnh pôliêtilen thì chúng hút nhau.
Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Điện tích trong hai mảnh nói trên là khác loại.
B. Mảnh pôliêtilen nhiễm điện âm, mảnh len nhiễm điện dương.
C. Một số êlectron đã từ mảnh len dịch chuyến sang mảnh pôliêtilen.
D. Mảnh pôliêtilen nhiễm điện, còn mảnh len không nhiễm điện.
Câu 3. Câu phát biểu nào dưới đây về dòng điện là sai?
A. Dòng điện là dòng các điện tích chuyển dời có hướng.
B. Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron chuyến dời có hướng.
C. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện.
D. Dòng điện là dòng điện tích âm chuyển động tự do.
Câu 4. Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe. sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân là do:
A. Bộ phận điện của xe bị hư hỏng.
B. Thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện.
C. Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt dộng.
D. Do ngoài trời sắp có cơn dông.
Câu 5. Tại sao khi ta cầm một thanh kim loại vào tay, rồi cọ xát nó vào len dạ thì không thấy nó nhiễm điện? Chọn câu giải thích có lí.
A. Trong kim loại đã có sẵn các êlectron tự do.
B. Điện tích xuất hiện đã chạy qua người ta xuống đất.
C. Kim loại là vật dẫn điện nên không nhiễm điện khi cọ xát.
D. Kim loại là vật trung hòa về điện.
Câu 6. Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
Câu 7. Chất dẫn điện là gì? Cho ví dụ. Chất cách điện là gì? Cho ví dụ.
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
A |
D |
D |
B |
B |
Câu 6.
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các êlectron mang điện âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
Câu 7.
- Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua. Ví dụ: kim loại, nước muối…..
- Vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua. Ví dụ : gỗ, nhựa, sứ….
( Hết đề thi số 1)
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Trong một số ngành sản xuất, nhiều khi người ta thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo ròng rọc. Giải thích vì sao?
A. Ròng rọc và dây kéo bị nhiễm điện do cọ xát
B. Ròng rọc và dây kéo bị nóng lên do cọ xát
C. Nhiệt độ trong phòng khi ấy tăng lên
D. Do cọ xát mạnh
Câu 2. Cọ xát thanh thủy tinh bằng miếng lụa, cọ xát mảnh pôliêtilen bằng miếng len. Đưa thanh thủy tinh lại gần mảnh pôliêtilen thì:
A. Thanh thủy tinh hút mảnh pôliêtilen
B. Chúng đẩy nhau
C. Chúng hút nhau
D. Chúng vừa hút vừa đẩy
Câu 3. Chọn câu trả lời sai. Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
A. Nguyên tử có một hạt nhân và các hạt electron
B. Hạt nhân mang điện tích dương, nằm ở tâm nguyên tử; các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân
C. Tổng các điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân, bình thường nguyên tử trung hòa về điện
D. Nguyên tử có thể có nhiều hạt nhân và nhiều hạt electron
Câu 4. Có 4 vật a, b,c và d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì:
A. Vật b và c có điện tích cùng dấu
B. Vật a và c có điện tích cùng dấu
C. Vật b và d có điện tích cùng dấu
D. Vật a và d có điện tích trái dấu
Câu 5. Chọn câu trả lời sai
Đèn điện sáng, quạt điện quay, các thiết bị điện hoạt động khi:
A. Có dòng điện chạy qua chúng
B. Có các hạt mang điện chạy qua
C. Có dòng các electron chạy qua
D. Chúng bị nhiễm điện
Câu 6. Dòng điện là:
A. Dòng các điện tích chuyển động có hướng
B. Dòng các điện tích dương hoặc điện tích âm chuyển động có hướng
C. Dòng các điện tích dương và điện tích âm chuyển động có hướng
D. Các câu trên đều đúng
Câu 7. Vật dẫn điện là vật:
A. Có khả năng cho dòng điện đi qua
B. Có khả năng cho các hạt mang điện tích dương chuyển động qua
C. Có khả năng cho các hạt mang điện tích âm chuyển động qua
D. Các câu A, B, C đều đúng
Câu 8. Chọn câu phát biểu sai
Sơ đồ mạch điện có tác dụng
A. Giúp các thợ điện dựa vào đó để mắc mạch điện đúng như yêu cầu
B. Giúp ta dễ dàng trong việc kiểm tra, sửa chữa các mạch điện
C. Mô tả đơn giản mạch điện trong thực tế
D. Giúp các điện tích dịch chuyển đúng trong mạch
Câu 9. Giải thích về hoạt động của cầu chì
A. Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện
B. Nhiệt độ nóng chảy của chì thấp
C. Dòng điện chạy qua gây tác dụng nhiệt làm dây chì nóng lên. Dòng điện mạnh đến mức nào đó làm cho dây chì đạt tới nhiệt độ nóng chảy (327oC) thì dây chì đứt; dòng điện bị ngắt
D. Dây chì mềm nên dòng điện mạnh thì bị đứt
Câu 10. Hãy viết đầy đủ câu dưới đây:
Hai vùng của nam châm có tính chất từ mạnh nhất được gọi là hai …………
A. Cực dương và âm
B. Cực bắc và nam
C. Cực từ, quy ước gọi là cực bắc từ và cực nam từ
D. Đầu nam châm
...
( Nội dung tiếp theo của đề thi số 2, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Cho mảnh tôn phẳng đã được gắn vào đầu bút thử điện chạm vào mảnh pôliêtilen đã được cọ xát nhiều lần bằng len thì bóng đèn bút thử điện sáng lên khi chạm ngón tay vào đầu bút vì:
A. Trong bút đã có điện
B. Ngón tay chạm vào đầu bút
C. Mảnh pôliêtilen đã bị nhiễm điện do cọ xát
D. Mảnh tôn nhiễm điện
Câu 2. Trong hình vẽ nào sau đây, các quả cầu đã bị nhiễm điện?
A. 1 và 2
B. 2 và 3
C. 3 và 1
D. 1, 2, 3
Câu 3. Trước khi cọ xát, trong thủy tinh và mảnh lụa đều có điện tích dương và điện tích âm vì:
A. Chúng đều chưa bị mất điện tích âm và điện tích dương
B. Chưa có sự dịch chuyển qua lại của các electron
C. Mỗi nguyên tử của chúng đều ở trạng thái trung hòa về điện
D. Mỗi nguyên tử đều được cấu tạo từ hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm. Chưa cọ xát thì số các hạt mang điện trong nguyên tử vẫn không đổi
Câu 4. Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có lợi?
A. Máy bơm nước B. Nồi cơm điện
C. Quạt điện D. Máy thu hình (Ti vi)
Câu 5. Phát biểu nào dưới đây là sai?
Vật cách điện là vật
A. Không có khả năng nhiễm điện
B. Không cho dòng điện chạy qua
C. Không cho điện tích chạy qua
D. Không cho electron chạy qua
Câu 6. Chiều dòng điện được quy ước:
A. Cùng chiều với chiều chuyển động của các hạt mang điện tích dương
B. Ngược chiều với chiều chuyển động của các hạt mang điện tích âm
C. Ngược chiều với chiều chuyển động của các hạt electron
D. A, B, C đều đúng
Câu 7. Có 5 chất sau: sứ, đồng, nhôm, vải khô và thước nhựa
A. Cả 5 chất đều cách điện
B. Cả 5 chất đều dẫn điện
C. Đồng, nhôm, thước nhựa dẫn điện
D. Sứ, vải khô và thước nhựa cách điện
Câu 8. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây, khi chúng hoạt động bình thường
A. Công tắc B. Đèn báo của tivi
C. Máy bơm nước chạy điện D. Dây dẫn điện ở gia đình
Câu 9. Kết luận nào dưới đây sai?
Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì tác dụng sinh lí của các dòng điện có thể:
A. Làm các cơ co giật
B. Làm ngạt thở và thần kinh bị tê liệt
C. Làm tim ngừng đập
D. Không có tác dụng gì
Câu 10. Lấy thanh thủy tinh cọ xát với miếng lụa. Miếng lụa tích điện âm. Sau đó ta lấy thanh thủy tinh đẩy vậ B, hút vật C và hút vật D
Thanh thủy tinh nhiễm điện gì? Các vật B, C, D nhiễm điện gì? Giữa B và C, C và D, B và D xuất hiện lực hút hay lực đẩy?
...
( Nội dung tiếp theo của đề thi số 3, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1:Trong các kết luận sau đây về sự nhiễm điện, kết luận nào sai?
A. Các vật đều có khả năng nhiễm điện
B. Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện
C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện
D. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát
Câu 2. Thanh thủy tinh tích điện dương khi cọ xát vào lụa, mảnh pôliêtilen tích điện âm khi cọ xát vào len. Đưa mảnh lụa và mảnh len lại gần nhau thì:
A. Không hút, không đẩy nhau
B. Hút lẫn nhau
C. Vừa hút vừa đẩy nhau
D. Đẩy nhau
Câu 3. Có 2 quả cầu cùng kích thước, nhiễm điện loại khác nhau. Giữa chúng có tác dụng gì?
A. Hút nhau
B. Đẩy nhau
C. Có lúc đẩy có lúc hút nhau
D. Không có lực tác dụng
Câu 4. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống
Các electron tự do trong dây dẫn bị cực dương của pin………, cực âm của pin ……
A. Đẩy, hút
B. Đẩy, đẩy
C. Hút, đẩy
D. Hút, hút
Câu 5. Chọn câu phát biểu đúng
Chiều dòng điện là chiều……………
A. Chuyển dời có hướng của các điện tích
B. Dịch chuyển của các electron
C. Từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện
D. Từ cực âm qua vật dẫn tới cực dương của nguồn điện
Câu 6. Sơ đồ mạch điện nào sau đây tương ứng với mạch điện thực tế:
A. 1 và 2 B. 3 và 4 C. 1 và 3 D. 2 và 4
Câu 7. Tác dụng nhiệt là có ích đối với dụng cụ điện nào sau đây khi nó hoạt động bình thường
A. Quạt điện
B. Máy thu hình (tivi)
C. Nồi cơm điện
D. Dây dẫn điện
Câu 8. Một vật trung hòa (vật chưa nhiễm điện) bị mất bớt electron sẽ trở thành:
A. Vật trung hòa
B. Vật nhiễm điện dương (+)
C. Vật nhiễm điện âm (-)
D. Không xác định được vật nhiễm điện (+) hay (-)
Câu 9. Chọn câu phát biểu sai
Việc kí hiệu các bộ phận của mạch điện có ý nghĩa:
A. Đơn giản hóa các bộ phận của mạch điện
B. Giúp cho ta dễ dàng khi vẽ sơ đồ mạch điện
C. Làm cho sơ đồ mạch điện đơn giản hơn nhiều so với mạch điện thực tế
D. Giúp các điện tích nhận ra đúng đường di chuyển
Câu 10. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng họat động bình thường?
A. Bóng đèn bút thử điện
B. Quạt điện
C. Công tắc
D. Cuộn dây dẫn có lõi sắt non
...
( Nội dung tiếp theo của đề thi số 4, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1:Để duy trì dòng điện một cách liên tục ta phải làm gì?
Câu 2. Thế nào là sơ đồ mạch điện? Tác dụng của nó?
Câu 3. Không khí có phải là môi trường cách điện không? Tại sao đứng gần dây điên có thể nguy hiểm mặc dù ta chưa chạm vào dây
Câu 4. Trong các mạch điện sau đây, mạch điện nào có các bóng đèn đều mắc nối tiếp?
Câu 5. Ở các xe đạp, có gắn thêm đi-na-mô, khi bánh xe quay, đi-na-mô quay theo và phát ra dòng điện làm sáng các bóng đèn. Tuy nhiên, ở một số xe nếu quan sát kĩ ta chỉ thấy có một sợi dây được nối từ đi-na-mô đến bóng đèn. Vì sao vậy?
Câu 6. Hãy sắp xếp các vật sau đây vào các cột dẫn điện hay cách điện:
Giấy, vải, không khí, vàng, thủy tinh, nước muối, than, gỗ, cao su, sắt, thép
ĐÁP ÁN
Câu 1. Để duy trì dòng điện mộ cách liên tục, ta dùng nguồn điện
- Mỗi nguồn điện đều có hai cực: cực âm và cực dương
Câu 2. – Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng
Câu 3. Bình thường không khí là môi trường cách điện. Tuy nhiên ở gần các đường dây cao thế thì không khí trở nên dẫn điện. Vì vậy ở gần các đường dây cao thế sẽ rất nguy hiểm vì dòng điện sẽ phóng qua không khí đi vào người
Câu 4. Trong các mạch điện có các bóng đèn đều mắc nối tiếp là: 1 và 4
Câu 5. Đi – na – mô là một nguồn điện có hai cực như mọi nguồn điện khác, dây thứ hai là sườn (khung) xe đạp
Câu 6. Vật cách điện: giấy, vải, không khí, thủy tinh, gỗ, cao su
Vật dẫn điện: vàng, nước muối, than, sắt, thép
Câu 7. Điền vào ô trống
Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua. Vật cách điện là vậ không cho dòng điện đi qua. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các electron tự do. Bên ngoài nguồn điện, các electron chuyển động trong dây dẫn từ cực âm sang cực dương của nguồn. Khi đó có dòng điện đi từ cực âm sang cực dương của nguồn
Câu 8. a) 0,25m3 = 0,25.109mm3
Số electron chứa trong thể tích này là: n = 0,25.109.30.109 = 7,5.108 (hạt)
b)Thể tích của sợi dây: V = πr2l = π.(0,5)2 4.103 = 785,4 mm3
số electron chứa trong thể tích này là n’ = 2,36.1013 (hạt)
-(Hết đề thi số 5)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết giữa HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021 có đáp án Trường THCS Lê Văn Tám. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.