YOMEDIA

Bộ 4 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Việt Bắc

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh cùng tham khảo Bộ 4 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Việt Bắc có đáp án dưới đây nhằm giúp các em nắm được cấu trúc đề thi tuyển vào lớp 10. Từ đó, các em sẽ có sự chuẩn bị chu đáo cho kì thi của mình tốt nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS VIỆT BẮC

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời cho câu hỏi.

Maiconln Dalkoff là một cậu bé nhút nhát, dễ bị tổn thương. Cậu có rất ít bạn và luôn phải lủi thủi một mình.

Một lần, cô giáo đọc cho cả lớp một đoạn truyện ngắn "Loài vật là bạn thân của con người", sau đó phân công một học sinh tự viết đoạn kết cho câu chuyện.Dalkoff thích lắm, ngay chieeufhoom ấy cậu đã hoàn thành bài viết của mình. Nhưng mãi cậu mới củ đủ tự tin đem nộp truyện của mình cho cô giáo vào học tuần sau.

[...]

Nhiều năm trôi qua, Malcolm Dalkof đã trở thành một nhà văn nổi tiếng thay cho cậu bé Malcolm Dalkoff tự ti ngày nào. Cậu trở về thăm trườnng cũ và thăm lại cô giáo ngày xưa của mình. Điều cậu phải cảm ơn cô không phải vì cô đã trở thành một người bạn của cậu mà chính là bốn chữ đầu tiên cô đã từng phê: “Em viết hay lắm", bởi những chữ ấy đã có thể thay đổi cả một cuộc đời.

(Nhiều tác giả, Trái tim có điều kỳ diệu, Nhà xuất bản Trẻ, 2002)

a) Hãy cho biết các từ ngữ được gạch chân thực hiện phép liên kết nào? (0,5 điểm)

b) Tìm khởi ngữ trong câu: Đối với Dalkoff, điều quan trọng nhất mà cũng là điều cậu nhỏ nhất lại chính là bốn chữ cô giáo đã phê: “Em viết hay lắm!”. (0,5 điểm)

c) Vì sao lời phê của Cô giáo: “Em viết hay lắm!" đã làm thay đổi toàn bộ cuộc đời Malcolm Dalkoff? (0,5 điểm)

d) Em Có đồng tình với điều mà Malcolm Dalkoff nghĩ về cô giáo của mình: “Cô ấy đúng là một cô giáo tuyệt vời!” không? Vì sao? (0,5 điểm)

Câu 2. (3,0 điểm).

Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lời khen trong cuộc sống.

Câu 3. (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về tình bà cháu trong hai đoạn thơ sau:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

(...)

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,

Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

(Bằng Việt, Bếp lửa, Ngữ văn 9, Tập một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2020)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1

a) Các từ ngữ được gạch chân thực hiện phép liên kết: phép thế.

b) Khởi ngữ: Đối với Dalkoff

c) Lời phê của cô giáo: “Em viết hay lắm!” đã làm thay đổi toàn bộ cuộc đời của Malcolm Dalkoff vì:

- Thể hiện sự công nhận đối với những việc làm tốt của Malcolm Dalkoff.

- Lời động viên, khích lệ, truyền cho Malcolm Dalkoff niềm tin vào khả năng của chính mình.

d) Học sinh đưa ra quan điểm riêng của mình.

Gợi ý: Đồng tình.

Vì:

- Cô giáo đã truyền cho Malcolm Dalkoff cảm hứng để cậu bé tiếp tục làm những điều mình thích, tin tưởng vào năng lực của mình.

- Cô dành tình yêu thương và sự quan tâm tới một học trò đặc biệt.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

"Phan nói:

- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, có gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?

Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

- Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”

(Theo Ngữ văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017)

Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2. (0,5 điểm) Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh nào?

Câu 3. (0,5 điểm) Từ "tiên nhân" trong đoạn văn trên chỉ những ai?

Câu 4. (0,5 điểm) Tìm các phép liên kết câu trong lời thoại sau:

"- Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày."

Câu 5. (1,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích trên.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Trong hoàn cảnh khó khăn thử thách, dân tộc Việt Nam luôn nêu cao tinh thần đoàn kết).

Em hãy viết một đoạn văn ngắn bàn về sức mạnh của tinh thần đoàn kết đó.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau để thấy được dòng hoài niệm đẹp đẽ của người cháu về tuổi thơ sống bên bà.

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Mẹ cùng cha công tác bận không về,

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

(Trích Bếp lửa - Bằng Việt - Ngữ văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích từ văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Câu 2. (0,5 điểm) Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương: Phan Lang gặp nạn được Linh Phi cứu và đưa xuống thủy cung, tại đây Phan Lang đã nhận ra Vũ Nương là người cùng làng và hỏi han Vũ Nương.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I: (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sông dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga,... và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Những điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại [...].

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 5)

Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào, của tác giả nào?

Câu 2: Ở phần trích trên, tác giả cho biết vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào?

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn: “Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mi. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga, ... và Người đã làm nhiều nghề”.

Câu 4: Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về việc học tập và làm theo Bác qua đoạn trích trên (khoảng 10-15 dòng).

---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Phần I - Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

(1) Tôi là con gái Hà Nội, Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.

(2) Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói năng.

(3) Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hàng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn con gái xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.

(Trích Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.115)

Câu 1 (0,5 điểm): Tìm khởi ngữ trong câu văn: Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.

Câu 2 (0,5 điểm): Theo đoạn văn (3), trong suy nghĩ của nhân vật tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là ai?

Câu 3 (1,0 điểm): Nêu hiệu quả của phép tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn: Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.

Phần II - Làm văn (8,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

Thói quen xấu như đám cỏ dại lan nhanh, sẽ lấn áp những bông hoa xinh đẹp trong mảnh đất đời bạn. Hãy dũng cảm từ bỏ chúng nhổ chúng đi để cho những thói quen tốt đẹp không ngừng sinh sôi, phát triển. Đó mới là cuộc đời mà chúng ta đang chờ đợi.

(Trích Điều kì diệu của thái độ sống - Mac Anderson, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, tr.35)

Từ ý kiến trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu, trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc từ bỏ những thói quen xấu trong cuộc sống con người.

Câu 2 (5,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau:

Anh hạ giọng, nửa tâm sự, vừa đọc lại một điều rõ ràng đã ngấm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chi dưới kia, Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm" hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đây, cháu tự nói với cháu thế đây. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ộp" là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan li nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu, Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm" người là gì?".

Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:

- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.

- Quê anh ở đâu thế? - Họa sĩ hỏi.

- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận, Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chủ lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chủ ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế, Chủ lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc.

(Trích Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.185)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Phần I - Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Câu 1: Khởi ngữ: Còn

Câu 2: Theo đoạn văn (3), trong suy nghĩ của nhân vật tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.

Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên: so sánh ("một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn")

Tác dụng: khắc họa vẻ đẹp cái cổ của Phương Định, qua đó khẳng định vẻ đẹp thanh lịch, trong sáng, hồn nhiên, mơ mộng của cô gái gốc Hà thành.

Phần II

Câu 1 (3,0 điểm)

Mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy câu chuyện trong phần Đọc hiểu ) để nêu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc từ bỏ những thói quen xấu trong cuộc sống con người.

Các câu phát triển đoạn:

- Giải thích: Câu nói khẳng định thói quen xấu trong cuộc sống là điều không tránh khỏi và nó có thể lan tỏa nhanh chóng trong cộng đồng, bởi nó dễ cuốn hút, việc ta cần làm là phải dũng cảm để bỏ chúng ra khỏi cuộc sống.

- Phân tích, chứng minh theo 3 vấn đề

+ Vấn đề đáng lo ngại: Thói quen xấu như đám cỏ dại lan nhanh, sẽ lấn áp những bông hoa xinh đẹp trong mảnh đất đời bạn.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Việt Bắc. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF