Bộ 4 đề thi HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020 - Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ có đáp án do HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập các kiến thức Công nghệ 7 và đồng thời rèn luyện các kỹ năng làm bài để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HỮU THỌ
ĐỀ KIỂM TRA HKI - NĂM HỌC 2020-2021
Môn: CÔNG NGHỆ 7
Thời gian: 45 phút
ĐỀ 1
Phần I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
1. Khoanh tròn vào đáp án đúng: (2 điểm)
Câu 1: Quy trình kĩ thuật chăn nuôi gồm mấy bước?
A. 3 bước. B. 4 bước.
C. 5 bước. D. 6 bước.
Câu 2: Khi chăm sóc rừng, chúng ta cần làm các công việc nào sau đây?
A. Bón phân định kì.
B. Tưới nước thường xuyên.
C. Làm hàng rào, dặm tỉa cây chết.
D. Làm hàng rào, dặm tỉa, bón phân, phát quang cỏ dại.
Câu 3: Có mấy phương thức chăn nuôi ở nước ta?
A. Có 2 phương thức. B. Có 3 phương thức.
C. Có 4 phương thức. D. Có 5 phương thức.
Câu 4: Thường xuyên tạo sự chuyển động của nước trong ao, đầm nuôi thủy sản có ảnh hưởng đến tính chất nào của nước?
A. Độ trong của nước. B. Lượng khí ô-xi hòa tan trong nước.
C. Nhiệt độ của nước. D. Muối hòa tan trong nước.
Câu 5: Nên làm thế nào để làm giảm lượng khí cacbonic trong nước?
A. Bón nhiều phân hữu cơ.
B. Bón vôi vào ao.
C. Dọn bớt các thực vật sống trong nước (thực vật thủy sinh) .
D. Bón nhiều phân vô cơ vào ao nuôi.
Câu 6: Có mấy hình thức nuôi thủy sản chủ yếu?
A. 3 hình thức. B. 4 hình thức.
C. 5 hình thức. D. 6 hình thức.
Câu 7: Có các hình thức khai thác rừng nào sau đây?
A. Khai thác trắng. B. Khai thác dần.
C. Khai thác chọn. D. Khai thác trắng, khai thác dần, khai thác chọn.
Câu 8: Sau khi khai thác rừng, người ta thường phục hồi rừng bằng các biện pháp nào?
A. Tái sinh tự nhiên. B. Tái sinh nhân tạo.
C. Cả tái sinh tự nhiên và nhân tạo. D. Không cần tái sinh rừng.
2. Em hãy đánh dấu x vào các ô Nên hoặc Không nên cho phù hợp với câu hỏi sau: Làm thế nào để phát huy tiềm năng ngư nghiệp của nước ta? (1 điểm)
Biện pháp |
Nên |
Không nên |
9. Giảm bớt diện tích đất trồng trọt để chuyển sang nuôi trồng thủy sản. |
|
|
10. Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh cho thủy sản. |
|
|
11. Bồi dưỡng kiến thức về kĩ thuật nuôi trồng thủy sản cho người lao động. |
|
|
12. Tập trung khai thác các nguồn lợi thủy, hải sản tự nhiên, giảm bớt diện tích nuôi thủy sản. |
|
|
ĐÁP ÁN
Phần I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
1. Khoanh tròn vào đáp án đúng: (2 điểm) Mỗi ý đúng 0,25đ
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
A |
D |
B |
B |
C |
A |
D |
C |
2. Đánh dấu x vào các ô Nên hoặc Không nên: (1 điểm) Mỗi ý đúng 0,25đ
Nên: 10, 11 Không nên: 9, 12
----------Còn tiếp----------
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Tình hình rừng nước ta từ năm 1943 đến 1995 là:
A. Tăng diện tích rừng tự nhiên.
B. Giảm độ che phủ của rừng.
C. Giảm diện tích đồi trọc.
D. Tất cả các ý đều sai.
Câu 2: Độ che phủ của rừng năm 1943 là bao nhiêu %?
A. 20%
B. 28%
C. 52%
D. 43%
Câu 3: Nơi đặt vườm ươm cần phải có độ pH bằng bao nhiêu là phù hợp?
A. 5 - 6.
B. 6 – 7.
C. 7 - 8.
D. 8 – 9.
Câu 4: Hướng luống theo hướng nào để cây con nhận được đủ ánh sáng?
A. Đông - Tây
B. Đông – Bắc
C. Tây - Nam
D. Bắc - Nam
Câu 5: Mùa gieo hạt cây rừng ở các tỉnh Miền Bắc thường từ:
A. Tháng 2 đến tháng 3.
B. Tháng 1 đến tháng 2.
C. Tháng 9 đến tháng 10.
D. Tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
Câu 6: Loại hạt nào sau đây người ta hay chặt một đầu hạt để kích thích hạt nảy mầm?
A. Hạt lim.
B. Hạt dẻ.
C. Hạt trám.
D. Hạt xoan.
Câu 7: Kích thước hố loại 1 làm đất trồng cây (chiều dài x chiều rộng x chiều sâu) là:
A. 30 x 30 x 30 cm
B. 30 x 40 x 30 cm
C. 40 x 40 x 40 cm
D. 40 x 40 x 30 cm
Câu 8: Khi đào hố trồng cây rừng người ta đem đất màu trộn với loại phân bón gì?
A. Phân hữu cơ ủ hoai.
B. Supe lân.
C. NPK
D. Tất cả đều đúng.
Câu 9: Số lần cần chăm sóc cây rừng sau khi trồng ở năm thứ nhất và năm thứ hai là:
A. 1 – 2 lần mỗi năm.
B. 2 – 3 lần mỗi năm.
C. 3 – 4 lần mỗi năm.
D. 4 – 5 lần mỗi năm.
Câu 10: Các công việc chăm sóc cây rừng sau khi trồng gồm mấy bước?
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 11: Ở những nơi rừng có độ dốc bao nhiêu không được phép khai thác trắng?
A. Lớn hơn 15⁰
B. Lớn hơn 25⁰
C. Lớn hơn 10⁰
D. Lớn hơn 20⁰
Câu 12: Cách phục hồi rừng trong Khai thác chọn là:
A. Trồng rừng.
B. Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 13: Pháp lệnh bảo vệ rừng và phát triển rừng đã được Hội đồng Nhà nước thông qua và ban hành vào ngày:
A. 19-8-1991
B. 18-9-1991
C. 19-8-1993
D. 18-9-1992
Câu 14: Các hoạt động bị nghiêm cấm đối với tài nguyên rừng bao gồm, trừ:
A. Gây cháy rừng
B. Khai thác rừng có chọn lọc.
C. Mua bán lâm sản trái phép.
D. Lấn chiếm rừng và đất rừng.
Câu 15: Ruột bầu thường chứa:
A. 80-89% đất mặt tơi xốp.
B. 50-60% đất mặt tơi xốp.
C. 20% phân hữu cơ ủ hoại.
D. 5% phân supe lân.
Câu 16: Trong quy trình kĩ thuật dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp, sau khi dọn cây hoang dại thì ta phải làm gì?
A. Đập và san phẳng đất.
B. Đốt cây hoang dại.
C. Cày sâu, bừa kĩ, khử chua, diệt ổ sâu, bệnh hại.
D. Không phải làm gì nữa.
ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm (1 câu = 0,25 điểm)
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
B |
D |
B |
D |
D |
C |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Câu 11 |
Câu 12 |
A |
D |
B |
A |
A |
B |
Câu 13 |
Câu 14 |
Câu 15 |
Câu 16 |
||
A |
B |
A |
C |
----------Còn tiếp----------
ĐỀ 3
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Diện tích đồi trọc nước ta năm 1995 là:
A. 14.350.000 ha.
B. 8.253.000 ha.
C. 13.000.000 ha.
D. 5.000.000 ha.
Câu 2: Diện tích đất lâm nghiệp ở nước ta là :
A. 17 triệu ha.
B. 18,9 triệu ha.
C. 19,8 triệu ha.
D. 16 triệu ha.
Câu 3: Kích thước luống đất của nơi ươm giống là:
A. 10-15m x 0,8-1m
B. 15-18m x 1-1,2m
C. 10-12m x 0,5-0,8m
D. 10-15m x 0,8-1,2m
Câu 4: Đặc điểm của vỏ bầu là:
A. Có hình ống.
B. Kín 2 đầu.
C. Hở 2 đầu.
D. A và C đúng
Câu 5: Quy trình gieo hạt phải theo trình tự các bước nào sau đây:
A. Gieo hạt → Lấp đất → Che phủ → Tưới nước → Phun thuốc trừ sâu,bệnh → Bảo vệ luống gieo.
B. A. Gieo hạt → Lấp đất → Che phủ → Tưới nước → Bảo vệ luống gieo → Phun thuốc trừ sâu,bệnh.
C. A. Gieo hạt → Lấp đất → Che phủ → Phun thuốc trừ sâu, bệnh → Tưới nước → Bảo vệ luống gieo.
D. A. Gieo hạt → Che phủ → Lấp đất → Bảo vệ luống gieo → Tưới nước → Phun thuốc trừ sâu, bệnh.
Câu 6: Công việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng gồm:
A. Che mưa, nắng.
B. Bón phân, làm cỏ, xới đất.
C. Tỉa cây, phòng trừ sâu bệnh.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 7: Quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu gồm mấy bước?
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Câu 8: Thứ tự đúng của quy trình trồng cây con rễ trần là:
A. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây → Vun gốc.
B. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp đất kín gốc cây → Nén đất → Vun gốc.
C. Tạo lỗ trong hố đất → Nén đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ trong hố → Vun gốc.
D. Tạo lỗ trong hố đất → Lấp đất kín gốc cây → Đặt cây vào lỗ trong hố → Nén đất → Vun gốc.
Câu 9: Số lần cần chăm sóc cây rừng sau khi trồng ở năm thứ ba và năm thứ tư là:
A. 1 – 2 lần mỗi năm.
B. 2 – 3 lần mỗi năm.
C. 3 – 4 lần mỗi năm.
D. 4 – 5 lần mỗi năm.
Câu 10: Bao lâu sau khi trồng cây cần phải làm cỏ xung quang gốc cây?
A. 3 – 5 tháng.
B. 5 – 6 tháng.
C. 6 – 7 tháng.
D. 1 – 3 tháng.
Câu 11: Lượng cây chặt hạ trong Khai thác dần là:
A. Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 – 4 lần khai thác.
B. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 – 2 lần khai thác.
C. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần khai thác.
D. Chặt chọn lọc cây rừng đã già, sức sống kém.
Câu 12: Thời gian chặt hạ trong Khai thác trắng là:
A. Kéo dài 5 – 10 năm.
B. Kéo dài 2 – 3 năm.
C. Trong mùa khai thác gỗ (<; 1 năm).
D. Không hạn chế thời gian.
Câu 13: Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phải có kế hoạch bảo vệ rừng như:
A. Định canh, định cư.
B. Phòng chống cháy rừng.
C. Chăn nuôi gia súc.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 14: Cá nhân hay tập thể muốn khai thác và sản xuất trên đất rừng cần phải:
A. Được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép.
B. Tuân theo các quy định bảo vệ và phát triển rừng.
C. Có thể khai thác bất cứ lúc nào muốn.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 15: Mùa gieo hạt cây rừng ở các tỉnh Miền Trung thường từ:
A. Tháng 2 đến tháng 3.
B. Tháng 1 đến tháng 2.
C. Tháng 9 đến tháng 10.
D. Tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
Câu 16: Trồng cây con rễ trần hay được áp dụng trong trường hợp:
A. Cây phục hồi nhanh, bộ rễ khỏe.
B. Đất tốt và ẩm.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm (1 câu = 0,25 điểm)
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
C |
C |
A |
D |
A |
D |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Câu 11 |
Câu 12 |
C |
B |
A |
D |
A |
C |
Câu 13 |
Câu 14 |
Câu 15 |
Câu 16 |
||
D |
D |
B |
C |
----------Còn tiếp----------
ĐỀ 4
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Nhiệm vụ của trồng rừng phòng hộ gồm:
A. Lấy nguyên liệu phục vụ đời sống và sản xuất.
B. Chắn gió bão, sóng biển.
C. Nghiên cứu khoa học.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 2: Một ha rừng có khả năng hấp thu bao nhiêu kg khí cacbonic trong một ngày đêm?
A. 300 – 330 kg.
B. 100 – 200 kg.
C. 320 – 380 kg.
D. 220 – 280 kg.
Câu 3: Quy trình kĩ thuật dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp gồm mấy bước?
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Câu 4: Bón phân lót cho luống đất vườn ươm giống nên bón loại phân nào?
A. Phân đạm.
B. Phân lân.
C. Phân chuồng ủ hoại từ 5 – 7 kg/m2.
D. Phân chuồng ủ hoại từ 5 – 7 kg/m2 và supe lân từ 40 – 100 g/m2.
Câu 5: Trong các loại thuốc thường dùng để phòng trừ sâu, bệnh hại cây rừng Thuốc tím hay được dùng để?
A. Xử lý đất.
B. Xử lý hạt.
C. Phòng trừ bệnh lở ở cổ rễ.
D. Phòng trừ bệnh rơm lá thông.
Câu 6: Nồng độ của thuốc trừ sâu Fenitrothion là?
A. 0,05%.
B. 1%.
C. 0,06%.
D. 0,5%.
Câu 7: Khi tạo lỗ trong hố đất để trồng cây con có bầu, độ sâu của hố đất có yêu cầu gì?
A. Phải lớn hơn chiều cao bầu đất.
B. Phải nhỏ hơn chiều cao bầu đất.
C. Phải đúng bằng chiều cao bầu đất.
D. Cả A, C đều đúng
Câu 8: Khi trồng cây rừng bằng cây con rễ trần nên nhúng bộ rễ cây vào dung dịch hồ trong bao lâu?
A. 5 – 10 phút.
B. 3 – 5 phút.
C. 15 – 20 phút.
D. 10 – 15 phút.
Câu 9: Độ sâu xới đất cần phải đạt được là:
A. 5 – 10 cm.
B. 8 – 13 cm.
C. 15 – 20 cm.
D. 3 – 5 cm.
Câu 10: Khi chăm sóc cây rừng sau khi trồng, thời gian cần phải bón thúc là:
A. Ngay trong năm đầu.
B. Năm thứ hai.
C. Năm thứ ba.
D. Năm thứ tư.
Câu 11: Trong khai thác dần, để thúc đẩy tái sinh tự nhiên để rừng tự phục hồi cần giữ lại bao nhiêu cây giống tốt trên 1 ha?
A. 30 – 40 cây.
B. 40 – 50 cây.
C. 50 – 60 cây.
D. 60 – 70 cây.
Câu 12: Lượng cây chặt hạ trong Khai thác chọn là:
A. Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 – 4 lần khai thác.
B. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 – 2 lần khai thác.
C. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần khai thác.
D. Chặt chọn lọc cây rừng đã già, sức sống kém.
Câu 13: Loại đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng có khả năng phục hồi thành rừng gồm có:
A. Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng.
B. Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 20cm.
C. Đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30cm.
D. Cả A, C đều đúng
Câu 14: Các biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng gồm, trừ:
A. Bảo vệ: Cấm chăn thả đại gia súc.
B. Tổ chức phòng chống cháy rừng.
C. Tra hạt hay trồng cây vào nơi đất có khoảng trống nhỏ.
D. Phát dọn dây leo, bụi rậm, cuốc xới đất quanh gốc cây gieo giống và cây trồng bổ sung.
Câu 15: Dung dịch hồ rễ dùng để nhúng bộ rễ của cây con rễ trần trước khi trồng gồm:
A. 50% đất mùn, 50% phân chuồng hoai, 1-2% supe lân và nước.
B. 60% đất mùn, 40% phân chuồng hoai, 1-2% supe lân và nước.
C. 50% đất mùn, 50% phân chuồng hoai, 2-4% supe lân và nước.
D. 40% đất mùn, 60% phân chuồng hoai, 1-2% supe lân và nước.
Câu 16: Lượng gỗ khai thác chọn không được vượt quá bao nhiêu % lượng gỗ của khu rừng khai thác?
A. 35%
B. 30%
C. 25%
D. 45%
ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm (1 câu = 0,25 điểm)
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
B |
D |
A |
D |
B |
D |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Câu 11 |
Câu 12 |
A |
D |
B |
A |
B |
D |
Câu 13 |
Câu 14 |
Câu 15 |
Câu 16 |
||
D |
C |
A |
A |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Công nghệ 7 năm 2020 - Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt