HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 7 tài liệu Bộ 4 Đề thi giữa HK1 môn Sinh Học 7 năm 2021 - 2022 Trường THCS Tô Vĩnh Diện có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề, chuẩn bị cho kì thi kiểm tra giữa HK1 sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THCS TÔ VĨNH DIỆN |
ĐỀ THI GIỮA HK1 NĂM HỌC 2021-2022 MÔN SINH HỌC 7 Thời gian: 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1. Trùng roi xanh có điểm nào giống với tế bào thực vật ?
A. Có hạt dự trữ
B. Có diệp lục
C. Có roi
D. Có điểm mắt
Câu 2. Khi gặp điều kiện bất lợi trùng roi xanh có hiện tượng gì ?
A. Đa số bị chết
B. Kết bào xác
C. Sinh sản nhanh
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 3. Cách dinh dưỡng của trùng biến hình ?
A.Chân giả thứ nhất tiếp cận mồi lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi.
B. Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh.
C. Không bào tiêu hoá, tiêu hoá mồi nhờ dịch tiêu hoá.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 4. Cấu tạo của trùng giày ?
1.Trùng giày là động vật đơn bào nhưng cấu tạo của cơ thể đã hoá thành nhiều bộ phận như nhân lớn, nhân nhỏ, không co bóp, miệng, hầu.
2. Mỗi bộ phận đảm nhiệm một chức năng nhất định.
3.Có lông bơi phủ khắp cơ thể.
4. Có chân giả
A. l, 2, 3 B. 2, 3, 4.
C. 1, 3, 4. D. 1, 2, 4.
Câu 5. Đặc điểm của trùng kiết lị ?
1.Có chân giả
2. Có hình thành bào xác, bào xác tồn tại ngoài thiên nhiên được 9 tháng.
3. Sống kí sinh trong ruột người.
4. Sống tự do ngoài thiên nhiên
A. 1, 2, 4. B. 1, 2, 3.
C. 2, 3, 4. D. 1, 3, 4
Câu 6. Nêu cấu tạo của sán lá gan ?
1. Cơ thể hình lá dẹp, dài 2 - 5 cm.
2. Mắt lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển
3. Cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển thích nghi với môi trường kí sinh.
3. Kí sinh trong gan, mật trâu, bò
A. 1, 2, 4 B. 2, 3, 4
C. 1, 3, 4. D. 1, 2, 3.
Câu 7. Loài nào sau đây xâm nhập vào cơ thể người qua da ?
A. Sán lá gan
B. Sán bã trầu
C. Sán dây (sán sơ mít)
D. Sán lá máu.
Câu 8. Bò sát, bọ cạp phân bố ở vùng khí hậu nào ?
A. Nhiệt đới B. Xích đạo
C. Ôn đới D. Vùng cực
II.TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. Nêu đặc điểm chung của ngành Giun đốt ?
Câu 2. Trình bày sự khác nhau trong sinh sản vô tính mọc chồi của san hô và thuỷ tức ? Cành san hô thưòng dùng trang trí là bộ phận nào của chúng ?
Câu 3. Đặc điểm của giun đũa khác với sán lá gan ?
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
B |
B |
D |
A |
B |
D |
D |
B |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
I.TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Đặc điểm nào sau đây không phải là của san hô
A. Cá thể có cơ thể hình trụ
B. Tập đoàn cá thể con tạo thành khối
C. Có gai độc tự vệ
D. Thích nghi đời sống bơi lội
2.Trong cơ thể muỗi Anôphen trùng sốt rét sinh sản hữu tính có tác hại gì đến con người ?
A. Để tăng số lượng trùng sốt rét
B. Làm tăng sức sống trùng sốt rét
C. Trở thành tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho người
D. Cả A, B và C đều đúng.
3.Trùng roi xanh tiến về phía ánh sáng được là nhờ:
A.Diệp lục B. Roi
C. Điểm mắt D. Câu B và C đúng.
Câu 2. Hãy chọn các đặc điểm thích nghi ở cột B tương ứng với các đại diện ở cột A rồi điền vào phần kết quả ở cột C để quả hoàn thành bảng sau:
Bảng. So sánh sán lông và sán lá gan.
Đại diện (A) |
Các đặc điếm thích nghi (B) |
Kết quả (C) |
1.Sán lông 2.Sán lá gan |
a, Có hai mắt b, Mắt tiêu giảm c, Có lông bơi d, Lông bơi tiêu giảm e, Không có giác bám f, Giác bám phát triển g, Có miệng, các nhánh ruột, chưa có hậu môn h, Hai nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏ k. Cơ quan sinh dục phát triển |
1.................. 2........... |
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1.
a. Căn cứ vào nơi sống của giun móc câu và giun kim, so sánh xem loài nào nguy hiểm hơn ? Loài nào dễ phòng tránh hơn ?
b,Do thói quen nào của trẻ mà giun khép kín vòng đời ?
Câu 2. Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết đại diện ngành giun đốt ? Hãy nêu thêm tên một số giun đốt khác mà em biết ?
Câu 3. Trùng đế giày di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hoá và thải bã như thế nào ?
ĐÁP ÁN
I.TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1.
1 |
2 |
3 |
D |
D |
D |
Câu 2.
1. a, c, e, h. 2. b, d, g, i, k.
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
I.TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1. Trùng sốt rét có cấu tạo như thế nào để thích nghi với kí sinh trong máu người ?
A.Kích thước rất nhỏ
C. Không có không bào
B.Không có bộ phận di chuyển
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 2. Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh ?
1. Cơ thể động vật nguyên sinh chỉ có một tế bào, thực hiện đầy đù các chức năng sống nhu di chuyến, dinh dưỡng, sinh sản.
2. Động vật nguyên sinh có các bào quan khác nhau: không bào tiêu hoá, không bào co bóp, điểm mắt...
3. Phần lớn sống ở nước, một số nhỏ sống ở đất ẩm và kí sinh.
4. Di chuyển bằng chân giả.
5. Phần lớn sinh sản vô tính.
A. 1, 2, 3, 5. B. 1, 2, 4, 5
C. 2, 3, 4, 5. D. 1, 3, 4, 5
Câu 3. Trong thiên nhiên trùng roi không có ỏ môi trường nào sau đây ?
A. Ở trong nước ao (lớp váng màu xanh nổi trên mặt ao).
B.Vũng nước mưa
C. Ở dưới bùn, hoặc lớp váng nổi trên mặt nước chảy từ các chuồng nuôi gia súc.
D. Có trong hồ, đầm, ruộng.
Câu 4. Loại tế bào chiếm phần lớn lớp ngoài của thành cơ thể và làm nhiệm vụ bảo vệ, che chở cho thuỷ tức là:
A. Tế bào thần kinh
B. Tế bào gai
C. Tế bào mô bì cơ
D. Tế bào hình sao
Cầu 5. Tại sao máu của giun đất có màu đỏ?
A. Vì máu rnang sắc tố đỏ
B. Vì máu chứa hồng cầu
C. Vì máu mang sắc tố chứa sắt (Fe)
D. Câu A và C đúng
Câu 6. Ở ven biển nước ta thường gặp loài ruột khoang cơ thể hình trụ, kích thước khoảng từ 2cm đến 5cm, có nhiều tua miệng xếp đối xứng và có màu rực rỡ như cánh hoa. Đó là:
A. Thuỷ tức B. Sứa
C. Hải quỳ D. San hô
Câu 7. Loài nào sau đây kí sinh trong cơ thể người ?
A. Đỉa B. Vắt
C. Sán dây D. Sán lá gan
Câu 8. Loài nào sau đây có cơ quan sinh dục phân tính ?
A.Sán lá gan, sán dây
B. Giun đũa, giun kim
C. Giun đất, giun chỉ
D. Đỉa, rươi, giun đất.
II.TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. Nêu đặc điểm chung của ngành Giun dẹp. Vì sao gọi là “dẹp” ?
Câu 2. Trình bày vòng đời phát triển của giun đũa. Nêu biện pháp phòng tránh bệnh giun kí sinh ở người?
Câu 3. Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị khác nhau như thế nào ? Vì sao bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi ?
ĐÁP ÁN
I.TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
D |
A |
C |
C |
C |
C |
C |
B |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1.Đặc điểm nào sau đây không phải là của sứa ?
A. Cơ thể hình dù
B. Cơ thể hình trụ
C. Thích nghi đời sống bơi lội
D. Có tầng keo giúp trên mặt nước
2. Cách nuôi cấy trừng roi và trùng giày như thế nào?
1. Nguyên liệu nuôi là rơm khô, thân và rễ bèo Nhật Bản, cỏ tươi...
2. Chặt nhỏ nguyên liệu thành các đoạn 2-3 cm, cho vào bình có nước mưa (dùng nan găm cho nguyên liệu không nổi lên.)
3. 5 ngày có trùng roi và trùng giày
4. 5 ngày đầu lớp váng có trùng roi
5. 7 ngày tiếp theo mới có trùng giày.
A. 1, 2, 3, 4 B. 2, 3, 4, 5
C. 1, 2, 4, 5. D. 1, 2, 3, 5.
3. Đặc điểm nào sau đây không phải là của hải quỳ ?
A. Cơ thể hình dù
B. Cơ thể hình trụ
C. Thích nghi đời sống bám bờ đá
D. Ăn động vật nhỏ.
4.Mức độ tổ chức cơ thể của ngành giun nào cao nhất ?
A. Giun tròn B. Giun dẹp
C. Giun đốt D. Câu A, C.
Câu 2. Hãy chọn các từ, cụm từ: nuốt hồng cầu, bào xác, ruột, ống tiêu hoá điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1, 2, 3... trong các câu sau:
Trùng kiết lị giống trùng biến hình, chỉ khác ở chỗ chân giả rất ngắn……………….(1)………………….trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống vào……………………(2)……………… người.
Đến.. (3)...... trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác, gây các vết loét ở niêm mạc ruột rồi…………..(4)…………….ở đó để tiêu hoá chúng và sinh sản rất nhanh.
Câu 3. Sắp xếp các ý sau theo thứ tự đúng:
A.Thu mình làm phồng đoạn đầu, thu đoạn đuôi
B. Giun chuẩn bị bò
C. Tiếp tục thu mình lại kéo toàn bộ cơ thể di chuyển.
D. Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa vươn đầu về phía trước.
II.TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. Vẽ và chú thích cấu tạo cơ thể trùng giày.
Câu 2. Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh ?
Câu 3. Giun đất dinh dưỡng như thế nào ? Hãy nêu lợi ích của giun đất trong trồng trọt ?
ĐÁP ÁN
I.TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Câu 1.
1 |
2 |
3 |
4 |
B |
C |
A |
C |
Câu 2.
(1) bào xác, (2) ống tiêu hoá,
(3) ruột, (4) nuốt hồng cầu.
Câu 3.
Thứ tự: B, A, D, C.
B. Giun chuẩn bị bò
A. Thu mình làm phồng đoạn đầu, thu đoạn đuôi
D.Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa vươn đầu về phía trước.
C.Tiếp tục thu mình lại kéo toàn bộ cơ thể di chuyển.
-----
-(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 4 Đề thi giữa HK1 môn Sinh Học 7 năm 2021 - 2022 Trường THCS Tô Vĩnh Diện có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !