YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Trương Hán Siêu

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập chuẩn bị trước kì thi giữa học kì 1 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 Trường THPT Trương Hán Siêu có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT TRƯƠNG HÁN SIÊU

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 10

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Hôm qua em đi tỉnh về

Đợi em ở mãi con đê đầu làng

Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi?

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em

Van em em hãy giữ nguyên quê mùa

Như hôm em đi lễ chùa

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!

(Chân quê - Nguyễn Bính)

Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (1đ): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ và nêu tác dụng.

Câu 3 (1,5đ): Câu thơ: “Van em em hãy giữ nguyên quê mùa” có gì đặc sắc?

Câu 4 (2đ): Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về những thay đổi của con người khi đứng trước những cám dỗ của cuộc sống.

II. Làm văn (5đ):

Viết một bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ):

Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát.

Câu 2 (1đ):

- Biện pháp nghệ thuật: sử dụng nhiều câu hỏi tu từ, câu cảm thán, điệp cấu trúc “nào đâu… cái”.

- Tác dụng: bộc lộ cảm xúc của người con trai trước sự thay đổi của người yêu mình.

Câu 3 (1,5đ):

- Câu thơ: “Van em em hãy giữ nguyên quê mùa”

- Nét đặc sắc: “Van em”: thành khẩn, không còn là lời cảm thán mà là lời van xin người yêu hãy giữ nguyên những nét chân chất của quê hương mình.

Câu 4 (2đ):

Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:

- Cám dỗ: là những hào quang, bóng bẩy, xa hoa của cuộc sống mà nhiều người hướng đến.

- Tại sao con người lại dễ rơi vào cám dỗ: vì chưa đủ bản lĩnh giữ vững bản thân; ham muốn thể hiện bản thân mình hơn người.

- Những thay đổi của con người trước cám dỗ: thay đổi tính nết, thích chạy theo những thứ vật chất bên ngoài, ưa xa hoa,…

- Hệ quả: mất dần đi những mối quan hệ, bị người khác xa lánh, dễ rơi vào những con đường sai trái,…

- Giải pháp: giữ vững bản lĩnh mình trong mọi trường hợp, không tham lam, chạy theo vật chất,…

- Khái quát lại vấn đề.

II. Làm văn (5đ):

Dàn ý nghị luận về hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay

1. Mở bài:

- Giới thiệu về hiện tượng nghiện Facebook ở giới trẻ.

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- Facebook giống như một xã hội ảo, ở đó con người có thể giao lưu, kết bạn, chia sẻ cuộc sống.

b. Thực trạng:

- Đối tượng sử dụng Facebook chính: giới trẻ. Thời gian sử dụng trung bình vài tiếng một ngày.

- Số lượng tài khoản Facebook được lập mới mỗi ngày cao.

- Ở bất cứ đâu cũng thấy con người sử dụng Facebook.

c. Nguyên nhân:

- Sự phát triển của internet và điện thoại thông minh.

- Sự hiếu thắng, muốn tìm tòi khám phá của các bạn trẻ.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu, về đâu

Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ

Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau - rạn vỡ.

(Thuyền và biển - Xuân Quỳnh)

Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0,5đ): Nêu đối tượng được nhà thơ nhắc đến trong hai khổ thơ trên.

Câu 3 (1đ): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ và nêu tác dụng.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Viết một bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về lòng nhân ái.

Câu 2 (5đ): Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ):

Đoạn thơ được viết theo thể thơ năm chữ.

Câu 2 (0,5đ):

Đối tượng được tác giả nhắc đến là thuyền và biển. Qua hình ảnh ẩn dụ này để nói về người con trai và con gái trong tình yêu nhớ nhung những ngày xa cách.

Câu 3 (0,75đ):

- Biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ (hình ảnh thuyền và biển chỉ người con trai và con gái trong tình yêu) và điệp cấu trúc: “Chỉ có… mới…” và “Những ngày không gặp nhau…”

- Tác dụng: kín đáo thể hiện tình cảm, nỗi nhớ dành cho người yêu; làm cho bài thơ thêm giàu chất nhạc, chất trữ tình hơn.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý nghị luận về lòng nhân ái

1. Mở bài:

- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: lòng nhân ái.

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- Lòng nhân ái là sự tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với người khác, đồng cảm, thấu hiểu trước nỗi đau mà người khác phải chịu.

b. Phân tích:

- Khi chúng ta biết giúp đỡ người khác chúng ta sẽ nhận lại niềm vui, tình yêu thương của người đó.

- Xã hội có lòng nhân ái là xã hội tốt đẹp và phát triển bền vững.

- Người có lòng nhân ái là người có phẩm chất tốt đẹp.

c. Chứng minh:

- Học sinh tìm những nhân vật, dẫn chứng tiêu biểu nhất để minh họa cho bài viết của mình.

d. Phản biện:

- Có những người sống ích kỉ, lạnh lùng, vô tâm không rung động trước nỗi đau của người khác, của đồng loại → đáng bị phê phán.

3. Kết bài

- Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Có nơi mô như ở quê mình

Mẹ đợi con, tóc hoá ngàn lau trắng

Lưng nặng thời gian, nghìn ngày trên bến vắng

Đứa tận miền Nam

Đứa ở Trường Sơn

Biền biệt không về…

(Quê mình - Tạ Nghi Lễ)

Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (1đ): Người mẹ được tác giả miêu tả thế nào?

Câu 3 (1,5đ): Nêu ý nghĩa 2 câu thơ:

“Mẹ đợi con, tóc hóa ngàn lau trắng

Lưng nặng thời gian, nghìn ngày trên bến vắng”

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Viết bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về tinh thần tự học.

Câu 2 (5đ): Hóa thân thành cá bống kể lại chuyện Tấm Cám.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2 (1đ):

Người mẹ được tác giả miêu tả: đợi con, tóc hóa ngàn lau trắng, lưng nặng thời gian, nghìn ngày trên bến vắng.

Câu 3 (1,5đ):

Ý nghĩa 2 câu thơ: khắc họa nỗi vất vả, cơ cực trong cuộc đời mẹ bao năm trời bôn ba với gió sương để kiếm kế sinh nhai nuôi sống những người con của mình đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương và sự biết ơn, trân trọng trước công lao ấy của những người con.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý nghị luận về tinh thần tự học

1. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần tự học.

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- Tự học là khả năng tự tìm tòi, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động mà không dựa dẫm vào ai.

b. Phân tích:

- Tự học giúp chúng ta chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình mà không bị phụ thuộc vào bất cứ ai.

- Tự học giúp ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

- Tự học giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì.

- Tự học giúp mỗi chúng ta trở nên năng động hơn trong chính cuộc sống của mình.

c. Chứng minh:

- Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho luận điểm của mình.

d. Phản biện:

- Có những người lười biếng, không chịu tìm tòi, học hỏi để mở mang tầm hiểu biết. Những người này đáng bị phê phán.

3. Kết bài

Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý Hóa thân thành cá bống kể lại chuyện Tấm Cám

1. Mở bài:

- Giới thiệu câu chuyện bằng lời kể của cá bống.

2. Thân bài:

a. Hoàn cảnh gặp gỡ Tấm Cám và chứng kiến câu chuyện

- Tôi sống ở một con sông nhỏ, ngày ngày thong thả vui chơi.

- Một hôm tôi vừa tỉnh giấc đã thấy mình nằm trong một thứ gì đó khá chật chội, tối om.

- Lát sau tôi được quay trở về với dòng nước mát nhưng ở một nơi khác có hình tròn và chật chội hơn dòng sông. Tôi sống ở đó nhiều ngày liên tiếp.

- Có cô gái tên là Tấm hằng ngày đến cho tôi ăn, làm bạn với tôi; tôi chứng kiến cuộc sống của cô gái bất hạnh này.

b. Diễn biến câu chuyện:

- Một hôm, nghe tiếng gọi cho tôi ăn, tôi ngoi mặt nước để ăn. Bỗng một hôm khi nghe thấy tiếng gọi tôi ngoi lên thì lại bị vớt lên.

- Hai người phụ nữ vẻ dữ dằn bắt tôi ăn thịt, xương bị vùi vào đống tro bếp. Tấm cho gà trống nắm thóc rồi nhờ tìm giúp xương tôi, lấy chôn vào bốn chân giường.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. Đọc hiểu (5.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi "làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?". Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này lại thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lí cả một quốc gia rộng lớn trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lí thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.

(Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, NXB Phụ nữ, 2013)

1. Nội dung chính của văn bản là gì? (0.5 điểm)

2. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (0.5 điểm)

3. Vì sao tác giả cho rằng: Thời gian là thứ duy nhất không thể mua được? (1.0 điểm)

4. Hãy đề xuất hai giải pháp giúp mỗi người quản lí thời gian một cách hiệu quả. (1.0 điểm)

5. Viết đoạn văn (từ 12 đến 15 dòng) với câu chủ đề: Lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời. (2.0 điểm)

II. Làm văn (5.0 điểm)

Ở một bãi biển (tỉnh Thanh Hóa), người ta tìm thấy một phiến đá hình người cụt đầu. Nhân dân cho rằng đó là ngọc thạch do xác Mị Châu hóa thành nên đã "rước nàng" về đặt trong am thờ Mị Châu ở khu di tích Cổ Loa (Hà Nội ngày nay). Liên quan đến câu chuyện này, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:

...Người dân nào xưa đưa em về đây

Như muốn nhắc một điều gì...

(Trước đá Mị Châu, Trần Đăng Khoa)

Theo anh/chị, qua kết cục bi thảm của Mị Châu trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy, tác giả dân gian muốn nhắc một điều gì với hậu thế?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. Phần đọc hiểu

1. Khi bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống. 0.5

2. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0.5

3. Giá trị của thời gian:

- Thời gian là thứ tài sản mà tạo hóa đã chia đều cho mỗi người. 0.5

- Không có thứ gì có thể khiến thời gian thay đổi. Một ngày không thể dài hơn 24 tiếng, một năm không thể nhiều hơn 365 ngày... 0.5

4. Dự kiến một số tình huống trả lời. 1.0

- Xác định rõ mục tiêu cuộc sống (ngắn hạn và dài hạn).

- Lập kế hoạch cá nhân (thời gian biểu ngày, tuần, tháng...).

- Hình thành thói quen ghi chép công việc cần làm theo thứ tự ưu tiên...

5. Viết đoạn văn

a. Yêu cầu về kĩ năng: 0.5

- Biết cách viết đoạn văn; đoạn văn phải trích dẫn nguyên văn câu chủ đề; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.

- Đảm bảo dung lượng như yêu cầu đề.

b. Yêu cầu về kiến thức: 1.5

- Giải thích: Câu nói nêu lên hậu quả của việc lãng phí thời gian.

- Bàn luận:

+ Nếu biết tận dụng thời gian, con người sẽ tạo ra nhiều giá trị quan trọng, từ vật chất đến tinh thần, phục vụ cho cuộc sống của mình và cho xã hội.

+ Nếu lãng phí thời gian, nghĩa là ta đang lãng phí tất cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần: Tiền bạc, sức khỏe, thành công, hạnh phúc...

+ Hơn nữa, cuộc đời hữu hạn nên mỗi giây phút trôi qua là ta đang mất đi một phần đời của chính mình.

+ Bài học: Cần biết quý trọng thời gian và sử dụng thời gian một cách hiệu quả.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 Trường THPT Trương Hán Siêu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF