YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Kim Sơn A

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập chuẩn bị trước kì thi giữa học kì 1 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 Trường THPT Kim Sơn A có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT KIM SƠN A

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 10

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. Phần đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

(1) Quê hương tôi có cây bầu cây nhị

Tiếng "đàn kêu tích tịch tình tang..."

Có cô Tấm náu mình trong quả thị,

Có người em may túi đúng ba gang.

(2) Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu

Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa trả thù chung.

Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến,

Hưng Đạo Vương đã mở hội Diên Hồng.

(3) Quê hương tôi có hát xòe, hát đúm,

Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo.

Có Nguyễn Trãi, có "Bình Ngô đại cáo".

Có Nguyễn Du và có một "Truyện Kiều".

(Trích Bài thơ quê hương - Nguyễn Bính)

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là gì?

Câu 2: Hãy chỉ ra: Ba truyện cổ tích được gợi nhớ trong khổ (1) và những sự kiện lịch sử được gợi nhớ trong khổ (2).

Câu 3: Xác định và nêu hiệu quả của hai trong số các biện pháp nghệ thuật của đoạn thơ.

Câu 4: Anh (chị) có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc thể hiện qua khổ (3).

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:

... (1) Vậy tìm hứng thú học văn ở đâu? Trước hết, cần tìm ngay ở môn Ngữ văn, một môn học rất hay. Văn chính là môn học chứa đựng và truyền tải đi những thông điệp của tình cảm, cảm xúc đẹp ở con người. Học văn sẽ giúp các em hiểu hơn về những điều đáng quý, đáng yêu trong cuộc sống, biết yêu những con người bình dị xung quanh.

(2) Môn Văn ở bất cứ nước nào cũng được coi là môn học làm người. Tôi nhớ khi còn đi học, vào ngày tựu trường, mẹ tôi cũng dắt tay tôi đến trường, lúc đó tôi không biết gọi cảm xúc lòng mình đang có là gì, chỉ đến khi cô giáo của tôi đọc một đoạn trong bài "Tôi đi học" của Thanh Tịnh, tôi mới hiểu được cái hơi thu se lạnh, cái siết tay nắm chặt của mẹ và cảm giác vừa hân hoan vừa lo sợ của tôi,... Nếu không có áng văn đó chắc phải lâu lắm tôi mới hiểu được những tình cảm và cảm xúc tốt đẹp ngây thơ khi còn nhỏ dại.

(3) Cùng những tình cảm đẹp mà các em học được từ những áng văn hay, kết hợp với suy nghĩ trong sáng, học Văn sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em, khiến các em biết ước mơ, biết hi vọng. Có ước mơ các em sẽ lớn lên và trưởng thành. Chính sự lớn lên và trưởng thành đó sẽ tặng các em hứng thú học Văn.

(Trích Tìm hứng thú học Văn, Phong Thu, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, Số 2, Nxb GD, 2015)

Câu 5: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.

Câu 6: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn.

Câu 7: Học văn sẽ giúp các em hiểu hơn về những điều đáng quý, đáng yêu trong cuộc sống, biết yêu những con người bình dị xung quanh, [...] học Văn sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em, khiến các em biết ước mơ, biết hi vọng. Có ước mơ các em sẽ lớn lên và trưởng thành.

Anh (chị) hãy cho biết quan điểm trên của tác giả là nhằm khẳng định điều gì?

Câu 8: Khi có hứng thú học Văn, anh (chị) sẽ rút ra được điều bổ ích nào cho bản thân? (Trả lời trong khoảng 5 - 7 dòng).

II. Phần làm văn (6,0 điểm)

Về hình ảnh ngọc trai - giếng nước trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, có ý kiến cho rằng: Đó là biểu tượng của tình yêu chung thủy giữa Mị Châu và Trọng Thủy. Ý kiến khác lại nhấn mạnh: Đó là sự hóa giải một nỗi oan tình.

Từ việc cảm nhận về hình ảnh ngọc trai - giếng nước, anh (chị) hãy bình luận các ý kiến trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Phần đọc hiểu (4,0 điểm)

Câu 1: Các phương thức biểu đạt của đoạn thơ: Phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm. (0,25 điểm)

Câu 2:

- Ba truyện cổ tích được gợi nhớ trong khổ (1): Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế. (0,25 điểm)

- Những sự kiện lịch sử được gợi nhớ trong khổ (2): Khởi nghĩa Hai Bà Trưng; Khởi nghĩa Bà Triệu; Khởi nghĩa Lam Sơn; Hội nghị Diên Hồng. (0,25 điểm)

Câu 3: Chỉ ra được hai biện pháp nghệ thuật (điệp ngữ, liệt kê,…) và nêu được tác dụng của chúng (tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc). (0,5 điểm)

Câu 4: Tình cảm của tác giả với những di sản tinh thần của dân tộc: Yêu mến, trân trọng, thể hiện qua cách khẳng định bằng điệp ngữ “quê hương tôi”, qua giọng điệu say sưa, tự hào. (0,75 điểm)

Câu 5: Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích: Vậy tìm hứng thú học văn ở đâu? (0,25 điểm)

Câu 6: Phương thức biểu đạt chính của đoạn: Phương thức tự sự. (0,25 điểm)

Câu 7:

- Học văn sẽ giúp các em hiểu hơn về những điều đáng quý, đáng yêu trong cuộc sống, biết yêu những con người bình dị xung quanh, [...] học Văn sẽ kích thích trí tưởng tượng của các em, khiến các em biết ước mơ, biết hi vọng. Có ước mơ các em sẽ lớn lên và trưởng thành.

- Tác giả muốn khẳng định: Tầm quan trọng, tác động của việc học văn đối với tình cảm, nhận thức con người; đồng thời đó cũng là động lực để tạo nên niềm hứng thú học văn. (0,75 điểm)

Câu 8: Câu trả lời phải chặt chẽ, thuyết phục, thể hiện nhận thức tích cực của người học. (0,75 điểm)

II. Phần làm văn (6,0 điểm)

1. Mở bài (0,5 điểm)

- Giới thiệu về thể loại truyền thuyết.

- Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.

- Trích dẫn ý kiến đánh giá về hình ảnh ngọc trai - giếng nước.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. Đọc hiểu văn bản (5đ):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Hai kiểu áo

Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi:

- Xin quan lớn cho biết người may chiếc áo này để tiếp ai ạ?

Quan lớn ngạc nhiên:

- Nhà ngươi biết để làm gì?

Người thợ may đáp:

- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.

Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo:

- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.

(Theo Trương Chính - Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)

Câu 1 (0,5đ): Nhân vật trong câu chuyện trên là ai? Họ đối thoại với nhau về vấn đề gì?

Câu 2 (1đ): Vị quan là người thế nào?

Câu 3 (1,5đ): Qua câu chuyện, anh/chị hiểu thêm điều gì về con người trong xã hội bấy giờ?

Câu 4 (2đ): Bày tỏ thái độ của anh/chị về những thói xấu qua câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn.

II. Làm văn (5đ)

Viết một bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về tình yêu quê hương, đất nước.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ):

- Nhân vật trong câu chuyện trên: viên quan và người thợ may.

- Nội dung cuộc đối thoại: về vấn đề viên quan muốn may một cái áo thật sang để tiếp khách.

Câu 2 (0,5đ):

- Vị quan là người luồn cúi, xu nịnh quan trên và hách dịch với dân đen.

Câu 3 (1,5đ):

- Những điều nhận ra về con người trong xã hội bấy giờ qua câu chuyện: một số quan lại luôn tìm cách xu nịnh, luồn lách để được thăng tiến, vơ vét của cải của dân lành về làm giàu cho mình và thói khinh bỉ, bắt nạt, coi thường những người dân đen nghèo khổ.

Câu 4 (2đ):

Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:

- Những thói xấu trong câu chuyện là gì: vị quan luồn cúi, xu nịnh quan trên hòng nhận được nhiều quyền lợi; coi thường và vơ vét của cải của nhân dân.

- Thái độ của em trước thói xấu đó: phẫn nộ, căm ghét, muốn trừng trị thật thích đáng,…

- Liên hệ thực tế: trong cuộc sống có nhiều người quan to chức trọng nhưng cũng có thói hống hách,…

- Giải pháp: nhà nước cần thường xuyên thanh tẩy bộ máy để hạn chế tối đa những quan lại tham lam.

- Khái quát lại vấn đề.

II. Làm văn (5đ):

Dàn ý nghị luận về tình yêu quê hương, đất nước.

1. Mở bài:

- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: tình yêu quê hương, đất nước.

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- Quê hương: là nơi chúng ta sinh ra, có gia đình và những người thân yêu.

- Đất nước là quê hương, là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người, là nơi dòng tộc, gia đình sinh sống.

→ Tình yêu quê hương, đất nước là tình yêu thương mà con người dành cho nơi mình sinh ra lớn lên và phát triển.

b. Phân tích:

- Tình yêu quê hương, đất nước góp phần hình thành và xây dựng tình cảm của mỗi con người, giúp chúng ta hiểu và trân trọng những thứ bình dị của cuộc sống quanh mình.

- Yêu quê hương, đất nước là động lực quan trọng để mỗi chúng ta vươn lên, có ý chí hơn để gây dựng một xã hội tốt đẹp.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (3,0 điểm)

Xác định biện pháp tu từ, nêu tác dụng và nội dung chính của bài ca dao sau:

Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

Câu 2: (7,0 điểm)

Kể về một kỷ niệm thời học sinh để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

- Biện pháp tu từ: So sánh 1,0

- Đối tượng được so sánh: Tấc đất

- Đối tượng để so sánh: Tấc vàng

- Từ so sánh: Bao nhiêu - bấy nhiêu

=> Tác dụng: Nhấn mạnh sự quý giá của đất: Đất quý như vàng. 1,0

- Nội dung: Khuyên răn con người chăm chỉ lao động, không nên bỏ ruộng hoang vì đất đai quý như vàng.

Câu 2:

1. Yêu cầu chung:

- Đúng thể loại tự sự.

- Đủ ý, hành văn mạch lạc, rõ ràng

- Có kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật, có ý thức miêu tả.

2. Yêu cầu cụ thể:

a. Mở bài 0,5

- Giới thiệu về một kỷ niệm thời học sinh để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu sắc nhất (kỷ niệm về thầy cô, bạn bè, mái trường,...)

- Cảm xúc, ấn tượng chung.

b. Thân bài:

- Giới thiệu những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện. 6,0

c. Kết bài:

- Kết thúc câu chuyện (nêu cảm nghĩ, rút ra bài học cho bản thân,...) 0,5

---(Đáp án chi tiết những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (3,0 điểm)

Xác định biện pháp tu từ, nêu tác dụng và nội dung chính của bài ca dao sau:

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Câu 2: (7,0 điểm)

Kể lại một việc làm ý nghĩa mà anh (chị) đã làm được.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1:

- Biện pháp tu từ: Nhân hóa: Trâu ơi, bảo 1,0

=> Tác dụng: Biến con trâu giống như con người có thể trò chuyện với nhà nông. 1,0

Nội dung: Tình cảm gắn bó, thân thiết giữa người nông dân và con trâu. Con trâu được xem như người bạn của nhà nông, 1,0

Câu 2:

1. Yêu cầu chung:

- Đúng thể loại tự sự.

- Đủ ý, hành văn mạch lạc, rõ ràng

- Có kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật, có ý thức miêu tả.

2. Yêu cầu cụ thể:

a. Mở bài 0,5

- Giới thiệu về một việc làm ý nghĩa mà em đã làm được (giúp đỡ người khác, bảo vệ môi trường, chăm sóc người bệnh,...).

- Cảm xúc, ấn tượng chung.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 Trường THPT Kim Sơn A. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF