YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ có đáp án

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo:

Nội dung tài liệu Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ có đáp án do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức đã học để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN CÔNG NGHỆ – Khối lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

1. ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm:

Câu 1. Trên điện trở có các vòng màu nâu, đen, đen, kim nhũ thì trị số điện trở của nó là

A. 1 W                   B. 10 W                 C. 100 W               D. 1kW

Câu 2. Tirixto dẫn điện khi:

A.UAK ≥ 0 , UGK ≤ 0                       B. UAK > 0 , UGK > 0         

C.UAK ≤ 0 , UGK ≥ 0                         D. UAK ≤ 0 , UGK ≤ 0

Câu 3. Triac có những điện cực nào

A. Emitơ (E); Bazơ (B); Colectơ (C)  B. A1 ; A2

C. A1 ; A2 ; Cực điều khiển (G )         D. Anốt (A); Catốt (K); cực điều khiển (G)

Câu 4. Công dụng của tranzito

A. Để khuếch đại tín hiệu, tạo sóng, tạo xung...

B. Được dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển          

C. Dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều

D. Dùng trong mạch điện tử điều khiển bằng ánh sáng

Câu 5. Điốt bán dẫn có

A. 7 lớp tiếp giáp p – n.        B. 3 lớp tiếp giáp p – n.

C. 5 lớp tiếp giáp p – n.        D. 1 lớp tiếp giáp p – n.

Câu 6. Mạch chỉnh lưu hai nửa chu kỳ có

A. 1 điốt.                              B. 2 điốt.                               C. 4 điốt.                               D. 3 điốt.

Câu 7. Nguồn điện một chiều không có khối chức năng nào sau đây

A. mạch khuếch đại.             B. mạch chỉnh lưu.               

C. mạch lọc nguồn.               D. mạch bảo vệ.

Câu 8. Trong mạch đa hài tự dao động, theo ký hiệu sách giáo khoa công nghệ 12, khi R1 = R2, R3 = R4 = R = 10Ω; C1 = C2 = C = 2µF. Độ rộng xung là

A. 12.     B. 20.      C. 5.        D. 28.

Câu 9. Khi thiết kế mạch nguyên lý không cần qua giai đoạn nào sau đây:

A. Tìm hiểu yêu cầu của mạch thiết kế.

B. Thiết kế và lắp ráp trực tiếp mạch điện ngay từ ban đầu.

C. Tính toán chọn linh kiện hợp lý.

D. Đưa ra và chọn lựa phương án hợp lý.

Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của mạch chỉnh lưu cầu?

A. Độ gợn sóng nhỏ.

B. Dễ lọc.

C. Tần số sóng là 100Hz.

D. Chịu điện áp ngược gấp đôi điện áp làm việc

Câu 11. Người ta có thể làm gì để thay đổi hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại điện áp dùng OA?

A. Chỉ cần thay đổi giá trị của điện trở hồi tiếp (Rht).

B. Thay đổi tần số của điện áp vào.

C. Thay đổi biên độ của điện áp vào.

D. Đồng thời tăng giá trị của điện trở R1 và Rht lên gấp đôi.

Câu 12. IC khuếch đại thuật toán có bao nhiêu đầu vào và bao nhiêu đầu ra?

A. Hai đầu vào và một đầu ra.             B. Một đầu vào và hai đầu ra.

C. Một đầu vào và một đầu ra.            D. Hai đầu vào và hai đầu ra.

Câu 13. Trong sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều, ta có thể bỏ bớt những khối nào mà vẫn đảm bảo mạch điện còn hoạt động được?

 A. Khối 4 và khối 5.            B. Khối 2 và khối 4.            

 C. Khối 1 và khối 2.            D. Khối 2 và khối 5.

II. Phần tự luận:

Câu 1: Trình bày khái niệm và phân loại mạch điện tử?

Câu 2:

a. Ghi các vòng màu tương ứng với giá trị điện trở sau: 5,6 KΩ ± 10%?

b. Một cuộn dây thuần cảm có trị số điện cảm là 0,2H mắc vào một nguồn điện xoay chiều

120V – 50Hz. Tính cảm kháng của cuộn dây?

c. Nếu mắc cuộn dây trên vào nguồn điện một chiều có hiệu điện thế 120V thì cuộn cảm này

có tác dụng gì?

ĐÁP ÁN

I.Trắc nghiệm:

1 B

2 B

3C

4A

5D

6B

7A

8C

9D

10C

11A

12A

13A

 

 

II. Phần tự luận

Câu 1:

- Trình bày đúng và đủ khái niệm

- Trình bày đúng và đủ phân loại

Câu 2:

a. Xanh lục – Xanh lam – Đỏ - Ngân nhũ (ngũ bạc)

b. XL = L.2.f.π = 125,6Ω

c. Nếu mắc cuộn dây trên vào nguồn 1 chiều, do cuộn dây thuần cảm nên cuộn dây không có tác dụng gì với dòng điện cả.

2. ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm:

Câu 1: Trong mạch điện, điện trở có công dụng.

A. Phân chia điện áp trong mạch                                                    

B. Điều chỉnh dòng điện trong mạch

C. Khống chế dòng điện trong mạch             

D. Phân áp và hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện trong mạch

Câu 2: Một điện trở có giá trị 54x103 KΩ . Vạch màu tương ứng theo thứ tự là.

A. Xanh lục, vàng, đỏ.                                              B. Xanh lục, vàng, ngân nhũ.

C. Xanh lục, vàng, xanh lam.                                    D. Xanh lục, vàng,không ghi vòng màu.

Câu 3: Một điện trở có giá trị 66x107Ω. Vạch màu tương ứng theo thứ tự là.

A. Xanh lục, tím, đỏ.                                                 B. Xanh lam, xanh lam, tím.

C. Xanh lục, tím, nâu.                                               D. Xanh lam, xanh lam, nâu.

Câu 4: Một điện trở có giá trị 58x100 KΩ . Vạch màu tương ứng theo thứ tự là.

A. Xanh lục, xám, cam.                                             B. Xanh lục, xám, đỏ.

C. Xám, cam, đỏ.                                                      D. Xanh lục, đen, không ghi vòng màu.

Câu 5: Phân loại mạch điện tử theo chức năng và nhiệm vụ thì có. 

A. 2 Loại mạch                                                           B. 3 Loại mạch                     

C. 4 Loại mạch                                                            D. 5 Loại mạch

Câu 6: Phân loại mạch điện tử theo phương thức gia công và xử lí tín hiệu thì có

A. 2 Loại mạch                            B. 3 Loại mạch                      

C. 4 Loại mạch                            D. 5 Loại mạch

Câu 7: Linh kiện điện tử có thể cho dòng điện ngược đi qua là.

A. Điốt tiếp điểm                B. Điốt zene                   C. Tirixto                        D. Điốt tiếp mặt

Câu 8: Linh kiện điện tử có hai lớp tiếp giáp P – N là.

A. Tirixto                            B. Tranzito                     C. Triac                          D. Diac

Câu 9: TIRIXTO có mấy lớp tiếp giáp P-N

A. 1                                        B. 2                              C. 3                                       D. 4

Câu 10: Tranzito có mấy lớp tiếp giáp P-N

A. 1                                        B. 2                              C. 3                                       D. 4

II. Phần tự luận:

Câu 1:

Vẽ sơ đồ mạch chỉnh lưu hai ½ T dùng 2 điode

  • Nêu nguyên lí làm việc của mạch trên ?
  • Nhận xét ưu điểm và nhược điểm của mạch trên ?

Câu 2:

Hãy thiết kế bộ nguồn 1 chiều chỉnh lưu dùng 2 điot với điện áp tải 7.5V, dòng điện tải 1.5A, sụt áp trên mỗi điôt 1.5V.

  • Xác định công suất biến áp
  • Tính điện áp ra của cuộn thứ cấp
  • Xác định dòng điện đi qua điôt
  • Tính điện áp ngược của mạch

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

D

C

B

A

C

A

C

B

C

B

II. Tự luận:                                    

Câu 1:

  • Vẽ sơ đồ mạch chỉnh lưu.
  • Nêu nguyên lí làm việc.
  • Nhận xét ưu điểm và nhược điểm.

Câu 2:

* Công suất biến áp:

P = KP .­U­­­T .IT                       KP : Hệ số công suất biến áp , chọn KP = 1,3

P = 1.3 x 7.5 x 1.5 = 14.6 W

Điện áp vào U = 220V, f = 50 Hz

*Điện áp ra:

         U2 =  \(\frac{{({U_T} + \Delta {U_D} + \Delta {U_{BA}})}}{{\sqrt 2 }}\)

  •    Sụt áp trên Diode : 1.5V
  •  Sụt áp trên biến áp (6% UTải =  0.45   V)

U2 =  9.45 V

*Dòng điện điot:

                          IĐ\(\frac{{{K_I}.{I_T}}}{2} = \frac{{10.1,5}}{2} = 7.5A\)     Chọn hệ số dòng điện KI  = 10

*Điện áp ngược: ( 0.5 điểm )                                 

            U­= K. U 2\(\sqrt 2 \)   Chọn hệ số K U  = 1,8

UN  = 1,8. 9,45 . \(\sqrt 2 \) = 24V

3. ĐỀ 3

I. Trắc nghiệm:

Câu 1: Ký hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào?

A. Điện trở nhiệt.                                            B. Điện trở cố định.

C. Điện trở biến đổi theo điện áp.       D. Quang điện trở.

Câu 2: Trong điện trở màu thì vòng màu thứ 2 chỉ

A. Các vòng màu còn lại.           B. Sai số.           C. Hệ số nhân.            D. Con số có nghĩa

Câu 3: Để phân biệt tụ điện người ta căn cứ vào…

A. Vật liệu làm lớp điện môi giữa 2 bản cực của tụ điện.  

B.Vật liệu làm vỏ của tụ điện.

C.  Vật liệu làm 2 bản cực của tụ điện                                

D.Vật liệu làm chân của tụ điện.

Câu 4: Một điện trở có giá trị 26 x 103 MΩ ± 10%. Hãy chọn giá trị vạch màu tương ứng.

A. Đỏ, xanh lam, cam, nhũ bạc.                         B. Đỏ, xanh lam, trắng, nhũ bạc.

C. Đỏ, xanh lam, tím, nhũ bạc.                          D. Đỏ, xanh lam, vàng, nhũ bạc.

Câu 5: Chiều dòng điện chạy qua tranzitor loại PNP

A. Cực C sang cực E                   B. Cực E sang cực C           

C. Cực B sang cực E                    D. Cực E sang cực B

Câu 6: Hệ số phẩm chất của cuộn cảm bằng bao nhiêu khi biết trị số điện cảm bằng 100mH, f = 50Hz,  điện trở thuần của cuộn cảm bằng 0,02kΩ .

A. 0,157                                   B. 1570                              C.  1,57                             D. 15,7

Câu 7: Nếu thiết kế một bộ nguồn một chiều với điện áp tải (Utải) 4,5V; dòng điện(Itải) 0,2A; sụt áp trên mổi điôt ( UĐ)  bằng 0,8 V; U1= 220 V;kU=1,8 thì điện áp ra UN  có giá trị:

A. 11.465 V                  B. 2,546 V                            C. 6,37 V                   D. 8.107 V

Câu 8: Tirixto có mấy tiếp giáp P-N?

A. 1                        B. 2                         C. 3                            D. 4

Câu 9: Nếu phân loại mạch điện tử theo phương pháp gia công xử lí tín hiệu thì có những mạch nào?

A.Mạch khuếch đại và mạch tạo sóng hình sin         B. Mạch điện tử số và mạch ổn áp

C. Mạch tạo xung và mạch chỉnh lưu                       D. Mạch điện tử tương tự và mạch điện tử số

Câu 10: Trong một mạch chỉnh lưu cầu nếu mắc ngược chiều cả 2 Điốt (Đ1 và Đ3) thì

A. Mạch vẫn hoạt động bình thường                B. Mạch không làm việc

C. Dây thứ cấp chập mạch                               D. Mạch hoạt động trong nửa chu kỳ

Câu 11: Điền vào chỗ trống:

A. Khi chưa có điện áp ................................. vào cực điều khiển thì dù cực ............. có được phân cực .................................., SCR vẫn không dẫn điện

B. Khi đồng thời có ................................................................................... thì SCR mới dẫn điện

C. SCR ngưng dẫn khi ......................................

II. Tự luận:

Câu 1:

a. Em hãy vẽ sơ đồ khối và trình bày chức năng các khối của mạch nguồn một chiều?

b. Vì sao tụ điện có thể ngăn dòng 1chiều và cho dòng xoay chiều đi qua?

Câu 2:

a. Trình bày kí hiệu và nguyên lý làm việc của Triac.

b. Cho 1 đồng hồ đovà 1 thyrixto. Em hãy trình bày cách xác định các điện cực A, G, K và chất lượng của thyrixto.

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm:

1A       2D          3A         4B        5B

6C       7A          8C         9D        10B

Câu 11

a. .......dương UGK.......anot......thuận UAK 0.......

               b. .......UAK 0, UGK 0.......

               c. ........UAK  0.........

II. Tự luận:

Câu 1:

a.

* Vẽ sơ đồ khối

 

* Chức năng các khối

 

 1. Khối biến áp nguồn:Dùng để đổi điện xoay chiều 220V thành các mức điện cao lên hay thấp xuống tuỳ theo yêu cầu của máy

 2. Khối mạch chỉnh lưu:Dùng các điôt tiếp mặt để đổi điện xoay chiều thành điện một chiều

 3. Khối mạch lọc nguồn:Dùng các tụ hóa có trị số điện dung lớn phối hợp với cuộn cảm có trị số điện cảm lớn để lọc, san bằng độ gợn sóng, giữ cho điện áp một chiều ra trên tải được bằng phẳng

 4. Khối ổn áp:Dùng để giữ cho mức điện áp một chiều ra bên tải luôn luôn được ổn định mặc dù mức điện áp đầu vào luôn biến đổi và dòng điện tiêu thụ chạy ra ngoài tải luôn thay đổi

 5. Khối bảo vệ: Bảo vệ mạch điện

b.

Ta có công thức tính dung kháng của tụ: XC = \(\frac{1}{{2\pi fC}}\)

+ Đối với dòng 1chiều: f =0 Hz ⇒ XC\(\infty \) Tụ ngăn cản hoàn toàn dòng 1 chiều.

+ Đối với dòng xoay chiều: f càng lớn ⇒ XC càng nhỏ ⇒ Tụ cho phép dòng xoay chiều đi qua

Câu 2:

a.

- Vẽ kí hiệu

- Trình bày nguyên lý:

    + Khi cực G và A2 có điện thế âm so với A1 thì Triac mở. Khi đó A1 đóng vai trò là anot, A2 đóng vai trò catot. Dòng điện chạy từ A1 đến A2.

 + Khi cực G và A2 có điện thế dương so với A1 thì Triac mở. Khi đó A2 đóng vai trò là anot, A1 đóng vai trò catot. Dòng điện chạy từ A2 đến A1.

b.

* Xác định A, G, K

- Chập 2 que đo của đồng hồ và điều chỉnh sao cho kim đồng hồ chỉ đúng giá trị 0 .

   - Đặt 2que đo của đồng hồ lên 2cực bất kỳ của Thyrixto và đảo chiều que đo.

 + Nếu 1lần kim lên và 1lần kim không lên thì 2que đo của đồng hồ đặt vào cực G và K của thyrixto. Cực còn lại là A.

 + Ứng với lần kim lên: que đen đặt vào cực G, que đỏ đặt vào K

 + Ứng với lần kim không lên: que đen đặt vào cực K, que đỏ đặt vào G

* Xác định chất lượng của Thyrixto

- Cho que đen vào cực A, đỏ vào K thì ban đầu kim không lên. Nối tắt A, G thì kịm lên. Bỏ nối tắt kim vẫn lên. Như vậy ta kết luận Thyrixto tốt.

4. ĐỀ 4

I. Trắc nghiệm:

Câu 1: 00011 Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: Vàng-Nâu-Cam. Trị số đúng của điện trở là:

A. 41x 103 ± 10% Ω           B.   413              C. 41000 ± 20% kΩ.              D. 41000 ± 5% Ω

Câu 2:Nếu thiết kế một bộ nguồn một chiều với điện áp tải (Utải) 4,5V; dòng điện(Itải) 0,2A; sụt áp trên mổi điôt ( UĐ)  bằng 0,8 V; U1= 220 V  thì điện áp ra U2  có giá trị:

A. 4,504 V                                  B. 2.12 V                                        C. 3,677 V                                   D. 3,185 V

Câu 3: Chiều dòng điện chạy qua tranzitor loại NPN

A. Cực C sang cực E                                B. Cực E sang cực C    

C. Cực B sang cực E                                D. Cực E sang cực B 

Câu 4: Ký hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào?

A. Tụ điện có điện dung cố định.                    B. Tụ điện tinh chỉnh.

C. Tụ điện bán chỉnh.                                      D. Tụ điện có điện dung thay đổi.

Câu 5: Khi có ánh sáng rọi vào thì quang điện trở:

A. R tăng               B .R giảm                  C. R không tăng, không giảm                       D.Tùy theo từng loại   

Câu 6: Mach chỉnh lưu thường dùng điôt chỉnh lưu nào dưới đây để chỉnh lưu dòng điện?

A. Điôt ổn áp         B. Điôt tiếp điểm              C. Điôt tiếp mặt                         D. Cả a và b

Câu 7:  Dòng điện có chỉ số là 1A qua 1 điện trở có chỉ số là 10Ω thì công suất chịu đựng của nó là 10W. Hỏi nếu cho dòng điện có trị số là 4A qua điện trở đó thì công suất chịu đựng của nó là bao nhiêu:

 A.  40W                   B. 1,6W00015                 C. 160W               D. 16000W

Câu 8: Giá trị của điện trở hồi tiếp và điện trở R1 như thế nào với nhau?

A.Rht< R1                 B. Rht > R1              C. Rht ≥ R1         D.Rht = R1             

Câu 9: Trên một tụ điện có ghi 160V - 100µF. Các thông số này cho ta biết điều gì?

A. Điện áp định mức và dung kháng của tụ điện.        B. Điện áp đánh thủng và dung lượng của tụ điện.

C. Điện áp định mức và trị số điện dung của tụ điện. D. Điện áp cực đại và khả năng tích điện tối thiểu của tụ điện.

Câu 10: Triac có khả năng dẫn điện theo mấy chiều?

A.3 chiều               B. 4 chiều                  C. 2 chiều               D. 1 chiều           

Câu 11: Hãy ghép các thông tin ở hai dãy thành từng cặp cho thích hợp

A - Điôt tiếp điểm

1. dùng để ổn định điện áp một chiều

B - Điôt tiếp mặt

2. dùng để khuếch đại tín hiệu, tạo xung, tạo sóng,...

C - Điôt zene

3. thường dùng để tách sóng và trộn tần

D - Tirixto

4. thường dùng trong mạch chỉnh lưu

E - Tranzito

5. thường được dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển

II. Tự luận:

Câu 1:

a. Em hãy vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại điện áp dùng OA?

b. Cho 1đồng hồ vạn năng và 1điôt. Em hãy trình bày cách xác định các điện cực A, K và chất lượng của điôt đó?

Câu 2:

a. Thiết kế 1 mạch điện tử cần tuân theo những nguyên tắc chung nào?

b. Vẽ sơ đồ và trình bày ưu, nhược điểm của mạch chỉnh lưu 2nữa chu kỳ dùng 2 điôt. Cách khắc phục nhược điểm đó?

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm:

1C       2A          3A         4D        5B

6C       7C          8B         9D        10C

Câu 11. A-3; B-4; C-1; D-5; E-2.

II. Tự luận:

Câu 1:

a.

* Vẽ sơ đồ

*  Nguyên lý làm việc:

- Tín hiệu vào (UV) " R1 " VĐ " OA " đầu Ra.

- Kết quả tín hiệu ra (URA) được OA khuếch đại lên và ngược dấu tín hiệu vào  (UV)

- Một phần tín hiệu ra (Uht) " Rht " VĐ :nhằm ổn định URA (hồi tiếp âm)

b. * Xác định A, K và chất lượng của điôt:

- Chập 2 que đo của đồng hồ và điều chỉnh sao cho kim đồng hồ chỉ đúng giá trị 0 .

   - Đặt 2que đo của đồng hồ lên 2cực của điôt và đảo chiều que đo.

 + Nếu 1lần kim lên và 1lần kim không lên thì Điôt tốt

 + Ứng với lần kim lên: que đen đặt vào cực A, que đỏ đặt vào K

 + Ứng với lần kim không lên: que đen đặt vào cực K, que đỏ đặt vào A.

 Câu 2:

a. Để thiết kế mạch điện tử cần tuân theo những nguyên tắc:

                         - Bám sát và đáp ứng yêu cầu thiết kế.

                             - Mạch thiết kế đơn giản, tin cậy.

                             - Thuận tiện khi lắp đặt, vận hành và sửa chữa.

                             - Hoạt động ổn định, chính xác.

                             - Linh kiện có sẵn trên thị trường.

 b.

                

* Ưu điểm:

+ Mạch làm việc với hiệu suất cao

+ Độ gợn sóng ra nhỏ nên việc lọc san bằng sóng dễ dàng, hiệu quả cao.

* Nhược điểm: Do cuộn thứ cấp của MBA phải có 2phần giống hệt nhau nên các điôt Đ1, Đ2 phải chịu điện áp ngược cao (gấp đôi biên độ điện áp)

* Cách khắc phục: Dùng mạch chỉnh lưu cầu

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Công Trứ có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Các em có thể tham khảo các tài liệu khác:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF