YOMEDIA

Bộ 4 Đề ôn tập hè môn Sinh Học 6 năm 2021 Trường THCS Trần Văn Ơn

Tải về
 
NONE

Với mục đích có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 6 có tài liệu ôn tập củng cố kiến thức hè. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 4 Đề ôn tập hè môn Sinh Học 6 năm 2021 Trường THCS Trần Văn Ơn có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và lời giải chi tiết. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.

Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

BỘ 4 ĐỀ ÔN TẬP HÈ SINH HỌC 6 NĂM 2021

TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN

 

ĐỀ SỐ 1.

Câu 1. Thân gồm những bộ phận nào ?

Câu 2. Dác và ròng là gì ?

Câu 3. Nước, muối khoáng hoà tan, các chất hữu cơ được vận chuyển bộ phận nào ?

Câu 4. Khí cacbônic có vai trò như thế nào với quá trình quang hợp ?

Câu 5. Quang hợp có ý nghĩa gì ?

 

ĐÁP ÁN

Câu 1.

Thân bao gồm :

- Thân chính : mỗi cây thường có một thân chính, hướng thẳng đứng. Thân chính thường hình trụ (mít, xoài, ổi) cũng có cây hình 3 cạnh (xương rồng ta) hay 4 cạnh (tía tô, bạc hà). Trên thân có là các cành.

- Cành : cành và thân đều gồm những bộ phận giống nhau (nên cành còn gọi là thân phụ). Đỉnh thân chính và cành có chồi ngọn. Dọc thân và cành có lá, ở kẽ lá là chồi nách.

- Chồi ngọn : nằm ở ngọn thân chính và đầu cành. Mô phân sinh ở đỉnh chồi ngọn, giúp cho thân cây dài ra.

- Chồi nách : nằm ở kẽ lá (nách lá). Mô phân sinh ở đỉnh chồi nách, giúp cho cành cây dài ra. Chồi nách gồm 2 loại : chồi hoa và chồi lá. Chồi lá phát triển thành lá hoặc cành mang lá. Chồi hoa phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa.

Câu 2.

Dác là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài gồm những tế bào mạch gỗ sống, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng. Ròng là một lớp gỗ màu thẫm, rắn chắc hơn dác, nằm phía trong, gồm những tế bào chết, vách dày, có chức năng nâng đỡ cây.

Câu 3.

Nước và muối khoáng hòa tan được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ. Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.

Câu 4.

Trong không khí, hàm lượng khí cacbônic là 0,03%, với hàm lượng này quá trình quang hợp của cây diễn ra bình thường. Khi hàm lượng khí cacbônic tăng lên gấp rưỡi hoặc gấp đôi thì sản phẩm quang hợp tăng lên, nhưng nếu tăng lên tới 0, 2% thì cây sẽ bị đầu độc và chết. Khi không có khí cacbônic, quá trình quang hợp của cây không xảy ra.

Câu 5.

Quá trình quang hợp có những ý nghĩa sau :

- Chế tạo chất hữu cơ : Quang hợp là quá trình cung cấp chủ yếu chất hữu cơ cho hầu hết sinh vật trên Trái Đất kể cả con người.

- Điều hoà không khí : Hầu hết các loài sinh vật và cả con người khi hô hấp đều lấy ôxi do cây xanh nhả ra khi quang hợp. Khi quang hợp, cây xanh lấy vào khí cacbônic do quá trình hô hấp của các sinh vật thải ra, nên đã góp phần điều hoà không khí.

- Chất hữu cơ do cây xanh chế tạo đã cung cấp nhiều loại sản phẩm cho con người như : lương thực, thực phẩm, dược phẩm, nguyên liệu cho xây dựng...

 

………………………………………

ĐỀ SỐ 2.

I. Trắc Nghiệm

Câu 1. Cây nào dưới đây có thân rễ?

A. Tre      B. Khoai tây

C. Cà chua      D. Bưởi

Câu 2. Cây nào dưới đây không có thân củ?

A. Cây chuối

B. Cây củ đậu

C. Cây su hào

D. Cây khoai tây

Câu 3. Thân biến dạng của cây nào dưới đây khác với thân biến dạng của những cây còn lại?

A. Cỏ tranh      B. Khoai tây

C. Sen       D. Nghệ

Câu 4. Dạng thân mọng nước được tìm thấy ở loài thực vật nào dưới đây?

A. Lá lốt

B. Cau

C. Lê gai

D. Vạn niên thanh

Câu 5. Dựa vào vị trí của củ so với mặt đất, em hãy cho biết cây nào dưới đây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại?

A. Su hào      B. Khoai tây

C. Chuối      D. Súng

Câu 6. Vỏ của củ nào dưới đây sẽ chuyển sang màu xanh lục khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời?

A. Khoai lang      B. Khoai tây

C. Sắn      D. Cà rốt

Câu 7. Những cây có thân mọng nước thường sống ở

A. vùng hàn đới.

B. vùng ôn đới.

C. nơi khô hạn.

D. nơi ẩm thấp.

Câu 8. Các cây cỏ dại rất khó để triệt tận gốc, nguyên nhân chủ yếu là vì chúng thường sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng

A. thân củ.      B. thân rễ.

C. rễ củ.      D. lá.

Câu 9. Củ của cây nào dưới đây thực chất là do thân biến đổi thành ?

A. Tỏi      B. Lạc

C. Sắn      D. Chuối

Câu 10. Cây nào dưới đây ngoài thân ngầm còn có thân trên mặt đất ?

A. Tre

B. Khoai tây

C. Gừng

D. Tất cả các phương án đưa ra

II. Tự Luận

Câu 1. Quá trình hô hấp của cây là gì?

Câu 2. Vì sao nói hô hấp và quang hợp là hai quá trình trái ngược nhau nhưng vẫn có quan hệ chặt chẽ với nhau?

Câu 3. Những đặc điểm nào của lớp tế bào biểu bì phù hợp với chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong?

Câu 4. Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới?

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

B

C

A

B

C

B

D

D

 

II. Tự luận

Câu 1.

Hô hấp là quá trình cây lấy khí ôxi để phân giải các chất hữu cơ, sản sinh ra năng lượng cần cho các hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbônic và hơi nước.

Quá trình tóm tắt bằng sơ đồ sau:

 Chất hữu cơ + Khí ôxi ----à Năng lượng + Khí cacbônic + Hơi nước

Câu 2.

Hô hấp và quang hợp là hai quá trình trái ngược nhau vì sản phẩm quang hợp (chất hữu cơ và ôxi) là nguyên liệu của hô hấp và ngược lại sản phẩm của hô hấp (hơi nước và khí cacbônic) là nguyên liệu cho quang hợp. Tuy nhiên, hô hấp và quang hợp có quan hệ chặt chẽ với nhau vì hô hấp cần chất hữu cơ do quang hợp chế tạo, quang hợp lại cần năng lượng do hô hấp cung cấp.

Câu 3.

Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bới một lớp tế bào không màu trong suốt xếp rất sát nhau, có vách phía ngoài dày. Trên biểu bì có những lỗ khí, thường tập trung nhiều ở mặt dưới, mặt trên hầu như không có hoặc rất ít. Lỗ khí thong với các khoang chứa không khí ở bên trong phiến lá.

Câu 4.

Nhiều loại lá, mặt trên thường có màu sẫm hơn mặt dưới vì các tế bào thịt lá ở phía trên có nhiều lục lạp hơn. Đây là đặc điểm của phần lớn những lá mọc theo chiều nằm ngang, thích nghi với điều kiện ánh sáng mặt trời chiếu vào mặt bên nhiều hơn mặt dưới.

………………………………………

ĐỀ SỐ 3.

I. Trắc Nghiệm

Câu 1. Cây nào dưới đây có tốc độ tăng trưởng chiều dài thân lớn hơn những cây còn lại ?

A. Bưởi      B. Mướp

C. Lim      D. Thông

Câu 2. Thân cây gỗ dài ra là do sự phân chia tế bào của loại mô nào ?

A. Mô rễ

B. Mô dẫn

C. Mô che chở

D. Mô phân sinh ngọn

Câu 3. Việc ngắt ngọn khi trồng đậu, cà phê là nhằm mục đích gì ?

A. Giúp cây tạo ra nhiều lá phục vụ nhu cầu của con người

B. Giảm sự thất thoát nước của câyv

C. Tập trung chất dinh dưỡng cho sự ra hoa, tạo quả của cây

D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 4. Dựa vào tốc độ tăng trưởng chiều dài thân, em hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại ?

A. Mồng tơi      B. Xoan

C. Mun      D. Vàng tâm

Câu 5. Khi trồng cây lấy sợi,để tập trung chất dinh dưỡng nuôi thân chính, người ta thường

A. bón thúc liên tục cho cây.

B. cắt bỏ hết hoa và lá.

C. bấm ngọn cho cây.

D. tỉa cành xấu, cành bị sâu.

Câu 6. Cây nào dưới đây không nên bấm ngọn khi trồng ?

A. Chè      B. Bạch đàn

C. Đậu xanh      D. Cà phê

Câu 7. Cây thân gỗ sẽ ngừng phát triển chiều dài thân chính nếu chúng ta

A. không bón thúc cho cây.

B. đốn các cành lân cận thân chính.

C. tỉa bớt lá.

D. cắt bỏ ngọn cây.

Câu 8. Cây nào dưới đây vẫn có thể dài ra nếu bị cắt bỏ ngọn ?

A. Cây chuối      B. Cây mít

C. Cây trúc      D. Cây khế

Câu 9. Cây nào dưới đây có mô phân sinh gióng ?

A. Vừng      B. Lạc

C. Lúa      D. Khoai lang

Câu 10. Người ta thường ngắt ngọn cà phê khi nào ?

A. Trước khi cây ra hoa, tạo quả

B. Sau khi cây ra hoa, tạo quả

C. Khi cây non được 1 tháng tuổi

D. Sau khi đã thu hoạch quả chín

II. Tự Luận

Câu 1. Cây hô hấp vào thời gian nào ?

Câu 2. Tại sao khi trồng trọt phải cày bừa cho đất thoáng và tơi xốp.

Câu 3. Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp ?

 

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

D

C

A

D

B

D

C

C

A

 

II. Tự Luận

Câu 1.

Cây hô hấp suốt ngày đêm. Tất cả các cơ quan của cây (rễ, thân, lá, hoa, qủa, hạt) đều tham gia hô hấp và trao đổi khí trực tiếp với môi trường bên ngoài.

Câu 2.

Phải làm cho đất thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho hạt mới gieo và rễ hô hấp tốt để góp phần nâng cao năng suất cây trồng.

Câu 3.

Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp :

-  Ánh sáng cần thiết cho quang hợp nhưng yêu cầu về ánh sáng của các loại cây không giống nhau.

-  Nước là thành phần chiếm nhiều nhất trong cây, là nguyên liệu cần cho cây quang hợp.

-  Khí cacbônic : Trong không khí, hàm lượng khí cacbônic là 0,03%, với hàm lượng này quá trình quang hợp của cây diễn ra bình thường

-  Nhiệt độ : Nhiệt độ cao (40°C) hoặc thấp quá (0°C) đều ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.

………………………………………

ĐỀ SỐ 4.

I. Trắc Nghiệm

Câu 1. Để nhận biết khả năng hút nước và muối khoáng của thực vật, ta nên chọn những cành hoa có bông màu gì ?

A. Màu đỏ      B. Màu trắng

C. Màu tím      D. Màu vàng

Câu 2. Khi cắm một cành hoa trắng vào dung dịch coban thì sau một thời gian, màu sắc của cánh hoa sẽ thay đổi như thế nào ?

A. Cánh hoa chuyển sang màu tím

B. Cánh hoa chuyển sang màu hồng

C. Cánh hoa chuyển sang màu đỏ

D. Cánh hoa chuyển sang màu xanh

Câu 3. Khi lấy cành của cây thân gỗ và tiến hành bóc một khoanh vỏ thì sau một thời gian sẽ xuất hiện hiện tượng gì tại vị trí này ?

A. Phần mép vỏ ở phía dưới phình to ra

B. Phần mép vỏ ở phía trên phình to ra

C. Mép vỏ ở phía trên và phía dưới phần vỏ bị bóc đều phình to ra

D. Phần thân đã bị bóc vỏ bị phình to ra

Câu 4. Ở thực vật, nước và muối khoáng vận chuyển từ rễ lên thân là nhờ

A. mạch gỗ.      B. mạch rây.

C. tế bào kèm.      D. đai Caspari.

Câu 5. Cây nào dưới đây thường được trồng bằng cách chiết cành ?

A. Cây nhãn      B.Cây chuối

C. Cây giang      D. Cây hành

Câu 6. Mạch rây có chức năng chủ yếu là gì ?

A. Vận chuyển nước

B.Vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây

C. Tổng hợp chất hữu cơ

D. Vận chuyển muối khoáng

Câu 7. Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển chất dinh dưỡng từ rễ lên thân ở thực vật ?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Phần mép vỏ phía trên bị phình to sau khi ta cắt bỏ một khoanh vỏ ở thân

C. Hiện tượng lá cây bị héo quắt do Mặt Trời đốt nóng

D. Nhựa rỉ ra từ gốc cây bị chặt bỏ thân

Câu 8. Một cành hoa bị héo, sau khi ngâm trong nước, hoa bỗng tươi trở lại. Hiện tượng trên phản ánh vai trò của bộ phận nào đối với đời sống thực vật ?

A. Mạch rây      B. Mạch gỗ

C. Ruột      D. Nội bì

Câu 9. Trong cơ thể thực vật, thành phần nào dưới đây được vận chuyển chủ yếu nhờ mạch rây ?

A. Muối khoáng

B. Nước

C. Chất hữu cơ

D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 10. Ở thực vật, sự vận chuyển chất nào dưới đây thường diễn ra ngược chiều trọng lực ?

A. Chất hữu cơ và muối khoáng

B. Nước và muối khoáng

C. Chất hữu cơ và nước

D. Nước, chất hữu cơ và muối khoáng

II. Tự Luận

Câu 1. Vì sao cây phải hút rất nhiều nước ? Phần lớn nước vào cây đi đâu ?

Câu 2. Lá có những hoạt động chức năng chủ yếu nào ? Hãy so sánh các hoạt động đó ? Những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa dạng ?

 

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

D

B

A

A

B

D

B

C

B

 

II. Tự Luận

Câu 1

Cây cần nước để quang hợp và sử dụng cho một số hoạt động khác nên rễ cây phải hút rất nhiều nước để cung cấp cho cây.

Cây hút rất nhiều nước nhưng trong thực tế cây chỉ giữ lại một lượng nước rất nhỏ dùng chế tạo chất hữu cơ còn phần lớn nước vào cây đã được thải ra ngoài qua lỗ khí ở lá.

Câu 2

- Lá có ba hoạt động chức năng chủ yếu là : quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước. Ba hoạt động chức năng đó khác nhau về hiện tượng, thời gian xảy ra, vai trò, điều kiện ngoại cảnh.

- Những đặc điểm chứng tỏ lá rất đa dạng :

+ Phiến lá có nhiều hình dạng và kích thước rất khác nhau.

+ Có nhiều kiểu gân lá, trong đó có 3 kiểu chính : hình mạng, hình song song, hình cung.

+ Có 2 loại lá chính : lá đơn và lá kép.

  ----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 4 Đề ôn tập hè môn Sinh Học 6 năm 2021 Trường THCS Trần Văn Ơn có đáp án. Để xem thêm các tài liệu khác các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON