YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm khái quát về phân loại thực vật Sinh học 6 năm 2020 có đáp án

Tải về
 
NONE

Vời mong muốn giúp các em học sinh lớp 6 học tập thật tốt môn Sinh học 6 HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bài tập trắc nghiệm khái quát về phân loại thực vật Sinh học 6 năm 2020 có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Hi vọng tài liệu sẽ có ích cho các em học sinh. Mời các em cùng theo dõi.

ATNETWORK
YOMEDIA

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁI QUÁT VỀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT

SINH HỌC 6 NĂM 2020

 

Câu 1. Hiện nay, các nhà khoa học đã phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ thấp đến cao theo trật tự như thế nào?

A. Ngành – Lớp – Bộ – Họ – Chi – Loài.
B. Ngành – Lớp – Bộ – Chi – Họ – Loài.
C. Ngành – Bộ – Lớp – Họ – Chi – Loài.
D. Ngành – Chi – Bộ – Họ – Lớp – Loài.

Câu 2. Trong các ngành thực vật hiện có, ngành nào bao gồm các đại diện có tổ chức cơ thể hoàn thiện nhất?

A. Ngành Hạt trần
B. Ngành Hạt kín
C. Ngành Dương xỉ
D. Ngành Rêu

Câu 3. Các đại diện của ngành Hạt kín và ngành Hạt trần giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?

A. Đều sống chủ yếu trên cạn
B. Đều có rễ, thân, lá thật sự
C. Đều sinh sản bằng hạt
D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 4. Rễ giả được tìm thấy ở thực vật nào dưới đây?

A. Bạch quả
B. Rêu
C. Dương xỉ
D. Bèo hoa dâu

Câu 5. Trong số các cây dưới đây, có bao nhiêu cây sinh sản bằng bào tử?

Rau muống
2. Khoai tây
3. Rau bợ
4. Trầu không
5. Địa tiền
6. Dương xỉ

A. 5                          B. 3                 C. 2                             D. 4

Câu 6. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Trong Phân loại học, … được xem là bậc phân loại cơ sở.

A. Bộ                        B. Loài                        C. Ngành                                 D. Chi

Câu 7. Dựa vào Phân loại học, em hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại?

A. Rong mơ                         B. Rau câu                  C. Rau đay                  D. Rau diếp biển

Câu 8. Thế nào là Phân loại thực vật?

A. Là việc tìm hiểu các đặc điểm giống nhau nhiều hay ít của thực vật rồi xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhỏ theo trật tự nhất định.

B. Là việc tìm hiểu các đặc điểm khác nhau nhiều hay ít của thực vật rồi xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhỏ theo một trật tự ngẫu nhiên.

C. Là việc tìm hiểu các đặc điểm giống nhau nhiều hay ít của thực vật rồi xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhỏ theo một trật tự ngẫu nhiên.

D. Là việc tìm hiểu các đặc điểm khác nhau nhiều hay ít của thực vật rồi xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhỏ theo trật tự nhất định.

Câu 9. “Nón” là cấu trúc được tìm thấy ở loài thực vật nào dưới đây?

A. Tuế                      B. Táu                                     C. Sến                         D. Trắc

Câu 10. Trong các bậc phân loại dưới đây, bậc phân loại nào nhỏ nhất?

A. Chi                      B. Họ                           C. Bộ                           D. Lớp

Câu 11: Đặc điểm của ngành Dương xỉ là

A. Chưa có rễ, thân, lá, sống chủ yếu dưới nước

B. Rễ thật, lá đa dạng, sống ở những nơi khác nhau, có nón

C. Rễ thật, lá đa dạng, sống ở những nơi khác nhau, có bào tử

D. Rễ giả, lá nhỏ hẹp, có bảo tử, sống ở nơi ẩm ướt

Câu 12: Đặc điểm của ngành Hạt trần là

A. Rễ thật, lá đa dạng, sống ở những nơi khác nhau, có nón

B. Rễ thật, lá đa dạng, sống ở những nơi khác nhau, có bào tử

C. Chưa có rễ, thân, lá, sống chủ yếu dưới nước

D. Rễ giả, lá nhỏ hẹp, có bảo tử, sống ở nơi ẩm ướt

Câu 13: Đặc điểm của ngành Hạt kín là

A. Rễ giả, lá nhỏ hẹp, có bảo tử, sống ở nơi ẩm ướt

B. Rễ thật, lá đa dạng, sống ở những nơi khác nhau, có bào tử

C. Rễ thật, lá đa dạng, sống ở những nơi khác nhau, có nón

D. Rễ thật, lá đa dạng, sống ở những nơi khác nhau, có hạt nằm trong quả

Câu 14: Bậc phân loại cơ sở trong phân loại thực vật là

A. Lớp                      B. Loài                        C. Họ                           D. Chi

Câu 15: Thực vật ở cạn đầu tiên là

A. Tảo đa bào nguyên thủy

B. Quyết trần

C. Quyết cổ đại

D. Dương xỉ cổ

Câu 16: Trong các nhóm thực vật ngày nay, nhóm nào có tổ chức cơ thể đơn giản nhất?

A. Hạt trần

B. Dương xỉ

C. Rêu

D. Tả

Câu 17. Trong lịch sử phát triển của giới Thực vật, Quyết trần có nguồn gốc từ

Tảo đơn bào nguyên thủy.
B. Tảo đa bào nguyên thủy.
C. Rêu.
D. Quyết.

Câu 18. Trong lịch sử Trái Đất, Quyết phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu như thế nào?

A. Nóng và khô hanh
B. Nóng và ẩm
C. Lạnh và khô hanh
D. Lạnh và ẩm

Câu 19. Quyết cổ đại còn có tên gọi khác là gì?

A. Dương xỉ                         B. Hạt trần                  C. Quyết trần                       D. Dương xỉ cổ

Câu 20. Quá trình phát triển của giới Thực vật trải qua 3 giai đoạn chính theo trình tự sớm muộn như sau

A. Các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện; sự xuất hiện của các cơ thể dưới nước; sự xuất hiện và chiếm ưu thế của các thực vật Hạt kín.

B. Các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện; sự xuất hiện và chiếm ưu thế của các thực vật Hạt kín; sự xuất hiện của các cơ thể dưới nước.

C. Sự xuất hiện của các cơ thể dưới nước; các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện; sự xuất hiện và chiếm ưu thế của các thực vật Hạt kín.

D. Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của các thực vật Hạt kín; các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện; sự xuất hiện của các cơ thể dưới nước.

Câu 21. Trong lịch sử Trái Đất, sự xuất hiện hay diệt vong của các loài thực vật có mối liên hệ mật thiết với

A. Tốc độ sinh sản của chúng.
B. Sự thay đổi của điều kiện khí hậu, địa chất.
C. Cường độ trao đổi chất và năng lượng của mỗi loài.
D. Sự tác động theo hai chiều thuận nghịch của con người.

Câu 22. Thực vật ở cạn đầu tiên là

A. Tảo đa bào nguyên thủy.
B. Quyết trần.
C. Quyết cổ đại.
D. Dương xỉ cổ.

Câu 23. Trong các nhóm thực vật dưới đây, nhóm nào xuất hiện sau cùng?

A. Rêu                      B. Hạt trần                  C. Hạt kín                   D. Dương xỉ

Câu 24. Trên Trái Đất, thực vật ở cạn xuất hiện trong điều kiện nào?

A. Diện tích đất liền dần mở rộng
B. Các đại dương chiếm phần lớn diện tích Trái Đất
C. Xảy ra hiện tượng trôi dạt lục địa
D. Khí hậu trở nên khô và lạnh (thời kì Băng hà)

Câu 25. Trong lịch sử Trái Đất, Hạt trần xuất hiện khi

A. Khí hậu trở nên khô và lạnh.
B. Khí hậu nóng và rất ẩm.
C. Các đại dương chiếm phần lớn diện tích Trái Đất.
D. Diện tích đất liền ngày một thu hẹp.

Câu 26. Trong các nhóm thực vật ngày nay, nhóm nào có tổ chức cơ thể đơn giản nhất?

A. Hạt trần                           B. Dương xỉ                            C. Rêu                                  D. Tảo

Câu 27: Sinh vật xuất hiện đầu tiên trong các đại dương có cấu tạo

A. Đơn bào phức tạp

B. Đơn bào đơn giản

C. Đa bào phức tạp

D. Đa bào, đơn giản

Câu 28: Nhóm thực vật sống ở điều kiện các đại dương chiếm phần lớn diện tích Trái Đất

A. Hạt kín

B. Dương xỉ cổ

C. Tảo nguyên thủy

D. Rêu

Câu 29: Điều kiện thực vật ở cạn đầu tiên xuất hiện

A. Khí hậu tiếp tục khô và nóng hơn

B. Các đại dương chiếm phần lớn diện tích Trái Đất

C. Khí hậu trở nên khô và lạnh hơn

D. Các lục địa mới xuất hiện diện tích đất liền mở rộng

Câu 30: Thực vật ở nước (tảo nguyên thủy) xuất hiện trong điều kiện nào?

A. Khí hậu thuận lợi

B. Động vật ở nước chưa xuất hiện

C. Đại dương chiếm phần lớn diện tích

D. Khí hậu trở nên khô và lạnh

Câu 31. Phương pháp nào dưới đây không làm cải biến đặc tính di truyền của giống cây?

Gây đột biến gen
B. Nuôi cấy mô
C. Lai giống
D. Sử dụng kĩ thuật di truyền

Câu 32. Để cây trồng có năng suất cao nhất, chúng ta cần thực hiện thao tác nào dưới đây?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Dùng các biện pháp khác nhau để cải biến đặc tính di truyền của giống cây, sau đó chọn những biến đổi có lợi, phù hợp với nhu cầu sử dụng, loại bỏ cây xấu, chỉ giữ lại cây tốt để làm giống.

C. Nhân giống những cây đã chọn bằng phương pháp giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô…

D. Chăm sóc cây, tạo điều kiện thuận lợi để cây bộc hết mức những đặc tính tốt.

Câu 33. Con người bắt đầu biết trồng lúa từ khi nào?

A. Cách đây khoảng 100 000 – 120 000 năm.
B. Cách đây khoảng 15 000 – 25 000 năm.
C. Cách đây khoảng 1 000 – 5 000 năm.
D. Cách đây khoảng 10 000 – 15 000 năm.

Câu 34. Cây nào dưới đây có nguồn gốc từ cây cải hoang dại?

A. Rau dền               B. Cà chua                  C. Su hào                                D. Lá lốt

Câu 35. Dựa vào nguồn gốc phát sinh, em hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại?

A. Cà rốt                  B. Su hào                                C. Súp lơ                              D. Cải bắp

Câu 36. Chuối hoang dại có điểm gì sai khác so với chuối trồng?

A. Quả nhỏ hơn
B. Có vị chát dù khi đã chín
C. Có nhiều hạt
D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 37. Trong các phương pháp nhân giống dưới đây, phương pháp này cho hiệu quả kinh tế cao nhất?

A. Ghép cành
B. Chiết cành
C. Nuôi cấy mô, tế bào
D. Ghép cây

Câu 38. Tại sao có sự sai khác giữa cây trồng và cây hoang dại?

A. Vì cây trồng được sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tối ưu với nơi sống thoáng đãng và nguồn dinh dưỡng dồi dào, ít phải cạnh tranh với các cá thể cùng loài khác.

B. Vì cây trồng là kết quả của quá trình cải biến và chọn lọc từ cây hoang dại nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của con người và qua thời gian, chúng càng ngày càng có nhiều sai khác so với dạng gốc.

C. Vì cây trồng và cây hoang dại không có mối liên hệ qua lại với nhau. Chúng có đặc điểm di truyền hoàn toàn khác nhau nên hình thái, cấu tạo và các đặc tính đi kèm cũng không giống nhau.

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 39. Ngày nay, chúng ta có thể tìm thấy cây lúa hoang dại ở khu vực nào dưới đây?

A. Cận Bắc Cực
B. Địa Trung Hải
C. Đông Nam Á
D. Tây Á

Câu 40. Để cây phát triển tốt, trong khâu chăm sóc, chúng ta cần chú trọng điều gì?

A. Phòng chống sâu bệnh, chống nóng, chống rét cho cây
B. Bón phân đúng loại, đúng thời điểm, đúng hàm lượng
C. Tưới tiêu hợp lí
D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 41: Cây trồng bắt nguồn từ

A. Từ cây rừng

B. Từ cây trên đồi

C. Từ cây dưới nước

D. Từ cây dại

Câu4: Cây trồng khác cây dại ở chỗ

Cây trồng phong phú hơn về màu sắc, các loại cây, hình dạng

Cây trồng có các bộ phận được con người sử dụng có phẩm chất tốt hơn

Cây trồng thường cho sản phẩm như quả, lá, hoa nhỏ hơn so với cây dại

Đáp án đúng là

A. 1, 2

B. 1, 2, 3

C. 1, 3

D. 2, 3

Câu 43: Kết quả tác động của con người vào giới Thực vật là

A. Từ một loài cây hoang dại tạo ra nhiều giống cây trồng khác nhau.

B. Các cây trồng được tạo ra có phẩm chất, năng suất hơn hẳn tổ tiên hoang dại.

C. Ngày nay cây trồng đã rất đa dạng và phong phú, đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của con người.

D. Cả A, B và C.

Câu 44: Đặc điểm khác nhau giữa chuối rừng và chuối nhà là

A. Chuối nhà quả nhỏ, ít hạt, chát - chuối rừng quả to, nhiều hạt, ngọt

B. Chuối rừng quả nhỏ, nhiều hạt, chát - chuối nhà quả to, ít hạt, ngọt

C. Chuối nhà quả nhỏ, nhiều hạt, chát - chuối rừng quả to, ít hạt, ngọt

D. Chuối rừng quả nhỏ, ít hạt, chát - chuối nhà quả to, nhiều hạt, ngọt

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

D

B

B

B

C

D

A

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

A

D

B

D

C

B

B

D

C

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

B

B

C

A

A

D

B

C

D

C

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

B

A

D

C

A

D

C

B

C

D

41

42

43

44

 

 

 

 

 

 

D

A

D

B

 

 

 

 

 

 

 

  ---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm khái quát về phân loại thực vật Sinh học 6 năm 2020 có đáp án. Để xem thêm các tài liệu khác các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON