HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Tổng hợp bài tập trắc nghiệm Vai trò của thực vật Sinh học 6 năm 2020 có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Hi vọng tài liệu sẽ có ích cho các em học sinh. Mời các em cùng theo dõi.
TỔNG HỢP BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT
SINH HỌC 6 NĂM 2020
Câu 1. Lá của cây nào dưới đây được sử dụng làm thức ăn cho con người?
A. Lá mồng tơi
B. Lá chuối
C. Lá khoai tây
D. Lá xà cừ
Câu 2. Hầu hết các bộ phận của cây nào dưới đây đều chứa độc tố và gây hại đến sức khoẻ con người?
A. Rau ngót B. Cần tây C. Trúc đào D. Chùm ngây
Câu 3. Để diệt cá dữ trong đầm nuôi thuỷ sản, người ta sử dụng loại cây nào dưới đây?
A. Duốc cá
B. Đinh lăng
C. Ngũ gia bì
D. Xương rồng
Câu 4. Cây nào dưới đây là cây công nghiệp?
A. Mướp đắng B. Thuốc lá C. Rau ngót D. Lúa nước
Câu 5. Trong các loại cây dưới đây, cây nào vừa là cây ăn quả, vừa là cây làm cảnh, lại vừa là cây làm thuốc?
A. Sen B. Cần sa C. Mít D. Dừa
Câu 6. Chất độc được biết đến nhiều nhất trong khói thuốc lá là gì?
A. Hêrôin B. Nicôtin C. Côcain D. Solanin
Câu 7. Họ thực vật nào dưới đây có nhiều cây được dùng để làm cảnh vì hoa của chúng thường rất đẹp?
A. Họ Cúc B. Họ Lúa C. Họ Dừa D. Họ Bầu bí
Câu 8. Loại thực vật nào dưới đây là tác nhân gây nên hiện tượng nước “nở hoa”?
A. Tảo B. Rêu C. Dương xỉ D. Thông
Câu 9. Thực vật có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người và nhiều loài động vật?
A. Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật
B. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến công nghiệp
C. Tất cả các phương án đưa ra
D. Cung cấp nguồn thức ăn dồi dào và ôxi cho quá trình hô hấp của con người và động vật
Câu 10. Cây nào dưới đây được dùng để sản xuất chất gây nghiện?
A. Anh túc B. Chè C. Ca cao D. Cô-ca
Câu 11: Thực vật không có vai trò nào sau đây?
A. Tạo oxi cung cấp cho quá trình hô hấp của động vật
B. Góp phần tạo nên hiệu ứng nhà kính
C. Cung cấp nguồn thức ăn cho động vật
D. Tham gia điều hòa khí hậu
Câu 12: Nhóm động vật ăn thực vật là
A. Chuột, báo, thỏ
B. Voi, thỏ, chim
C. Hổ, voi, thỏ
D. Chuột, chim, cáo
Câu 13: Động vật sử dụng thực vật làm nơi sống và nơi sinh sản là
A. Chim, sóc
B. Hổ, sóc
C. Hổ, chim
D. Khỉ, cáo
Câu 14: Nhóm thực vật có ích cho con người là
A. Cây lúa, cây khoai, cây chè
B. Cây chè, cây thuốc lá, cây lúa
C. Cây chè, cây su hào, cây cần sa
D. Cây thuốc phiện, cây cần sa, cây thuốc lá
Câu 15: Nhóm thực vật có hại cho con người là
A. Cây chè, cây su hào, cây cần sa
B. Cây thuốc phiện, cây cần sa, cây thuốc lá
C. Cây chè, cây thuốc lá, cây lúa
D. Cây lúa, cây khoai, cây chè
Câu 16: Củ tam thất có tác dụng nào dưới đây?
A. Cầm máu, trị thổ huyết
B. Tăng cường sinh lực
C. Bổ máu, tăng hồng cầu
D. Tất cả các ý trên
Câu 17: Lá của cây nào dưới đây có thể tiết ra chất có tác dụng diệt khuẩn?
A. Chuối
B. Mồng tơi
C. Lá ngón
D. Tràm
Câu 18: Thực vật có vai trò gì đối với động vật?
A. Thực vật cung cấp oxi và thức ăn cho động vật
B. Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sống cho động vật
C. Trong một số ít trường hợp, thực vật cũng có thể gây hại cho động vật
D. Tất cả các phương án trên
Câu 19. Tính đa dạng của thực vật được biểu hiện ở điều nào sau đây?
A. Số lượng các loài
B. Số lượng các cá thể trong mỗi loài
C. Môi trường sống của mỗi loài
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 20. Ở nước ta có khoảng bao nhiêu loài thực vật có mạch?
A. Khoảng trên 12 000 loài
B. Khoảng gần 10 000 loài
C. Khoảng gần 15 000 loài
D. Khoảng trên 20 000 loài
Câu 21. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự suy giảm tính đa dạng của thực vật là gì?
A. Do tác động của bão từ
B. Do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt
C. Do hoạt động khai thác quá mức của con người
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 22. Cây nào dưới đây được xếp vào nhóm thực vật quý hiếm ở nước ta?
A. Xà cừ B. Bạch đàn C. Tam thất D. Trầu không
Câu 23. Loại cây nào dưới đây được dùng để làm thuốc?
A. Hoa sữa
B. Sâm Ngọc Linh
C. Thông thiên
D. Ngô đồng
Câu 24. Biện pháp nào sau đây giúp bảo vệ sự đa dạng của thực vật?
1. Ngăn chặn phá rừng, hạn chế việc khai thác bừa bãi thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
2. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm đặc biệt.
3. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn Quốc gia,… để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm.
4. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
A. 1, 2, 3
B. 1, 2, 4
C. 2, 3, 4
D. 1, 2, 3, 4
Câu 25. Nhóm nào dưới đây gồm những thực vật quý hiếm?
A. Sưa, xoan, bằng lăng, phi lao
B. Lim, sến, táu, bạch đàn
C. Trắc, gụ, giáng hương, cẩm lai
D. Đa, bồ đề, chò, điền thanh
Câu 26. Vườn Quốc gia nào dưới đây nằm ở miền Nam của nước ta?
A. Tam Đảo B. Cát Tiên C. Ba Vì D. Cúc Phương
Câu 27. Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Các nhà thực vật học nước ta đã thống kê được trên … loài thực vật quý hiếm ở Việt Nam.
A. 500 B. 200 C. 300 D. 100
Câu 28. Củ tam thất có tác dụng nào dưới đây?
A. Cầm máu, trị thổ huyết
B. Tăng cường sinh lực
C. Bổ máu, tăng hồng cầu
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 29. Thực vật quý hiếm là
A. Những loài thực vật có giá trị về mặt này hoặc mặt khác và có xu hướng ngày càng tăng lên
B. Những loài thực vật có giá trị về mặt này hoặc mặt khác và có xu hướng ngày càng ít do bị khai thác quá mức
C. Những loài thực vật có ít giá trị và có xu hướng ngày càng ít do bị khai thác quá mức
D. Những loài thực vật có giá trị về mặt này hoặc mặt khác
Câu 30. Loài cây quý hiếm là
A. Cây tam thất, cây lúa
B. Cây trắc, cây tam thất
C. Cây lúa, cây tam thất, cây trắc
D. Cây trắc, cây lúa
Câu 31: Phát biểu không đúng khi nói về các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật?
A. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt
B. Phá rừng làm nương rẫy phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân
C. Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật
D. Hạn chế khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài
Câu 32: Học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam?
A. Không chặt phá cây bừa bãi, ngăn chặn nạn phá rừng. Tuyên truyền trong nhân dân bảo vệ rừng
B. Xây dựng vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
C. Phát hiện và báo với chính quyền địa phương các hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép thực vật quý hiếm
D. Tất cả các ý trên
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
C |
A |
B |
A |
B |
A |
A |
C |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
B |
B |
A |
A |
B |
D |
D |
D |
D |
A |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
C |
C |
B |
D |
C |
B |
C |
D |
B |
B |
31 |
32 |
|
|
|
|
|
|
|
|
B |
D |
|
|
|
|
|
|
|
|
---
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: