Với mong muốn cung cấp cho các em học sinh có nhiều tài liệu tham khảo và ôn luyện thật tốt, HOC247 đã sưu tầm và tổng hợp Bộ 4 đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Toán có đáp án năm 2021 Trường TH Kim Liên. Hi vọng sẽ giúp các em đạt kết quả cao trong học tập.
TRƯỜNG TH KIM LIÊN |
ĐỀ ÔN TẬP HÈ LỚP 4 LÊN LỚP 5 NĂM 2021 MÔN TOÁN |
Đề 1
Câu 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi 120m, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài.
Diện tích mảnh vườn đó là:…………………………………
Câu 2: Lớp 4A có 35 học sinh, lớp 4B có 33 học sinh cùng tham gia trồng cây. Lớp 4A trồng nhiều hơn lớp 4B 10 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây, biết rằng mỗi học sinh trồng được số cây như nhau? M3
Trả lời: Lớp 4A trồng được ………cây, lớp 4B trồng được ………cây.
Câu 3: Trung bình cộng hai số bằng 135. Biết một trong hai số là 246. Tìm số kia.
Trả lời: Số cần tìm là: ………………………………………………
Câu 4. Hiện nay mẹ hơn con 28 tuổi. Sau 3 năm nữa, tuổi mẹ gấp 5 lần tuổi con. Tính tuổi mỗi người hiện nay? M4
Câu 5. Một thửa ruộng hình hành có độ dài đáy là 100m, chiều cao là 50m. Người ta trồng lúa ở đó, tính ra cứ 100m² thu hoạch được 50kg thóc. Hỏi đã thu hoạc được bao nhiêu tạ thóc?
Câu 6. Miếng bìa hình bình hành có độ dài đáy hơn chiều cao là 28 cm, đáy bằng 5/3 chiều cao.(M4)
a) Tính độ dài đáy; chiều cao của miếng bìa.
b) Tính diện tích miếng bìa.
ĐÁP ÁN
Câu 1: Diện tích 864 m2
Câu 2: Lớp 4A trồng được 175 cây, lớp 4B trồng được 165 cây.
Câu 3: 24
Câu 4: Sau 3 năm nữa mẹ vần hơn con 28 tuổi, ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 5-1 = 4( phần)
Tuổi con sau 3 năm nữa là: 28: 4 = 7 (tuổi)
Tuổi con hiện nay là: 7-3= 4 ( tuổi)
Tuổi mẹ hiện nay là:4+28 = 32 (tuổi)
Câu 5: Diện tích thửa ruộng là: 100 x 50 =5000(m2)
Số thóc thu hoạch được là: 50 x ( 5000 : 100) = 2500 (kg) = 25 tạ.
Câu 6:
Vẽ được sơ đồ
Hiệu số phần bằng nhau là: 5- 3 = 2 (phần)
Chiều cao hình bình hành là: 28 : 2 x 3 = 42 (cm)
Đáy hình bình hành là: 42 + 28 = 70 (cm)
Diện tích hình bình hành là:
42 x 70 = 2940 (cm2)
Đáp số: a. 42 cm; 70 cm
b. 2940 cm
Đề 2
Câu 1: Tìm x
\(x:\frac{3}{4}=\frac{5}{6}\)
Câu 2 Tính
a) \(3+\frac{5}{2}=\)
b) \(\frac{2}{8}:\frac{4}{8}=\)
Câu 3 Trường Tiểu học Bình An 3 có số học sinh Khá gấp 3 lần số học sinh Giỏi. Biết rằng số học sinh Khá nhiều hơn số học sinh Giỏi là 140 em. Hỏi trường có bao nhiêu học sinh Giỏi và học sinh Khá?
Câu 4 Một hình chữ nhật có chiều dài là 24 mét, chiều rộng bằng \(\frac{2}{3}\) chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
ĐÁP ÁN
Câu 1:
\(x=\frac{15}{24}\)
Câu 2:
a) \(3+\frac{5}{2}=\frac{6}{2}+\frac{5}{2}=\frac{11}{2}\)
b) \(\frac{2}{8}:\frac{4}{8}=\frac{2}{8}\times \frac{8}{4}=\frac{16}{32}=\frac{1}{2}\)
c) \(\frac{13}{5}-2=\frac{13}{5}-\frac{10}{5}=\frac{3}{5}\)
Câu 3:
Giá trị một phần (hay Số số học sinh Giỏi là):
140 : (3 -2) = 70 (học sinh)
Số học sinh khá:
70 x 3 hoặc 140 +70 = 210 (học sinh)
Đáp số: Khá: 210 học sinh
Giỏi: 70 học sinh
Câu 4:
Chiều rộng hình chữ nhật là: 24\(\times \frac{2}{3}=16\)(m)
Diện tích hình chữ nhật là: 24 x 16 = 384 (m2)
Đáp số: 384 m2
Đề 3
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức: \(\frac{167\times 198+98}{198\times 168-100}\)
Bài 2: Hai vò cùng chảy vào một bể nước hết 6 giờ thì đầy bể. Cả hai vòi cùng chảy trong 4 giờ thì vòi thứ nhất dừng lại, vòi thứ hai tiếp tục chảy hết 3 giờ nữa thì đầy bể. Hỏi vòi thứ hai chảy một mình trong bao lâu thì đầy bể?
Bài 3: Cho hai số 218 và 47. Hỏi phải bớt ở số lớn bao nhiêu đơn vị và thêm vào số bé bấy nhiêu đơn vị thì được hai số mới có tỉ số là 4
Bài 4: Một mảnh đất hình chữ nật có chiều dài 12m, chiều rộng 7m. Người ta xây một bồn hoa (như hình vẽ). Tính dện tích phần đất còn lại.
ĐÁP ÁN
Bài 1:
\(\frac{167\times 198+98}{198\times 168-100}=\frac{167\times 198+98}{198\times \left( 167+1 \right)-100}=\frac{167\times 198+98}{198\times 167+198-100}=\frac{198\times 167+98}{198\times 167+98}=1\)
Bài 2:
Vì cả 2 vòi chảy trong 6 giờ thi đầy bể nên sau một giờ cả hai vòi chảy dược 1/6 bể và sau 4 giờ chảy được số phần bể là 4/6 (bể)
Số phần bể chưa có nước là: 1 - 4/6 = 2/6 (bể)
Nếu chảy một mình thì để chảy đầy bể vòi thứ 2 phải chảy hết số giờ là: 3 : 2/6 = 9 (giờ)
Đáp số: 9 giờ
Bài 3:
Khi bớt ở số lớn bao nhiêu đơn vị và thêm vào số bé bấy nhiêu đơn vị thì tổng 2 số không thay đổi. Vậy tổng 2 số lúc đó vẫn bằng tổng 2 số đã cho và bằng 218 + 47 = 265
Hai số mới có tỉ số bằng 4 nên nếu coi số phần của số bé là 1 thì số lớn sẽ chiếm 4 phần như vậy
Tổng số phần bằng nhau là: 4 + 1 = 5 (phần)
Số bé đã thêm là: 265 : (4 + 1) = 53 (đơn vị)
Ta cần bớt ở số lớn và thêm vào số bé là: 53 - 47 = 6 (đơn vị)
Đáp số: 6 đơn vị
Bài 4:
Diện tích mảnh đất là: 12 x 7 = 84 (m2)
Hai đường chéo của hình thoi có độ dài bằng với chiều dài và chiều rông mảnh đất nên diện tích phần đất trồng hoa là: (12 x 7) : 2 = 42 (m2)
Diện tích phần đất còn lại là: 84 - 42 = 42 (m2)
Đề 4
Bài 1: Tính tổng: 1 + 4 + 7 + …+ 271 + 274
Bài 2: Tổng số tuổi của hai ông cháu là 78 tuổi, biết tuổi ông bao nhêu năm thì tuổi cháu bấy nhiêu tháng. Hỏi ông bao nhiêu tuổi, cháu bao nhiêu tuổi?
Bài 3: Trong một tháng nào đó có 3 ngày thứ 5 trùng vào ngày chẵn. Hỏi ngày 26 tháng đó là ngày thứ mấy trong tuần?
Bài 4: Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 35m. Khu vườn đó được mở thêm theo chiều rộng làm cho chiều rộng tăng gấp rưỡi so với trước và do đó diện tích tăng thêm 280m2. Tính chiều rộng và diện tích khu vườn sau khi mở rộng.
ĐÁP ÁN
Bài 1:
Hiệu của 2 số hay khoảng cách giữa hai số là:
4 - 1 = 7 - 4 = … = 274 - 271 = 3
Số các số hạng trong tổng đã cho là:
(274 - 1) : 3 + 1 = 92 (số)
Tổng của dãy số trên là: (274 + 1) x 92 : 2 = 12 650
Bài 2:
Vì một năm bằng 12 tháng nên tuổi ông gấp 12 lần tuổi cháu. Coi tuổi cháu là 1 phần thì tuổi ông là 12 phần như thế
Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 12 = 13 (phần)
Tuổi của cháu là: 78 : 13 = 6 (tuổi)
Tuổi của ông là: 78 - 6 = 72 (tuổi)
Đáp số: tuổi của cháu 6 tuổi, tuổi của ông 72 tuổi
Bài 3:
Vì một tuần có 7 ngày nên hai thứ 5 của tuần liên tiếp không thể cùng là ngày chẵn, hay giữa ba thứ 5 là ngày chẵn có hai thứ năm là ngày lẻ
Thứ 5 ngày chẵn cuối cùng trong tháng cách thứ năm chẵn đầu tiên là:
7 x 4 = 28 (ngày)
Vì một tháng chỉ có nhiều nhất 31 ngày nên thứ 5 và là ngày chẵn đầu tiên phải là ngày mùng 2. Vậy ngày chẵn cuối cùng trong tháng là ngày: 2 + 28 = 30
Vậy ngày 26 tháng đó là vào ngày chủ nhật
Bài 4:
Gọi chiều rộng hình chữ nhật đó là a (m, a > 0)
Sau khi mở thêm thì chiều rộng mới là \(\frac{3}{2}\times a\)
Chiều rộng đã tăng thêm:
\(\frac{3}{2}\times a-a=\frac{1}{2}\times a\)
Chiều rộng đã tăng thêm số mét là:
280 : 35 = 8 (m)
Suy ra \(\frac{1}{2}\times a=8\)
Chiều rộng của khu vườn hình chữ nhật đó là:
8 x 2 = 16 (m)
Diện tích của khu vườn sau khi mở thêm là:
(16 + 8) x 35 = 840 (m2)
Đáp số: 840m2
Trên đây là nội dung tài liệu Bộ 4 đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Toán có đáp án năm 2021 Trường TH Kim Liên. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 4 đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Toán có đáp án năm 2021 Trường TH Cát Linh
- Bộ 4 đề ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 môn Toán có đáp án năm 2021 Trường TH Bùi Thị Xuân
Chúc các em học tập tốt !
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm