YOMEDIA

Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Thông Nông

Tải về
 
NONE

Với mong muốn đem đến cho các em tài liệu tham khảo để chuẩn bị bước vào kì thi tuyển sinh lớp 10 thật tốt và đạt được kết quả cao, Học247 mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Thông Nông. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS THÔNG NÔNG

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Địa hình đồi núi và trùng điệp với động Thác Bờ, hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc mở ra những tuyến du lịch mạo hiểm như đi bộ, leo núi. Sức người và thiên nhiên đã tạo cho Hòa Bình một vùng hồ sông Đà thơ mộng, cho phép phát triển du lịch vùng lòng hồ. Ven hồ có đầy đủ vịnh, đảo và bán đảo mà ở đó động thực vật quý hiếm được bảo tồn. Thấp thoáng các bản Mường, bản Dao, bản Tày rải rác trên các sườn núi ven hồ tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình.

(Theo Wikipedia - Internet)

a. (0.5 điểm) Tìm 01 từ láy có trong văn bản trên

b. (0.5 điểm) Theo văn bản, yếu tố nào cho phép Hòa Bình phát triển du lịch vùng lòng hồ?

c. (1.0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: "Địa hình đồi núi trùng điệp với động thác Bờ, hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc mở ra những tuyến du lịch mạo hiểm như đi bộ, leo núi"

d. (1.0 điểm) Văn bản trên gợi cho em tình cảm gì đối với quê hương Hòa Bình? (trả lời trong khoảng 3 -5 dòng)

Câu 2 (2.0 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) về các giải pháp để bảo vệ cảnh thiên nhiên của tỉnh Hòa Bình.

Câu 3 (5.0 điểm)

Cảm nhận của em về tấm lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ được thể hiện trong đoạn thơ sau:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

(Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2017)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1.

a. Từ láy: thấp thoáng; rải rác

b. Yếu tố cho phép Hòa Bình phát triển du lịch lòng hồ: địa hình đồi núi trùng điệp với động thác Bờ, hang Rết, động Hoa Tiến, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Nooc mở ra những tuyển du lịch mạo hiểm như đi bộ, leo núi. Sức người và thiên nhiên đã tạo cho Hòa Bình một vùng hồ sông Đà thơ mộng, cho phép phát triển du lịch lòng hồ.

c.

- Biện pháp liệt kê: Bờ, hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc.

- Tác dụng: nhấn mạnh sự đa dạng, phong phủ trong tài nguyên thiên nhiên Hòa Bình.

d. Qua văn bản đã gợi lên cho em:

+ Lòng yêu quý tự hào về quê hương.

+ Thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc giữa gin và phát huy vẻ đẹp vốn có của quê hương.

Câu 2.

Giới thiệu vấn đề nghị luận: giải pháp bảo vệ cảnh quan quê hương Hòa Bình.

Bàn luận

- Hiện nay thực trạng phá rừng, phá cảnh quan thiên nhiên để phục vụ mục đích kinh tế ngày càng trở nên phổ biến. Đứng trước tình trạng đó, việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên càng trở nên cấp thiết hơn.

- Giải pháp:

+ Xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với cảnh quan thiên nhiên.

+ Hiểu được vai trò, tầm quan trọng của cảnh quan thiên nhiên để từ đó có hướng khai thác hợp

+ Vừa khai thác vừa bảo vệ, khai thác có chừng mực, không phá hoại cảnh quan.

+ Chính sách phạt nghiêm minh với những kẻ làm trái quy định.

- Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.

Câu 3. Dàn bài tham khảo

1. Giới thiệu chung

Tác giả:

- Viễn Phương là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của lực lượng văn nghị giải phóng miền Nam.

- Thơ Viễn Phương tập trung khám phá ngợi ca vẻ đẹp của nhân dân, đất nước trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.

- Lối viết của ông nhỏ nhẹ, trong sáng, giàu cảm xúc và lãng mạn.

Tác phẩm:

- Năm 1976, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được khánh thành, Viễn Phương là một trong số những chiến sĩ, đồng bào miền Nam sớm được ra viếng Bác. Bài thơ ghi lại những ấn tượng, cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ trong cuộc viếng lãng.

- In trong tập “Như mây mùa xuân – 1978. - Hai khổ thơ đầu cho thấy tinh cam thành kính và xúc động của Viễn Phương khi đến viếng lăng Bác.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. Phần Đọc - Hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn văn sau đây và thực hiện các yêu cầu:

“Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông thõng xuống như bị gãy.”

(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2009, tr.196)

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0,5 điểm) Chỉ ra thành phần khởi ngữ có trong đoạn văn

Câu 3 (1,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn

Câu 4 (2,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình phụ tử

II. Phần tập làm văn (6,0 điểm)

Cảm nhận về bài thơ "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Phần Đọc - Hiểu

Câu 1: Đoạn văn được trích từ tác phẩm Chiếc lược ngà của tác giả Nguyễn Quang Sáng.

Câu 2: Thành phần khởi ngữ có trong đoạn văn: "Còn anh" trong câu văn thứ 2.

Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn: Cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách giữa anh Sáu và bé Thu.

Câu 4: Đoạn văn mẫu về tình phụ tử:

“Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ.

Mây trời lồng lộng không đếm được tình cha”.

Thực vậy, công lao của cha dành cho con cái không thể đong đo, cân đếm được, nếu mẹ luôn ân cần, chăm sóc ta từng li từng tí thì có lẽ cha là người âm thầm yêu thương chúng ta. Người không thể hiện sự quan tâm rõ ràng như mẹ, người thầm lặng, bảo vệ ta, cha là trụ cột gia đình, luôn nghiêm khắc với ta nhưng thực chất lại là người mềm lòng nhất, quan tâm ta nhất. Tuổi thơ của ai mà lại không một lần được “cưỡi” lên lưng cha, được cha dạy chơi thả diều, đạp xe. Tuy cha không hay nói chuyện, chia sẻ với ta nhiều, nhưng mỗi lời dạy của cha đều thấm thía, khắc sâu trong lòng con. Dù mai sau khôn lớn, chúng ta sẽ luôn nhớ mãi lời dặn của cha, nhớ mãi cảm giác ấm áp khi được cha ru ngủ, nhớ mãi cái xoa đầu dịu dàng của cha cùng lời động viên: “Con làm tốt lắm”. Tình phụ tử – một tình cảm thiêng liêng, sâu sắc theo ta suốt cuộc đời, phải khi trưởng thành, làm cha, làm mẹ, ta mới thấu hiểu được nỗi vất vả ấy, mới thấy yêu thương, quí trọng cha. Hãy trở thành một người con cho tròn chữ hiếu, trân trọng, quan tâm, lo lắng cho cha đừng trở thành những đứa con vô tâm, bất hiếu. Hãy nhớ “Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”.

II. Phần tập làm văn

Dàn ý tham khảo:

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Chính Hữu và tác phẩm Đồng chí.

2. Thân bài:

* Sự gắn kết trọn vẹn giữa những người đồng chí

- Hoàn cảnh xuất thân của những người lính: đều là những người con của vùng quê nghèo khó, nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”

- Sự tương đồng trong nhiệm vụ và lí tưởng sống của người lính: vốn là những người xa lạ nhưng giờ đứng chung hàng ngũ, có cùng lí tưởng và mục đích chiến đấu bảo vệ Tổ quốc

- Hoàn cảnh gian khổ khó khăn đã gắn kết tình cảm người lính: Hoàn cảnh chiến đấu nơi quá khắc nghiệt, đêm trong rừng rét đến thấu xương chỉ có tấm chăn mỏng để đắp chung => trở thành tri kỷ chính từ hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn

=> Tình đồng chí không chỉ là chung chí hướng, cùng mục đích mà hơn hết đó là tình tri kỉ đã được đúc kết qua bao gian khổ, khó khăn

* Cảm nhận vẻ đẹp tình đồng chí

- Sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc những tâm tư thầm kín

- Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình của nhau, thấu hiểu nỗi lòng riêng tư của người bạn lính, chia sẻ niềm thương nhớ, nặng lòng với quê hương bạn

- Hiểu được sự hy sinh thầm lặng, sự nhớ thương mong ngóng của những người ở hậu phương

+ Hình ảnh hoán dụ giếng nước, gốc đa gợi lên hình ảnh về quê hương, người thân nơi hậu phương của người lính

+ Họ cùng sống với nhau trong kỉ niệm, nỗi nhớ nhà, cùng nhau vượt lên nỗi nhớ đó để chiến đấu

- Đồng cam cộng khổ với hoàn cảnh chiến đấu ác liệt, đau thương

+ Họ chia sẻ những gian lao, khổ cực, thiếu thốn trong cuộc đời người lính “Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”, “áo rách vai”, “chân không giày”

+ Họ cùng nhau trải qua khó khăn, khắc nghiệt trong chiến đấu

+ Họ quên mình để động viên nhau, cùng nhau vượt lên trên buốt giá và những bàn tay động viên, truyền cho nhau hơi ấm.

+ Yêu thương nhau bằng cả tấm lòng chân thành sâu nặng với những cử chỉ nghĩa tình, cùng nhau vượt qua mọi gian khổ với tinh thần lạc quan, sức mạnh của tình đồng đội “miệng cười buốt giá”.

=> Sức mạnh của tình đồng chí được thể hiện trong khó khăn gian khổ

* Biểu tượng cao đẹp về tình đồng chí

- Khung cảnh:

+ Thiên nhiên hùng vĩ

+ Nơi thử thách, ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết gần kề

=> những người lính với tư thế chủ động “chờ” giặc thật hào hùng => tình đồng chí giúp người lính vượt lên tất cả khó khăn, khắc nghiệt của thời tiết

- Hình ảnh đầu súng trăng treo: sự kết hợp giữa chất hiện thực và lãng mạn

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. (4,0 điểm)

“... Bàn tay mẹ lắm chai

Gót chân ngày càng dày

Cũng không thành lớp biểu bì áo giáp che chắn con suốt đời, khi thế giới

ngày một phức tạp hơn

Vào thời trái đất biến đổi khí hậu

Hãy sống can đảm lên con...”

(Trích Trở thành, Vi Thùy Linh, vannghequandoi.com.vn)

Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về lời nhắn nhủ của người mẹ trong đoạn trích bài thơ trên: “Hãy sống can đảm lên con”.

Câu 2. (6,0 điểm)

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”

(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, SGK Ngữ Văn 9, tập 1, NXBGD)

Cảm nhận về hình tượng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ với một tác phẩm khác cũng viết về hình tượng người phụ nữ trong xã hội phong kiến để thấy được nét gặp gỡ của các tác giả khi viết về đề tài này.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1. (4,0 điểm)

Gợi ý: Lòng can đảm là sự dũng cảm của con người, dám đối mặt với sự thực, đối mặt với khó khăn, dám mạnh mẽ tìm cách vượt qua những khó khăn đó. Người có lòng can đảm thì cuối cùng sẽ đi được đến đích con đường mình đã chọn, sẽ đạt được những thành công nhất định.

Câu 2. (6,0 điểm)

* Mở bài:

- Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa Thế giới, tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm "Truyện Kiều"– kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam, ngoài giá trị nội dung sâu sắc "Thúy Kiều"còn rất thành công về nghệ thuật.

- Tiêu biểu là đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" và điển hình chính là tác giả đã khắc họa một cách xúc động về nỗi nhớ người yêu, nhớ bố mẹ của Thúy Kiều, qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm của chính nhân vật.

* Thân bài: Cảm nhận về nhân vật Thúy Kiều

- Sáu câu thơ đầu gợi tả cảnh thiên nhiên nơi lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian.

- Không gian nghệ thuật được miêu tả dưới con mắt nhìn của Thúy Kiều:

+ Lầu Ngưng Bích là nơi Kiều bị giam lỏng. Hai chữ “khóa xuân” đã nói lên điều đó.

+ Cảnh đẹp nhưng mênh mông, hoang vắng và lạnh lẽo:

- Ngước nhìn xa xa, chỉ thấy dãy núi mờ nhạt.

- Nhìn lên trời cao chỉ có “tấm trăng gần”. -> Thời gian chiều tối, gợi buồn.

- Xa hơn nữa, nhìn ra “bốn bề bát ngát xa trông” là những cát vàng cồn nọ nối tiếp nhau cùng với bụi hồng trên dặm dài thăm thẳm.

=>Nghệ thuật liệt kê, đối lập tương phản “non xa”/”trăng gần”, đảo ngữ, từ láy “bát ngát”-> gợi không gian rợn ngợp, vắng lặng không một bóng người. Đối diện với cảnh ấy, Kiều cảm thấy trống trải cô đơn.

- Nàng đau đớn, tủi nhục cho thân phận của mình:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

+ Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn khép kín, quanh đi quẩn lại hết “mây sớm” lại “đèn khuya”. Thời gian cứ thế trôi đi, rồi lặp lại, Kiều thấy tuyệt vọng với tâm trạng cô đơn, buồn tủi, hổ thẹn đến “bẽ bàng”.

+ Bốn chữ “như chia tấm lòng” diễn tả nỗi niềm chua xót, nỗi lòng tan nát của Kiều.

=> Bút pháp chấm phá đặc sắc, khung cảnh làm nền cho Kiều thổ lộ tâm tình. Thiên nhiên rộng lớn mà con người nhỏ bé, đơn côi.

2. Nỗi thương nhớ Kim Trọng và cha mẹ của Kiều.

* Chính trong hoàn cảnh cô đơn nơi đất khách quê người, tâm trạng của Kiều chuyển từ buồn sang nhớ. Kiều nhớ người yêu, nhớ cha mẹ. Nỗi nhớ ấy được Nguyễn Du miêu tả xúc động bằng những lời độc thoại nội tâm của chính nhân vật.

- Trước hết, Kiều nhớ đến Kim Trọng bởi trong cơn gia biến, Kiều đã phải hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để cứu gia đình, Kiều đã phần nào “đền ơn sinh thành” cho cha mẹ. Vì thế trong lòng Kiều, Kim Trọng là người mất mát nhiều nhất, nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Kiều khiến Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng.

+ Nàng nhớ đến cảnh mình cùng Kim Trọng uống rượu thề nguyền dưới ánh trăng. Chữ “tưởng” ở đây có thể xem là một nhãn tự. Nguyễn Du không dùng chữ “nhớ” mà dùng chữ “tưởng”.“Tưởng” vừa là nhớ, vừa là hình dung, tưởng tượng ra người mình yêu.

+ Thúy Kiều như tưởng tượng thấy, ở nơi xa kia, người yêu cũng đang hướng về mình, đang ngày đêm đau đáu chờ tin nàng: “Tin sương luống những rày trông mai chờ”.

+ Rồi bất chợt, nàng liên tưởng đến thân phận “bên trời góc biển bơ vơ” của mình. Kiều băn khoăn tự hỏi: “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”:

- Câu thơ muốn nói tới tấm lòng son của Kiều, tấm lòng nhớ thương Kim Trọng sẽ không bao giờ phai mờ, nguôi quên dù cho có gặp nhiều trắc trở trong đường đời.

- Câu thơ còn gợi ra một cách hiểu nữa: Tấm lòng son trong trắng của Kiều bị những kẻ như Tú Bà, Mã Giám Sinh làm cho dập vùi, hoen ố,biết bao giờ mới gột rửa được?

-> Trong bi kịch tình yêu, Thúy Kiều có nỗi đau về nhân phẩm.

- Nhớ người yêu, Kiều cũng xót xa nghĩ đến cha mẹ:

+ Chữ “xót” diễn tả tấm lòng Kiều dành cho đấng sinh thành:

- Nàng lo lắng xót xa nghĩ đến hình bóng tội nghiệp của cha mẹ, khi sáng sớm, lúc chiều hôm tựa cửa ngóng tin con, hay mong chờ con đến đỡ đần

- Nàng lo lắng không biết giờ đây ai là người chăm sóc cha mẹ khi thời tiết đổi thay.

- Nàng xót xa khi cha mẹ ngày một thêm già yêu mà mình không được ở bên cạnh để phụng dưỡng.

-> Tác giả đã sử dụng các thành ngữ “rày trông mai chờ”, “quạt nồng ấp lạnh”, “cách mấy nắng mưa” và các điển tích, điển cố “sân Lai,gốc Tử”để nói lên tâm trạng nhớ thương, lo lắng và tấm lòng hiếu thảo của Kiều dành cho cha mẹ.

=> Ở đây, Nguyễn Du đã miêu tả khách quan tâm trạng của Thúy Kiều vượt qua những định kiến của tư tưởng phong kiến: đặt chữ tình trước chữ hiếu.

Trong cảnh ngộ khi ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng vẫn quên mình để nghĩ đến người yêu, nghĩ đến cha mẹ.Qua đó chứng tỏ Kiều là con người thủy chung hiếu nghĩa, đáng trân trọng.

3. Liên hệ với một tác phẩm khác cũng viết về hình tượng người phụ nữ trong xã hội phong kiến để thấy được nét gặp gỡ của các tác giả khi viết về đề tài này.

Qua 14 câu thơ, Nguyễn Du đã viết về cuộc sống của những người phụ nữ trong xã hội mà ông đang sống. Dường như ông thấu hiểu sự đau khổ và bất lực của những người phụ nữ trong xã thời phong kiến, cái xã hội thối nát, đầy rẫy những sự bất công và trọng nam khinh nữ. Mỗi người họ đều có một cuộc đời riêng, một nỗi đau khổ riêng, nhưng họ đều có đặc điểm chung là “bạc mệnh”. Ta cũng có thể thấy điều đó qua nhân vật Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.

Vũ Nương cũng là một người con gái đẹp, nhưng ở mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Thông Nông. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF