Mời các em học sinh cùng tham khảo Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Nà Giàng có đáp án dưới đây nhằm giúp các em nắm được cấu trúc đề thi tuyển vào lớp 10. Từ đó, các em sẽ có sự chuẩn bị chu đáo cho kì thi của mình tốt nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!
TRƯỜNG THCS NÀ GIÀNG |
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Phần I: (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sông dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga,... và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Những điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại [...].
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 5)
Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào, của tác giả nào?
Câu 2: Ở phần trích trên, tác giả cho biết vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào?
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn: “Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mi. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga, ... và Người đã làm nhiều nghề”.
Câu 4: Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về việc học tập và làm theo Bác qua đoạn trích trên (khoảng 10-15 dòng).
Phần II: (6,0 điểm)
Cảm nhận về vẻ đẹp của người lính lái xe qua ba khổ thơ cuối trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Từ đó liên hệ với lí tưởng sống của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay:
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đây
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục năm 2018, trang 132)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Phần I: (4,0 điểm)
Câu 1: Phong cách Hồ Chí Minh” – Lê Anh Trà
Câu 2: Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng: Đó là những hiểu biết uyên thâm về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới từ Đông sang Tây, từ văn hoá các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ.
Câu 3: Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sông dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga,... và Người đã làm nhiều nghề.
Liệt kê: " Pháp, Anh, Hoa, Nga,..", châu Phi, châu Á, châu Mĩ, ...
Lặp: "Người"
=> khẳng định, diễn tả chi tiết, sâu sắc hơn hành trình Bác học hỏi và tiếp thu nền văn hóa của các châu lục, và còn biết rõ và nắm chắc những thứ tiếng của các nước khác nhau.
Câu 4:
Gợi ý:
Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng như vậy, Người đã có quá trình tự học, tự nghiên cứu:
- Học tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, Hoa, Nga …
- Đi nhiều nơi trên thế giới, làm nhiều nghề khác nhau, từ những công việc chân tay cực nhọc – đó là quá trình học hỏi từ thực tiễn và lao động.
- Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của đất nước đó, vùng đất đó. Sự tiếp xúc, tìm hiểu, học hỏi về văn hoá của Người rất sâu sắc. Người luôn có ý thức chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại và không bị ảnh hưởng một cách thụ động.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm).
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn - đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Theo SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 156).
Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả? (0,5 điểm)
Câu 2. Trong đoạn thơ, tìm từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi đột ngột gặp lại vầng trăng. (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của biện pháp nhân hóa được thể hiện trong hai câu thơ cuối. (1,0 điểm).
Câu 4. Đoạn thơ gợi nhắc cho người đọc thái độ sống đúng đắn như thế nào? Tìm câu tục ngữ có ý nghĩa diễn đạt phù hợp với thái độ sống đó. (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ ý nghĩa của đoạn thơ trong phần Đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 10 đến 15 dòng), trình bày suy nghĩ về lòng khoan dung của con người trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm)
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Theo SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 180 – 188).
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Phần I. Đọc hiểu
Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy
Câu 2. Từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi đột ngột gặp lại vầng trăng: "rưng rưng"
Câu 3. Biện pháp tu từ nhân hóa: Gợi ra khuôn mặt và cái nhìn của một con người đầy nghiêm khắc nhưng đủ làm cho nhân vật trữ tình thức tỉnh, nhận ra sự bạc bẽo của mình.
Câu 4. Đoạn thơ gợi nhắc cho người đọc thái độ sống biết ghi nhớ công ơn, ân nghĩa thủy chung của những sự vật, sự việc trong quá khứ.
Câu tục ngữ: “uống nước nhớ nguồn”
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
* Giới thiệu đề tài nghị luận: lòng khoan dùng của con người trong cuộc sống
* Bàn luận vấn đề
* Giải thích khái niệm:
- Lòng khoan dung là gì? Lòng khoan dung chính là sự rộng lượng, cảm thông, tha thứ,...
- Người khoan dung là người như thế nào? Người rộng lượng, biết chia sẻ, thông cảm với khó khăn của người khác, biết tha thứ lỗi lầm cho người xúc phạm đến mình nhưng có lòng hối cải.
- Biểu hiện lòng khoan dung của con người trong cuộc sống:
+ Bỏ qua những lỗi lầm không đáng có hay những người phạm sai lầm lần đầu.
+ Chia sẻ, thông cảm cho người làm sai vì có việc khó xử hoặc chưa ý thức được việc họ làm là sai.
+ Tha thứ cho những lỗi sai không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng chưa nghiêm trọng của người khác đến bản thân.
- Vì sao phải có lòng khoan dung?
+ Nó khiến tâm hồn và lối sống con người trở nên đẹp hơn.
+ Là phẩm chất tốt đẹp khiến con người trong xã hội trở nên gần nhau hơn.
+ Góp phần giảm bớt những sai lầm của những người được khoan dung, tha thứ.
Không có lòng khoan dung thì khoảng cách giữa người với người ngày càng xa, sự thù hằn, mâu thuẫn tăng cao và khó xóa bỏ và còn khiến cho những người sai phạm không bao giờ có cơ hội sửa đổi và trở nên tốt hơn.
- Rút ta bài học:
+ Mỗi người nên biết cảm thông, chia sẻ và tha thứ.
+ Biết dùng lòng khoan dung một cách đúng mực tránh cho nó trở thành sự dung túng khiến kẻ xấu lợi dụng.
- Khẳng định vấn đề và liên hệ bản thân: lòng khoan dung là một phẩm chất đạo đức tốt mà con người cần phát huy.
Câu 2 (5.0 điểm)
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.
- Dẫn dắt đề tài: nhân vật anh thanh niên
II. Thân bài:
* Giới thiệu tình huống truyện
- Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa.
- Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca con người lao động.
* Phân tích nhân vật anh thanh niên
- Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên
+ Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ.
+ Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu
+ Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh)
=> Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình.
- Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người
+ Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp:
- Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng (đỉnh cao 3000m).
- Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”
- Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp.
- Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp
+ Hành động, việc làm đẹp: Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày)
+ Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp
- Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực
- Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người
- Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé
=> Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.
+ Anh thanh niên đại diện cho người lao động
- Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.
- Những con người khiêm tốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao.
---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1 (4 điểm)
Suy ngẫm của em về thông điệp: Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn.
Câu 2 (6 điểm)
Cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau:
"Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay"
(Trích Đồng chí - Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập 1 NXB Giáo dục Việt Nam 2019 trang 129)
"Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha."
(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Câu 1 (4 điểm)
Gợi ý:
- Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận, dẫn dắt được câu nói: "Sống chậm lại , nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn."
- Sống chậm lại là cách giúp ta cảm nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống, để nghĩ về cuộc sống và người xung quanh nhiều hơn, để tránh khỏi việt lướt qua nhau một cách vội vã, để lấy lại cân bằng trong cuộc sống, cho ta khoảng lặng để rút ra bài học và kinh nghiệm cho tương lai.
- Sống chậm không có nghĩa là chậm chạp, lạc hậu mà là sống một cách kĩ lưỡng, tránh những ồn ào, hỗn tạp, a dua, ăn theo; tránh sống gấp, sống ẩu.
- Suy nghĩ khác không phải là những cách suy nghĩ, cách nhìn lập dị, quái đản, "bệnh hoạn" mà phải là những suy nghĩ đem lại sự sống cho bản thân, có sắc thái tích cực và có ích, đem lại những điều ý nghĩa, lớn lao cho cuộc sống, xã hội.
- Yêu thương nhiều hơn: nếu bạn sẵn sàng cho đi nhiều hơn thì bạn sẽ nhận về nhiều hơn.
- Phê phán lối sống thực dụng, cá nhân, cơ hội, sống thử, vô cảm trong một bộ phận giới trẻ hiện nay.
- Khẳng định ý nghĩa câu nói, liên hệ với bản thân.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Nà Giàng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !