YOMEDIA

Bộ 3 đề thi học kỳ 1 môn Vật Lý 9 năm 2020 có đáp án Trường THCS Lê Quý Đôn

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo Tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 có đáp án của trường THCS Lê Quý Đôn môn Vật Lý 9 năm học 2020 - 2021. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả để chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ sắp tới.

Chúc các em thi tốt, đạt kết quả cao!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN

KIỂM TRA HỌC KỲ 1

MÔN: VẬT LÝ 9

Năm học: 2020-2021

 

1. ĐỀ SỐ 1

Phần A.  TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

I. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1. Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết:

A.Thời gian sử dụng điện của gia đình.          

B. Điện năng mà gia đình đã sử dụng.        

C. Công suất điện mà gia đình sử dụng.      

D. Số dụng cụ và thiết bị điện đang sử dụng.

Câu 2. Ta nói rằng tại một điểm A trong không  gian có từ trường khi:

A. Một vật nhẹ để gần A hút về phía A.                      

B. Một thanh đồng để gần A bị đẩy ra xa A.

C. Một thanh nam châm đặt tại A bị quay lệch khỏi hướng Nam-Bắc.

D. Một thanh nam châm đặt tại A bị nóng lên.

Câu 3. Một biến trở con chạy làm bằng dây nikêlin có điện trở suất là 0,40.10-6 m và tiết diện là 0,6mm2 và gồm 1000 vòng quấn quanh lõi sứ hình trụ tròn có bán kính 10cm. Tính điện trở lớn nhất của biến trở này.

A. 6,67 Ω                   

B. 666,67 Ω                   

C. 209,33 Ω                  

D. 20,93 Ω

Câu 4. Xét các dây dẫn được làm từ cùng một loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn tăng gấp 3 lần và tiết diện giảm đi 2 lần thì điện trở của dây dẫn:

A. Tăng gấp 6 lần.                                            

B. Giảm đi 6 lần.

C. Tăng gấp 1,5 lần.                                          

D. Giảm đi 1,5 lần.                                                   

Câu 5. Trên một bàn là có ghi 220V – 1100W. Khi bàn là này hoạt động bình thường thì nó có điện trở bao nhiêu ?

A. 0,2Ω                               B. 44Ω                      

C. 5Ω                                    D. 5500Ω  

Câu 6. Biện pháp nào sau đây không an toàn khi có người bị điện giật?

A. Ngắt ngay nguồn điện.            

B. Dùng tay kéo người ra khỏi dây điện.

C. Gọi người sơ cứu.                            

D. Dùng thước nhựa tách dây điện ra khỏi người.

Câu 7. Cách làm nào sau đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?

A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.

B. Nối hai cực của nam châm vào hai đầu cuộn dây dẫn.

C. Đưa một cực của ăc quy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

Câu 8. Định luật Jun-Len-xơ cho biết điện năng biến đổi thành:  

A  Cơ năng.          

B. Hoá năng.          

C. Nhiệt năng.          

D. Năng lượng ánh sáng.

II. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống.                  

Câu 9. Biến trở có thể được dùng để……………………..……trong mạch khi thay đổi ……………..…….……..của nó.

Câu 10. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.......................................với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và........................................với điện trở của dây.

...

-----(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)-----

2. ĐỀ SỐ 2

A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:

Câu 1: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì:

A.Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.

B.Cường độ dòng điện có lúc tăng,có lúc giảm.

C.Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng.         

D.Cường độ dòng điện tăng tỉ lệ thuận với hiệu điện thế.

Câu 2: Từ trường không tồn tại ở đâu ?

A. Xung quanh nam châm.                                                  

B. Xung quanh dòng điện.

C. Xung quanh điện tích đứng yên.                                     

D. Xung quanh Trái Đất.

Câu 3: Đơn vị nào dưới đây không phải  là đơn vị của điện năng?

A.Jun (J)          

B. Kilôoat giờ (kW.h)           

C. Niutơn (N)         

D. Số đếm của công tơ điện

Câu 4: Đoạn mạch gồm hai điện trở R­1 và R2 ­ mắc nối tiếp có điện trở tương đương là:

A. R­1 + R2                         

B. R1.R2/ (R­1 + R2 )                          

C. (R­1 + R2 )/ R1.R2             

D. 1/R­1 + 1/R2

Câu 5: Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 =15 và R2= 10 mắc song song, điện trở tương đương là:

A.R = 12                          B. R = 6                     

C.R = 8                           D. R = 10  

Câu 6: Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?

A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn.

B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn.

C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.

...

-----(Nội dung phần tự luận của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)-----

3. ĐỀ SỐ 3

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: (0,5điểm). Đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 và R2 mắc song song có điện trở tương đương ( R)  bằng :

A. R1 + R                  

B. \(\frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)                    

C. \(\frac{{{R_1} + {R_2}}}{{{R_1}R_2^{}}}\)                   

D. \(\frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\) 

Câu 2: (0,5điểm). Hai đoạn dây dẫn bằng đồng, cùng chiều dài, có tiết diện và điện trở tương ứng là S1, R1 và S2, R2. Hệ thức nào dưới đây là đúng?

A. \({S_1}.{R_1} = {S_2}.{R_2}\)         

B. \(\frac{{{S_1}}}{{{R_1}}} = \frac{{{S_2}}}{{{R_2}}}\)           

C. \({R_1}.{R_2} = {S_1}.{S_2}\)           

D. \(\frac{{{R_1}}}{{{S_1}}} = \frac{{{R_2}}}{{{S_2}}}\) 

Câu 3:(0,5điểm). Đặt vào hai đầu dây dẫn có điện trở 25Ω một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua dây là :

A. 37A;                              B. 4,8A ;                 

C. 2,1A;                             D. 0,48A.

Câu 4:(0,5điểm).  Một cuộn dây điện trở có trị số 10Ω  được quấn bằng dây nikêlin có tiết diện là 0,1.10-6Ωm2 và có điện trở suất là 0,4.10-6Ωm. Chiều dài của cuộn dây này là:

A.\(l = {0.04.10^{ - 11}}m\)            

B. l=2,5m          

C. \(l = {5.10^{ - 6}}m\)        

D. l=40m 

Câu 5: (0,5điểm). Định luật Jun-Len-xơ cho biết điện năng biến đổi thành:

A. cơ năng.            

B. năng lượng ánh sáng.        

C. hóa năng.          

D. nhiệt năng.    

Câu 6: (0,5điểm). Cấu tạo của nam châm điện:

A.  Một ống dây có lõi sắt non.                                 

B. Một ống dây có lõi thép.

D. Một đoạn dây và một thanh sắt non.                     

C. Một ống dây và một thanh thép.

Câu 7: (0,5điểm). Khi nói về la bàn điều nào sau đây đúng?

A. La bàn là dụng cụ để xác định nhiệt độ.           

B. La bàn là dụng cụ để xác định phương hướng.

D. La bàn là dụng cụ để xác định hướng gió thổi.    

C. La bàn là dụng cụ để xác định độ cao.

Câu 8: (0,5điểm). Quy tắc nắm tay phải dùng để làm gì?

A. Xác định chiều đường sức từ của nam châm thẳng.

B. Xác định chiều đường sức từ của dây dẫn có hình dạng bất kì

C. Xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua.

D. Xác định chiều đường sức từ của dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.

...

-----(Để xem nội dung phần tự luận của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)-----

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Vật Lý 9 trường THCS Lê Quý Đôn có đáp án chi tiết năm 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung của tài liệu, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON