Mời các em cùng tham khảo:
Nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Vật Lý 9 trường THCS Bà Điểm năm 2020 bao gồm 3 đề thi có lời giải chi tiết để có thể ôn tập và củng cố các kiến thức chuẩn bị tốt cho kì sắp tới. Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao.
TRƯỜNG THCS BÀ ĐIỂM |
KIỂM TRA HỌC KỲ 1 MÔN: VẬT LÝ 9 Năm học: 2020-2021 Thời gian: 45p |
1. ĐỀ SỐ 1
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn:
A. Có khi tăng, có khi giảm khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng.
B. Giảm khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tăng.
C. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn.
D. Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn.
Câu 2: Trong các biểu thức dưới đây, biểu thức của định luật Ôm là:
A. I = R/U B. R = U.I
C. I = U/R D. U = I/R
Câu 3: Một bóng đèn khi thắp sáng có điện trở 15 và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,3A. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó là bao nhiêu?
A. 45V B. 45V
B. 50V D. 0,02V
Câu 4: Số vôn và sè oat ghi trên các thiết bị tiêu thụ điện năng cho ta biết:
A. hiệu điện thế định mức và công suất tiêu thụ khi nó khi hoạt động bình thường.
B. hiệu điện thế đặt vào thiết bị và công suất tiêu thụ của nó.
C. hiệu điện thế và công suất để thiết bị hoạt động.
D. số vôn và số oat ghi trên các thiết bị tiêu thụ điện năng.
Câu 5: Cho mạch điện như hình vẽ sau:
Khi dịch chyển con chạy C về phía N thì độ sáng của đèn thay đổi như thế nào?
A. Sáng mạnh lên
B. Sáng yếu đi
C. Không thay đổi
C. Có lúc sáng mạnh, có lúc sáng yếu
Câu 6: Công của dòng điện không tính theo công thức nào?
A. A = U.I.t
B. A = U2t/R
C. A = I2Rt
D. A = IRt
Câu 7: Khi mắc một bếp điện vào mạch điện có hiệu điện thế 220Vthì cường độ dòng điện qua bếp là 4A. Hỏi trong thời gian 30 phút nhiệt lượng toả ra của bếp là bao nhiêu?
A. 1584 kJ
B. 26400 J
C. 264000 J
D. 54450 kJ
Câu 8: Ta nói rằng tại một điểm A trong không gian có từ trường khi:
A. Một vặt nhẹ để gần A bị hút về phía A.
B. Một thanh đồng để gần A bị đẩy ra xa A.
C. Một kim nam châm đặt tại A bị quay lệch khỏi hướng Nam – Bắc.
D. Một kim nam châm đặt tại A bị nóng lên.
Câu 9: Theo qui tắc bàn tai trái thì chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa chỉ:
A. Chiều của đường sức từ.
B. Chiều của dòng điện.
C. Chiều của lực điện từ.
D. Chiều của cực Nam – Bắc địa lý.
Câu 10: Các đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua có chiều:
A. từ cực Nam đến cực Bắc ở ngoài ống dây.
B. từ cực Bắc đến cực Nam ở trong ống dây.
C. từ cực Bắc đến cực Nam ở ngoài ống dây.
D. từ cực Nam đến cực Bắc địa lý.
...
-----(Nội dung phần tự luận của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)-----
2. ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Áp lực là
A. lực tác dụng lên mặt bị ép.
B. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
C. lực tác dụng lên vật.
D. trọng lực của vật tác dụng lên mặt nghiêng.
Câu 2: Khi nói lực là đại lượng véctơ, bởi vì
A. lực làm cho vật chuyển động
B. lực làm cho vật bị biến dạng
C. lực làm cho vật thay đổi tốc độ
D. lực có độ lớn, phương và chiều
Câu 3: Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi
A. vật đó không chuyển động.
B. vật đó không dịch chuyển theo thời gian.
C. vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc.
D. khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi.
Câu 4: Một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì
A. vật chuyển động với vận tốc tăng đần.
B. vật chuyển động với vận tốc giảm dần.
C. hướng chuyển động của vật thay đổi.
D. vật giữ nguyên vận tốc.
Câu 5: Có một ôtô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là không đúng?
A. Ô tô chuyển động so với người lái xe.
B. Ồ tô đứng yên so với người lái xe.
C. Ô tô chuyển động so với mặt đường.
D. Ô tô chuyến động so với cây bên đường.
Câu 6: Khi một vật nhúng trong lòng chất lỏng, vật chuyển động lên trên chứng tỏ
A. trọng lượng riêng của vật lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.
B. trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.
C. trọng lượng riêng của vật bằng trọng lượng riêng của chất lỏng.
D. trọng lượng của vật bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 7: Trong các phương án sau, phương án nào không giảm được ma sát?
A. Tra dầu mỡ, bôi trơn mặt tiếp xúc.
B. Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc
C. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc
D. Thay ma sát trượt bằng ma sát lăn.
Câu 8: Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc 5m/s. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 200m là
A. 50s |
B. 25s |
C. 10s |
D. 40s |
Câu 9: Một miếng sắt có thể tíc là 0,002m3 được nhúng chìm trong nước, biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Lực đẩy Ác-si-mét dụng lên miếng sắt khi đó là
A. 20 N |
B. 2 N |
C. 0,2 N |
D. 0,02 N |
Câu 10: Một bình hình trụ chứa một lượng nước, chiều cao của cột nước là 3m, trọng lượng riêng của nước d = 10000N/m2. Áp suất của nước tại những điểm cách mặt thoáng 1,8m là
A. 10000N/m2 |
B. 12000N/m2 |
C. 18000N/m2 |
D. 30000N/m2 |
...
-----(Nội dung phần tụ luận của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)-----
3. ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: (0,5đ). Điện năng không thể biến đổi thành:
A. cơ năng.
B. năng lượng nguyên tử.
C. nhiệt năng.
D. hóa năng
Câu 2: (0,5điểm). Định luật Jun-Len-xơ cho biết điện năng biến đổi thành:
A. cơ năng.
B. năng lượng ánh sáng.
C. hóa năng.
D. nhiệt năng.
Câu 3: (0,5điểm). Cấu tạo của nam châm điện:
A. Một ống dây có lõi sắt non.
B. Một ống dây có lõi thép.
C. Một ống dây và một thanh thép.
D. Một đoạn dây và một thanh sắt non.
Câu 4: (0,5điểm). Động cơ điện một chiều quay được do tác dụng của lực nào?
A.Lực hấp dẫn.
B. Lực đàn hồi.
C. Lực điện từ.
D. Lực từ.
Câu 5: (0,5điểm). Khi nói về la bàn điều nào sau đây đúng?
A. La bàn là dụng cụ để xác định nhiệt độ.
B. La bàn là dụng cụ để xác định phương hướng.
C. La bàn là dụng cụ để xác định độ cao.
D. La bàn là dụng cụ để xác định hướng gió thổi.
Câu 6: (0,5điểm). Quy tắc nắm tay phải dùng để làm gì?
A. Xác định chiều đường sức từ của nam châm thẳng.
B. Xác định chiều đường sức từ của dây dẫn có hình dạng bất kì
C. Xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua.
D. Xác định chiều đường sức từ của dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.
Câu 7: (0,5điểm). Đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 và R2 mắc song song có điện trở tương đương ( Rtđ) bằng :
A. R1 + R2
B. \(\frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)
C. \(\frac{{{R_1} + {R_2}}}{{{R_1}R_2^{}}}\)
D. \(\frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\)
Câu 8: (0,5điểm). Hai đoạn dây dẫn bằng đồng, cùng chiều dài, có tiết diện và điện trở tương ứng là S1, R1 và S2, R2. Hệ thức nào dưới đây là đúng?
A. \({S_1}.{R_1} = {S_2}.{R_2}\)
B. \(\frac{{{S_1}}}{{{R_1}}} = \frac{{{S_2}}}{{{R_2}}}\)
C. \({R_1}.{R_2} = {S_1}.{S_2}\)
D. \(\frac{{{R_1}}}{{{S_1}}} = \frac{{{R_2}}}{{{S_2}}}\)
...
-----(Để xem nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)-----
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Vật Lý 9 trường THCS Bà Điểm có đáp án chi tiết năm 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung của tài liệu, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.