Nhằm hỗ trợ các em học sinh lớp 7 chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ 2 sắp diễn ra, HOC247 muốn giới thiệu tài liệu ôn tập từ Đề thi HK2 môn Khoa học tự nhiên 7 KNTT năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Nguyễn Trường Tộ. Tài liệu này bao gồm các đề thi kèm theo đáp án chi tiết, giúp các em rèn luyện và cải thiện kỹ năng làm bài trong môn Khoa học tự nhiên 7. Chúc các em học tập thành công và đạt được kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới. Hãy tham khảo để có cơ hội ôn tập hiệu quả nhất.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRƯỜNG TỘ |
ĐỀ THI HK2 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 KNTT NĂM HỌC: 2023-2024 (Thời gian làm bài: 45 phút) |
Đề số 1
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Nam châm có tác dụng gì?
A. Xác định phương hướng.
B. Hút các vật liệu từ.
C. Đẩy hoặc hút các nam châm khác.
D. Cả A, B, C.
Câu 2: Khi ta sử dụng la bàn để xác định phương hướng thì kim la bàn không chỉ đúng hướng Bắc địa lí vì
A. kim là bàn chỉ không chính xác.
B. kim la bàn còn chịu tác dụng của từ trường khác.
C. trục từ và trục quay của Trái Đất không trùng nhau.
D. trục từ và trục quay của Trái Đất trùng nhau.
Câu 3: Ta có thể giảm từ trường của nam châm điện bằng cách nào hiệu quả nhất?
A. Tăng độ lớn của dòng điện và tăng số vòng dây.
B. Giảm độ lớn của dòng điện và giảm số vòng dây.
C. Tăng độ lớn của dòng điện và giảm số vòng dây.
D. Giảm độ lớn của dòng điện và tăng số vòng dây.
Câu 4: Hiện tượng gì sẽ xảy ra với thanh thép khi đặt nó trong lòng một cuộn dây có dòng điện chạy qua?
A. Thanh thép bị nóng lên.
B. Thanh thép trở thành một nam châm.
C. Thanh thép phát sáng.
D. Thanh thép bị đẩy ra khỏi ống dây.
Câu 5: Trinh sản là hình thức sinh sản trong đó
A. chồi được mọc ra từ cơ thể mẹ.
B. mỗi mảnh nhỏ riêng biệt của cơ thể mẹ có thể phát triển thành một cơ thể mới.
C. tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cơ thể mới.
D. có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
Câu 6: Thực vật có hai hình thức sinh sản vô tính là
A. sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử.
B. sinh sản sinh dưỡng và nảy chồi.
C. sinh sản bào tử và phân mảnh.
D. nảy chồi và phân mảnh.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sinh sản vô tính ở sinh vật?
A. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản chỉ có sự tham gia của một cơ thể (mẹ).
B. Từ một cơ thể mẹ ban đầu tiến hàn sinh sản vô tính luôn tạo ra hai cơ thể con mới.
C. Sinh sản vô tính xuất hiện ở nhiều nhóm sinh vật như: vi khuẩn, nguyên sinh vật, nấm, thực vật, động vật.
D. Trong sinh sản sinh dưỡng, cơ thể mới được tạo thành từ các cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.
Câu 8: Khi quan sát cây lá bỏng, nhận thấy trên lá cây mọc ra mầm cây con. Sau đó, cây con rơi xuống đất rồi phát triển thành cây bỏng trưởng thành. Hình thức sinh sản của cây lá bỏng là
A. sinh sản sinh dưỡng.
B. nảy chồi.
C. phân đôi.
D. sinh sản bằng bào tử.
Câu 9: Quá trình di chuyển của hạt phấn đến đầu nhụy gọi là
A. thụ tinh.
B. thụ phấn.
C. hình thành quả.
D. hình thành hạt.
Câu 10: Trong quá trình sinh sản hữu tính ở động vật, phôi có thể phát triển thành cơ thể con ở bên ngoài cơ thể mẹ đối với
A. loài đẻ trứng.
B. loài đẻ con.
C. loài đẻ trứng và loài đẻ con.
D. loài sinh sản nảy chồi.
Câu 11: Phát biểu nào đúng khi nói về sinh sản hữu tính ở sinh vật?
A. Ở thực vật, noãn đã thụ tinh phát triển thành hợp tử, hợp tử phát triển thành hạt.
B. Ở động vật, các loài có hình thức thụ tinh ngoài thường sống ở trên cạn.
C. Ở động vật, phôi phát triển bên trong cơ thể mẹ đối với động vật đẻ trứng và đẻ con.
D. Ở thực vật, nếu không xảy ra thụ tinh, bầu nhụy sẽ phát triển thành quả không hạt.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quả?
A. Phôi phân chia và sinh trưởng dày lên hình thành quả.
B. Quả có vai trò bảo vệ hạt.
C. Quả có thể là phương tiện để phát tán hạt.
D. Quả do bầu nhụy sinh trưởng dày lên, phát triển thành.
Câu 13: Trong điều khiển sinh sản ở động vật, biện pháp nào sau đây có thể thúc đẩy trứng chín nhanh và chín hàng loạt?
A. Thay đổi yếu tố môi trường.
B. Thụ tinh nhân tạo.
C. Nuôi cấy phôi.
D. Sử dụng hormone.
Câu 14: Cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể là
A. các hoạt động lấy nước và chất dinh dưỡng.
B. các hoạt động lấy oxygen và carbon dioxide.
C. các hoạt động sống ở cấp độ tế bào.
D. các hoạt động sống ở cấp độ cơ quan.
Câu 15: Gần đến Tết, người ta thường thắp đèn vào những ruộng hoa cúc vì
A. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày dài; thắp đèn để kích thích quá trình nở hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết.
B. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng yếu, ngày ngắn; thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết.
C. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày ngắn; thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết.
D. hoa cúc ra hoa trong điều kiện ánh sáng mạnh, ngày dài; thắp đèn để ức chế quá trình nở hoa sớm giúp cây ra hoa đúng dịp Tết.
Câu 16: Vì sao khi nhân giống cam, chanh, bưởi, hồng xiêm,... người ta thường chiết cành mà không sử dụng phương pháp giâm cành?
A. Vì thời gian ra rễ của các cây trên rất chậm.
B. Vì tốc độ thoát hơi nước của các cây trên rất nhanh.
C. Vì cành của các cây trên quá to, khó đứng vững.
D. Vì khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng của các cây trên kém.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Bài 1 (2 điểm): Tại sao người ta chọn sắt non làm lõi của nam châm điện?
Bài 2 (2 điểm): Trình bày các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
Bài 3 (2 điểm): Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở sinh vật.
HƯỚNG DẪN GIẢI
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
1. D |
2. C |
3. B |
4. B |
5. C |
6. A |
7. B |
8. A |
9. B |
10. A |
11. D |
12. A |
13. D |
14. C |
15. B |
16. A |
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Bài 1: (2 điểm)
Lõi của nam châm điện làm bằng sắt non vì ta có thể làm mất từ tính của nam châm điện dễ dàng do khi không có dòng điện chạy qua, sắt non mất hết từ tính.
Bài 2: (2 điểm)
Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật:
- Nảy chồi là hình thức sinh sản trong đó “chồi” được mọc ra từ cơ thể mẹ, lớn dần lên và tách ra khỏi cơ thể mẹ thành cơ thể mới hoặc vẫn dính với cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn gồm nhiều cá thể. Ví dụ: thủy tức, san hô,…
- Phân mảnh là hình thức sinh sản mà mỗi mảnh nhỏ riêng biệt của cơ thể mẹ phát triển thành một cơ thể mới hoàn chỉnh. Ví dụ: Giun dẹp, sao biển,…
- Trinh sản là hình thức sinh sản trong đó tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cơ thể mới. Ví dụ: ong, kiến, rệp,…
Bài 3: (2 điểm)
Sinh sản vô tính |
Sinh sản hữu tính |
- Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái để tạo thành con non. |
- Có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái để tạo thành hợp tử, hợp tử sẽ phát triển thành con non. |
- Cơ thể con chỉ nhận được vật chất di truyền từ cơ thể mẹ → Các cơ thể con giống nhau và giống cơ thể mẹ. |
- Cơ thể con nhận được vật chất di truyền từ cơ thể mẹ và cơ thể bố → Các cơ thể con có đặc điểm giống bố mẹ và có đặc điểm khác bố mẹ. |
- Các cơ thể con thích nghi với điều kiện sống ổn định, ít thay đổi. |
- Các cơ thể con thích nghi tốt với đời sống thay đổi do có sự đa dạng về mặt di truyền. |
Đề số 2
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Tại sao đá nam châm còn được gọi là nam châm vĩnh cửu?
A. Vì nó có thể giữ từ tính trong thời gian dài.
B. Vì khi bị nung nóng nó có thể mất đi từ tính.
C. Vì khi bị va đập mạnh nó có thể mất đi từ tính.
D. Vì từ tính của nó không bao giờ mất đi.
Câu 2: Từ trường gây ra hiện tượng nào sau đây?
A. Làm đồng hồ chạy sai giờ.
B. Làm xảy ra hiện tượng cực quang ở địa cực.
C. Làm bóng đèn sợi đốt phát sáng.
D. Cả A và B.
Câu 3: Cho một sợi dây và các viên pin, người ta tạo ra 4 nam châm bằng các cách sau:
A. Nam châm 1: dùng một viên pin 1,5 V, quấn dây quanh đinh vít 25 vòng.
B. Nam châm 2: dùng hai viên pin 1,5 V, quấn dây quanh đinh vít 75 vòng.
C. Nam châm 3: dùng một viên pin 1,5 V, quấn dây quanh đinh vít 50 vòng.
D. Nam châm 4: dùng hai viên pin 1,5 V, quấn dây quanh đinh vít 50 vòng.
Câu 4: Để chuyển hàng là những tấm sắt nặng hàng chục tấn dễ dàng, ta có thể dùng cần cẩu gắn nam châm điện. Đến nơi xếp dỡ hàng, người điều khiển cần
A. ngắt điện qua nam châm điện.
B. đổi chiều dòng điện chạy qua nam châm điện.
C. đóng điện chạy qua nam châm điện.
D. tăng dòng điện chạy qua nam châm điện.
Câu 5: Hình thức sinh sản mà mỗi mảnh nhỏ riêng biệt của cơ thể mẹ có thể phát triển thành một cơ thể mới hoàn chỉnh gọi là
A. nảy chồi.
B. phân mảnh.
C. trinh sản.
D. sinh sản sinh dưỡng.
Câu 6: Chiết cành là phương pháp
A. cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi, cắm xuống đất ẩm hoặc giá thể cho cành đó ra rễ và phát triển thành cây mới.
B. dùng bộ phận sinh dưỡng của một cây rồi gắn vào cây khác cho tiếp tục phát triển thành cây mang cành của các cây khác nhau.
C. làm cho cành ra rễ ngay trên cắt, rồi cắt đoạn cành mang rễ đó đem trồng thành cây mới.
D. nuôi cấy tế bào từ mô hoặc các phần của cơ thể thực vật trong môi trường thích hợp, ở điều kiện vô trùng để tạo thành cây con.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò và ứng dụng của sinh sản vô tính ở sinh vật?
A. Tạo giống cây sạch bệnh.
B. Duy trì được tính trạng tốt ở sinh vật phục vụ cho con người.
C. Tạo ra thế hệ cây con có nhiều đặc tính mới nhờ lai tạo.
D. Nhân nhanh giống cây trồng giúp hạ thấp giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Câu 8: Trong các nhóm sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có hình thức sinh sản vô tính?
A. Sứa, trùng roi, trùng biến hình, tôm, cua.
B. Sứa, thủy tức, trùng roi, hải quỳ, san hô.
C. Sứa, san hô, giun đất, tôm, cua, thủy tức.
D. Sứa, trùng roi, trùng biến hình, tôm, cua.
Câu 9: Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình tạo ra cơ thể mới từ
A. một phần của cơ thể mẹ hoặc bố.
B. sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố.
C. sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.
D. cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.
Câu 10: Sự kết hợp của giao tử cái với giao tử đực tạo thành hợp tử xảy ra trong giai đoạn nào của quá trình sinh sản hữu tính ở động vật?
A. Giai đoạn hình thành giao tử.
B. Giai đoạn thụ tinh.
C. Giai đoạn phát triển phôi.
D. Giai đoạn đẻ con.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Bài 1 (2 điểm): Khi quan sát từ phổ của nam châm, ta biết được các đặc điểm nào của từ trường xung quanh nam châm?
Bài 2 (2 điểm): Mô tả các giai đoạn trong sinh sản hữu tính ở thực vật.
Bài 3 (2 điểm): Nêu ưu điểm của các phương pháp nhân giống giâm cành, chiết cành, ghép cây, nuôi cấy tế bào và mô thực vật.
HƯỚNG DẪN GIẢI
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
1. A |
2. D |
3. B |
4. A |
5. B |
6. C |
7. C |
8. B |
9. C |
10. B |
11. B |
12. C |
13. D |
14. C |
15. D |
16. B |
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Bài 1: (2 điểm)
Khi quan sát từ phổ của nam châm, ta biết được đặc điểm của từ trường xung quanh nam châm là:
+ Đường sức từ là đường cong, hình dạng đối xứng qua trục của thanh nam châm
+ Đường sức từ có chiều đi ra từ cực bắc và đi vào cực nam.
+ Đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, đường sức từ càng thưa thì từ trường càng yếu.
Bài 2: (2 điểm)
- Các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật:
+ Tạo giao tử: Các giao tử đực được hình thành trong bao phấn, giao tử cái được hình thành trong bầu nhụy.
+ Thụ phấn: Hạt phấn di chuyển đến đầu nhụy. Hiện tượng thụ phấn xảy ra nhờ gió, côn trùng hoặc tác động của con người.
+ Thụ tinh: Hạt phấn sau khi đến đầu nhụy, nảy mầm thành ống phấn chứa giao tử đực, xuyên qua vòi nhụy vào bầu nhụy. Tại đây, giao tử đực tham gia vào quá trình thụ tinh với noãn cầu (giao tử cái) tạo thành hợp tử.
+ Hình thành quả và hạt: Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm trong hạt. Hạt do noãn phát triển thành. Mỗi noãn được thụ tinh tạo thành một hạt. Bầu nhụy sinh trưởng dày lên tạo thành quả chứa hạt.
+ Hạt sẽ nảy mầm rồi tiến hành quá trình sinh trưởng và phát triển để tạo thành cây con.
Bài 3: (2 điểm)
Phương pháp nhân giống |
Ưu điểm |
Giâm cành |
Tạo cây con dễ dàng, nhanh chóng, không tốn chi phí; thường áp dụng đối với những loài ra rễ nhanh. |
Chiết cành |
Duy trì các đặc tính tốt của cây, rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch; thường áp dụng đối với cây ăn quả lâu năm. |
Ghép cây |
Giúp phối hợp các đặc tính tốt của các cây khác nhau theo mong muốn của con người. |
Nuôi cấy tế bào, mô |
Giúp tạo ra số lượng lớn các cây con đồng đều, sạch bệnh, giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ và hiệu quả kinh tế cao. |
Đề số 3
A. Phần trắc nghiệm (7 điểm):
Câu 1. Hóa trị của Fe trong công thức Fe2O3 là:
A. I B. II C. III D. IV
Câu 2. Thực vật sinh trưởng được là nhờ hoạt động của:
A. mô dẫn B. mô biểu bì C. mô phân sinh D. mô xốp
Câu 3. Hiện tượng nào sau đây là tập tính bẩm sinh ở động vật?
A. Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả.
B. Sáo học nói tiếng người
C. Trâu bò nuôi trở về chuồng khi nghe thấy tiếng kẻng.
D. Khỉ tập đi xe đạp.
Câu 4. Hình thức dinh dưỡng phổ biến của động vật là:
A. tự dưỡng B. dị dưỡng C. hóa dưỡng D. hoại dưỡng
Câu 5. Thói quen nào sau đây tốt cho việc học tập?
A. Cứ 19 giờ ăn cơm xong ngồi vào bàn học.
B. Thường xuyên không học bài và làm bài tập.
C. Ngồi học thường chăm chú nghe giảng.
D. Ham mê chơi điện tử.
Câu 6. Hình thức sinh sản trong đó cơ thể mới được hình thành từ cơ quan rễ, thân, lá của cơ thể mẹ gọi là
A. sinh sản hữu tính B. sinh sản phân đôi
C. sinh sản bào tử D. sinh sản sinh dưỡng
Câu 7. Một thanh kim loại được cọ xát và mang điện tích dương. Thanh kim loại khi đó đang ở trạng thái nào sau đây?
A. Nhận thêm electron B. Mất đi electron
C. Mất bớt điện tích dương D. Không nhận thêm electron
Câu 8. Biện pháp canh tác nào sau đây là ứng dụng ảnh hưởng của độ ẩm trong việc điều khiển sinh trưởng và phát triển của cây trồng?
A. Chiếu sáng nhân tạo trong nhà kính.
B. Trồng xen canh hoặc làm luống.
C. Tưới nước cho cây trồng
D. Trồng luân phiên các loại cây khác nhau.
Câu 9. Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa là:
A. làm cho cây ngừng sinh trưởng và ra hoa.
B. làm cho cây lớn lên và to ra.
C. làm cho cây sinh sản và chuyển sang già cỗi.
D. hình thanh các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả.
Câu 10. Quả được hinh thành do sự biến đổi của:
A. nhị hoa B. đài hoa C. noãn đã thụ tinh D. bầu nhụy
B. Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1 (2 điểm) So sánh hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Câu 2 (1 điểm) Vận dụng những hiểu biết về vòng đời của sâu hại, đề xuất biện pháp phòng ngừa và diệt sâu hại để bảo vệ mùa màng. Lấy ví dụ loài cụ thể.
ĐÁP ÁN
A. Phần trắc nghiệm (7 điểm)
1. C |
2. A |
3. A |
4. B |
5. C |
6. D |
7. B |
8. C |
9. D |
10. D |
11. A |
12. D |
13. A |
14. B |
15. C |
16. C |
17. D |
18. A |
19. C |
20. C |
21. C |
22. D |
23. B |
24. C |
25. B |
26. C |
27. A |
28. D |
B. Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1 (2 điểm). So sánh hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Câu 2 (1 điểm). Vận dụng những hiểu biết về vòng đời của sâu hại, đề xuất biện pháp phòng ngừa và diệt sâu hại để bảo vệ mùa màng. Lấy ví dụ loài cụ thể.
Để phòng ngừa và tiêu diệt sâu hại, cần tìm hiểu vòng đời của sâu hại;
Có các biện pháp phù hợp để tiêu diệt một giai đoạn trong vòng đời của chúng (tốt nhất là giai đoạn trứng hoặc ấu trùng); đánh giá mức độ thành công của biện pháp để có kế hoạch điều chỉnh nhằm bảo vệ mùa màng tốt nhất.
----------- HẾT -----------
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Khoa học tự nhiên 7 KNTT năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Nguyễn Trường Tộ. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Đề thi HK2 môn Công nghệ 7 KNTT năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Hai Bà Trưng
- Bộ 3 đề thi HK2 môn GDCD 7 năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Tân Phú
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.