Dưới đây là nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Quang Đoàn được hoc247 biên soạn và tổng hợp, với nội dung đầy đủ, chi tiết có đáp án đi kèm sẽ giúp các em học sinh ôn tập củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài. Mời các em cùng tham khảo!
TRƯỜNG THPT NGUYỄN QUANG ĐOÀN |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Hiđro có 3 đồng vị \({}_1^1H,\,{}_1^2H,\,{}_1^3H\) và oxi có đồng vị \({}_{18}^{16}O,\,{}_{18}^{17}O,\,{}_{18}^{18}O\). Có thể có bao nhiêu phân tử H2O được tạo thành từ hiđro và oxi?
A. 16. B. 17. C. 18. D. 20.
Câu 2: Cho các phát biểu sau :
(1). Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8p.
(2). Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8n.
(3). Nguyên tử oxi có số e bằng số p.
(4). Lớp e ngoài cùng nguyên tử oxi có 6 e.
(5). Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử.
(6). Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.
(7). Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.
(8). Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron. Số phát biểu sai là
A.2 B.1 C.4 D.3
Câu 3: Tính chất nào sau đây của các nguyên tố giảm dần từ trái sang phải trong một chu kì
A. độ âm điện. B. tính kim loại.
C. tính phi kim. D. số oxi hoá trong oxit.
Câu 4: Cho các hạt vi mô: O2-, Al3+, Al, Na, Mg2+, Mg. Dãy nào sau đây được xếp đúng thứ tự bán kính hạt ?
A. Al3+< Mg2+ < O2- < Al < Mg < Na.
B. Al3+< Mg2+< Al < Mg < Na < O2-.
C. Na < Mg < Al < Al3+
Câu 5: Nguyên tố nào sau đây có kim loại mạnh nhất?
A. Na B. Mg. C. Al. D. K.
Câu 6: Cho oxit các nguyên tố thuộc chu kì 3: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.
Theo trật tự trên, các oxit có:
A. tính axit tăng dần. B. tính bazơ tăng dần.
C. % khối lượng oxi giảm dần. D. tính cộng hoá trị giảm dần.
Câu 7: Trong các hiđroxit sau, chất nào có tính chất bazơ mạnh nhất?
A. Be(OH)2. B. Ba(OH)2. C. Mg(OH)2. D. Ca(OH)2.
Câu 8: Cho độ âm điện: Be (1,5), Al (1,5), Mg (1,2), Cl (3,0), N (3,0), H (2,1), S (2,5), O (3,5). Chất nào sau đây có liên kết ion ?
A. H2S, NH3. B. BeCl2, BeS. C. MgO, Al2O3. D. MgCl2, AlCl3.
Câu 9: Cho các phân tử sau: LiCl, NaCl, KCl, RbCl, CsCl liên kết trong phân tử mang nhiều tính ion nhất là:
A. CsCl. B. LiCl và NaCl. C. KCl. D. RbCl.
Câu 10: Chọn câu sai:
A. Điện hóa trị có trong hợp chất ion.
B. Điện hóa trị bằng số cặp e dùng chung.
C. Cộng hóa trị có trong hợp chất cộng hóa trị.
D. Cộng hóa trị bằng số cặp e dùng chung.
Câu 11: Trong các chất sau đây, chất nào có liên kết cộng hoá trị?
1. H2S 2. SO2 3. NaCl 4. CaO 5. NH3 6. HBr 7. H2SO4 8. CO2 9. K2S
A. 1, 2, 3, 4, 8, 9. B. 1, 4, 5, 7, 8, 9.
C. 1, 2, 5, 6, 7, 8. D. 3, 5, 6, 7, 8, 9.
Câu 12: Các chất trong dãy nào sau đây chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực?
A. HCl, KCl, HNO3, NO. B. NH3, KHSO4, SO2, SO3.
C. N2, H2S, H2SO4, CO2. D.CH4, C2H2, H3PO4, NO2
Câu 13: Cho các phản ứng oxi hoá- khử sau:
3I2 + 3H2O → HIO3 + 5HI (1)
HgO → 2Hg + O2 (2)
4K2SO3 → 3K2SO4 + K2S (3)
NH4NO3 → N2O + 2H2O (4)
2KClO3 → 2KCl + 3O2 (5)
3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO (6)
4HClO4 → 2Cl2 + 7O2 + 2H2O (7)
2H2O2 → 2H2O + O2 (8)
Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O (9)
KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 (10)
Trong số các phản ứng oxi hoá - khử trên, số phản ứng oxi hoá - khử nội phân tử là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 14: Cho phản ứng: Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O. Hệ số cân bằng của Cu2S và HNO3 trong phản ứng là
A. 3 và 22. B. 3 và 18. C. 3 và 10. D. 3 và 12.
Câu 15: Cho phương trình phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + N2O + H2O. Biết khi cân bằng tỉ lệ số mol giữa N2O và N2 là 3 : 2, hãy xác định tỉ lệ mol nAl : nN2O : nN2 trong số các kết quả sau
A. 44 : 6 : 9. B. 46 : 9 : 6. C. 46 : 6 : 9. D. 44 : 9 : 6.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
1C |
2A |
3B |
4A |
5D |
6A |
7B |
8C |
9A |
10B |
11C |
12D |
13D |
14A |
15B |
16C |
17B |
18A |
19A |
20C |
21C |
22A |
23B |
24C |
25A |
26B |
27A |
28C |
29D |
20A |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Một nguyên tố X mà hợp chất với hidro có công thức XH3. Oxit cao nhất của X chứa 43,66% X về khối lượng. Nguyên tử khối của X là
A. 12 đvc B. 31 đvc C. 14 đvc D. 32 đvc
Câu 2: Trong các chất sau, chất có liên kết ion là
A. HCl. B. H2O. C. Cl2. D. NaCl.
Câu 3: Ion X2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s²2p6. Vị trí, tính chất của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là
A. Chu kì 4, nhóm IVB, kim loại B. Chu kì 3, nhóm VIA, phi kim
C. Chu kì 3, nhóm IIA, kim loại D. Chu kì 4, nhóm IIIB, kim loại
Câu 4: Trong hợp chất Fe2(SO4)3, điện hóa trị của Fe là
A. 3– B. 2+ C. 1+ D. 3+
Câu 5: Brom có 2 đồng vị : \({}_{35}^{79}Br,{}_{35}^{81}Br\) . khối lượng nguyên tử trung bình của Br là 80. Phần trăm của 2 đồng vị lần lượt là:
A. 50%, 50% B. 70%, 30%. C. 72%, 28% D. 27%, 73%
Câu 6: Cho phản ứng: Br2 + SO2 + H2O → H2SO4 + HBr. Chất Br2 và SO2 lần lượt có vai trò
A. Chất oxi hóa; chất khử B. Chất khử; chất oxi hóa
C. Hai chất oxi hóa D. Hai chất khử
Câu 7: Trong các chất: FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất mà nguyên tố Fe có tính khử là
A. 2 B. 5 C. 3 D. 4
Câu 8: Trong kí hiệu thì phát biểu nào sai:
A. Z là số nơtron trong hạt nhân.
B. Z là số proton trong nguyên tử X.
C. A là số khối xem như gần đúng khối lượng nguyên tử X.
D. Z là số điện tích hạt nhân của nguyên tử.
Câu 9: Trong các chất sau, chất có liên kết cộng hóa trị không cực là
A. Cl2. B. NaCl. C. H2O. D. HCl.
Câu 10: Nguyên tố nào sau đây là kim loại:
A. 1s22s22p63s23p1 B. 1s22s22p5 C. 1s22s22p2 D. 1s22s22p6
Câu 11: Cho các phản ứng sau
(1) 2SO2 + O2 2SO3.
(2) SO2 + 2H2O + Br2 → H2SO4 + 2HBr.
(3) SO2 + 2H2S → 2H2O + 3S.
(4) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4.
(5) SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O
Các phản ứng trong đó SO2 đóng vai trò chất khử là
A. 1, 3, 5. B. 2, 3, 4. C. 1, 2, 4. D. 3,4,5.
Câu 12: Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn không cho biết
A. Số thứ tự, chu kì, nhóm B. Số electron trong nguyên tử
C. Số proton của hạt nhân D. Số nơtron
Câu 13: Cho cấu hình các nguyên tử Al:1s22s22p63s23p1, F:1s22s22p5, Na:1s22s22p63s1, Mg:1s22s22p63s2 Số nguyên tử có thể tạo ra cấu hình ion 1s2 2s2 2p6 là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.
Câu 14: Trong cùng chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử thì
A. Tính phi kim mạnh dần B. Số lớp electron không thay đổi.
C. Độ âm điện giảm dần D. Bán kính nguyên tử tăng dần
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do các loại hạt sau cấu tạo nên
A. electron, proton và nơtron. B. electron và nơtron.
C. proton và nơtron. D. electron và proton.
Câu 2: Cho 3 nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là 17, 18, 19. Tính chất hóa học cơ bản của X, Y, Z lần lượt là:
A. Phi kim, kim loại, phi kim. B. Phi kim, phi kim, kim loại.
C. Kim loại, khí hiếm, phi kim. D. Phi kim, khí hiếm, kim loại
Câu 3: Cho 3 nguyên tử: \(_{\text{6}}^{{\text{12}}}{\text{X; }}_{\text{7}}^{{\text{14}}}{\text{Y; }}_{\text{6}}^{{\text{14}}}T\). Các nguyên tử nào là đồng vị?
A. Y và T. B. X và Y. C. X, Y và T. D. X và T.
Câu 4: Nguyên tử nào sau đây chứa nhiều nơtron nhất?
A. Mg. B. Na. C. Cu. D. Fe.
Câu 5: Oxi có 3 đồng vị là \({}_{18}^{16}O,\,{}_{18}^{17}O,\,{}_{18}^{18}O\). và Cacbon có 2 đồng vị là 126C, 136C. Số phân tử CO2 tối đa được tạo ra từ các đồng vị trên là:
A. 6. B. 16. C. 9. D. 12.
Câu 6: Nguyên tử của nguyên tố X có 13 lectron ở lớp vỏ. Khối lượng của proton trong hạt nhân nguyên tử X là:
A. 78,26.1023 gam. B. 21,71.10-24 gam. C. 118,30 gam. D. 27,00 gam.
Câu 7: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của nguyên tố hoá học X là 116. Trong hạt nhân nguyên tử X số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 11 hạt. Số proton của X là:
A. 46. B. 32. C. 42. D. 35.
Câu 8: Trong tự nhiên Cu có hai đồng vị bền: 6329Cu chiếm 73% tổng số nguyên tử, còn lại là 6529Cu . Thành phần % theo khối lượng của 6529Cu trong CuSO4 là
A. 10,66%. B. 9,79%. C. 10,92%. D. 11%.
Câu 9: Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn lần lượt là:
A. 3 và 3. B. 4 và 3. C. 3 và 4. D. 4 và 4.
Câu 10: Nhóm A bao gồm các nguyên tố:
A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố p.
C. Nguyên tố d và nguyên tố f. D. Nguyên tố s và nguyên tố p.
Câu 11: Cho các phát biểu sau:
(a) Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
(b) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một hàng.
(c) Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một cột.
(d) Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số hiệu của nguyên tố đó.
Số nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng hệ thống tuần hoàn là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12: Cho X, Y, Z, T là các nguyên tố khác nhau trong số bốn nguyên tố: 11Na, 12Mg, 13Al, 19K và các tính chất được ghi trong bảng sau:
Nguyên tố |
X |
Y |
Z |
T |
Bán kính nguyên tử (nm) |
0,125 |
0,203 |
0,136 |
0,157 |
Nhận xét nào sau đây đúng:
A. X là Na, Z là Al. B. Z là Al, T là Mg. C. X là Na, Y là K. D. Y là K, T là Na.
Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố X có 16 electron ở lớp vỏ. Công thức hiđroxit ứng với hóa trị cao nhất của X là:
A. X(OH)3. B. H2XO4. C. X(OH)2. D. H2XO3.
Câu 14: Cho nguyên tố có kí hiệu là X. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn:
A. Nhóm IIA, chu kì 3. B. Nhóm IA, chu kì 3. C. Nhóm IIIA, chu kì 2. D. Nhóm IA, chu kì 2.
Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 0,3 gam hỗn hợp hai kim loại X và Y ở hai chu kì liên tiếp của nhóm IA vào nước thì thu được 0,224 lít khí hiđro ở đktc. Hai kim loại X, Y là:
A. Na và K. B. Li và Na. C. K và Rb. D. Rb và Cs.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Hóa học 10 năm 2020 có đáp án Trường THPT Nguyễn Quang Đoàn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Chúc các em học tập tốt !
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây: