Với mong muốn giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi giữa HK2 sắp tới, HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 có đáp án trường THCS Trọng Điểm gồm phần đề và đáp án giúp các em ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm đề. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.
TRƯỜNG THCS TRỌNG ĐIỂM |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) |
ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Có thói quen tốt và có thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… là thói quen tốt.
Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã hình thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. […]
Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo nên nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội?
(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)
Câu 1 (1đ): Theo tác giả, thế nào là thói quen tốt? Thế nào là thói quen xấu?
Câu 2 (1đ): Đoạn trích sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng.
Câu 3 (2đ): Để rèn luyện thói quen tốt bản thân em cần làm những gì?
II. Làm văn (6đ):
Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương.
-----------HẾT-----------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC - HIỂU
Câu 1 (1đ):
Thói quen tốt là: Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,…
Thói quen xấu là: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự,…
Câu 2 (1đ): Biện pháp tu từ: liệt kê (liệt kê những thói quen tốt và thói quen xấu).
Tác dụng: làm cho người đọc dễ dàng hình dung ra và hiểu biết hơn về khái niệm của thói quen tốt và thói quen xấu.
Câu 3 (2đ):
Học sinh tự nêu ra những hành động giúp bản thân rèn luyện được thói quen tốt.
- Gợi ý:
Về học tập: mỗi ngày dành ra một thời gian nhất định để học hành nghiêm túc, tìm hiểu về những kiến thức và không xâm phạm đến thời gian đó; bài nào không hiểu hỏi thầy cô,…
Về cuộc sống: dậy sớm, tập thể dục 30 phút mỗi sáng, khi tức giận nên im lặng rồi tìm cách giải quyết, hạn chế sử dụng mạng xã hội,…
II. LÀM VĂN
Dàn ý phân tích bài thơ Viếng lăng Bác
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác.
2. Thân bài
a. Khổ thơ 1
Hai từ “miền Nam” như nhấn mạnh hơn sự xa xôi trong khoảng cách địa lý giữa hai đầu Tổ quốc.
Nhìn hàng tre quanh lăng Bác, nhà thơ liên tưởng đến ý chí con người Việt Nam luôn luôn bất khuất, kiên cường, hiên ngang. Dù có trải qua “bão táp mưa sa” nhưng vẫn đoàn kết một lòng cùng nhau đứng lên.
Từ láy “xanh xanh” diễn tả con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam sẽ luôn luôn “xanh” màu xanh bất diệt.
b. Khổ thơ 2
“Ngày ngày” là sự liên tục của thời gian, sự lặp lại tuần hoàn của thiên nhiên cũng như lý tưởng, ý chí của Người. Biện pháp nghệ thuật hoán dụ: nếu mặt trời soi sáng cho nhân loại thì Bác Hồ là mặt trời của cả dân tộc Việt Nam, mang đến ánh sáng độc lập, tự do cho dân tộc.
Lần thứ hai, “ngày ngày” được lặp lại khi diễn tả dòng người đang lặng lẽ vào lăng thăm Người. Cả đoàn người ấy cứ lặng lẽ “đi trong thương nhớ”, thương nhớ vị lãnh tụ vĩ đại vô vàn kính yêu của dân tộc.
Viễn Phương hòa cùng dòng người đem tấm lòng yêu kính chân thành của mình dâng lên Bác, dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” của Người. Cả cuộc đời Người, với bảy mươi chín mùa xuân, tất cả đều cống hiến cho dân tộc, không một phút giây nào ngơi nghỉ dành cho bản thân mình.
c. Khổ thơ 3
d. Khổ thơ cuối
3. Kết bài
Khái quát lại nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa bài thơ.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 2
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
“Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thế...Trong mơ...Tôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh...Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu...Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối. Nhưng, tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ...”
(“Có những giấc mơ về lại tuổi học trò” - Đăng Tâm)
Câu 1: (0,5 điểm) Tìm và nêu tên một thành phần biệt lập trong đoạn trích?
Câu 2: (0,5 điểm) Chỉ ra phép liên kết câu được dùng trong đoạn sau:
“Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối”.
Câu 3: (1,0 điểm) Câu văn “Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả” mang hàm ý gì?
Câu 4: (1,0 điểm) Em hãy chỉ rõ các biện pháp tu từ so sánh và liệt kê được sử dụng trong đoạn trích?
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm).
Câu 1: (2,0 điểm) Từ nội dung ở phần Đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của mình về tình bạn.
Câu 2: (5,0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
(Ngữ văn 9 – Tập 2, NXB GD, 2018)
-------------HẾT-------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC - HIỂU
Câu 1. HS tự chọn 1 câu biệt lập
Câu 2.
Có lẽ: thành thần tình thái
bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi: thành phần phụ chú
- “Bản nhạc đó” - thế cho “Giấc mơ tuổi học trò”/ “Bản nhạc Ballad”.
Câu 3. Hàm ý của câu ‘Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả”:
=> Ý nói rằng : mỗi thành viên của lớp trong buổi chia tay đều mang trong mình nỗi buồn khó diễn tả, nỗi buồn phải chia tay bạn bè, thầy cô, chia tay mái trường…
Câu 4. - So sánh : “Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad…”
- Liệt kê : + “Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh”
+ “…trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất…”
II. LÀM VĂN
Câu 1. Nghị luận xã hội
a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận: Mở đoạn giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân đoạn làm rõ vấn đề nghị luận, triển khai được luận điểm; Kết đoạn khái quát được nội dung nghị luận.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c.Triển khai vấn đề nghị luận. Có thể trình bày theo hướng sau:
- Giải thích: Tình bạn là tình cảm trong sáng, cao quý và chân thành và nó giúp ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Cuộc sống này sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình bạn. Và ta sẽ như thế nào nếu thiếu đi những người bạn thật sự. Tình bạn sẽ là động lực, là niềm tin để ta vững vàng bước vào cuộc sống này.
- Biểu hiện của tình bạn: Tình bạn không phân biệt màu da, dân tộc, tôn giáo. Tình bạn cũng không phân biệt độ tuổi, sang hèn. Tình bạn xuất phát từ những gì tinh khôi và trong sáng nhất. Không vụ lợi, không toan tính là những thứ tốt đẹp của một tình bạn.
- Vai trò của tình bạn:
+ Bạn bè là người luôn bên cạnh ta những lúc ta buồn nhất. Bên cạnh ta, bạn chia ngọt sẻ bùi, an ủi động viên ta những lúc yếu lòng nhất. Trong cuộc sống, không ít lần ta vấp ngã, ta đau khổ và tuyệt vọng. Bạn đã luôn ở bên cạnh ta và giúp ta vượt qua những khó khăn. Những người bạn tốt luôn đồng hành cùng ta trên con đường thành công, giúp nhau cùng tiến bộ. Và bạn là những người mĩm cười, chia vui cùng ta ở cuối con đường thành công. Bạn không phải là người thân của ta nhưng lại đối xử với ta như những người thân thực sự;
- Mở rộng vấn đề: Nhưng trong cuộc sống, có nhiều người bạn đến với nhau chỉ vì vụ lợi và lợi ích riêng của mình. Họ ngoài mặt là bạn bè thân thiết nhưng sau lưng lại nói xấu nhau. Đó là những tình cảm đáng phê phán và lên án. Và những tình bạn đó không thể lâu bền được. Khi đã là bạn, hãy đối xử với nhau bằng tình cảm chân thành nhất. Nếu không thể đến với nhau bằng tình cảm chân thành thì cũng không nên làm hại nhau hay đối xử tệ bạc với nhau
- Bài học cho bản thân: Khi chúng ta đã gọi là bạn của nhau, hãy san sẻ mọi chuyện cùng nhau. Ta không nên toan tính thiệt hơn hay chỉ nghỉ cho lợi ích của mình. Và cho đi không mong mình sẽ được nhận lại. Thế mới là tình bạn đúng nghĩa. Hãy tha thứ cho nhau những lỗi lầm và thay vì giận hơn hay dứt bỏ nhau thì hãy cho nhau cơ hội và giúp nhau cùng thoát khỏi những tháng ngày đau lòng ấy.
- Khẳng định sự quan trọng của tình bạn trong cuộc sống.
Tất cả chúng ta đều có những tình bạn. Từ bé chúng ta đã có những tình bạn đẹp cho đến tận ngày nay. Hãy giữ gìn và vun đắp cho những tình bạn đẹp ấy mãi mãi bền lâu. Khi đã là bạn, hãy dành cho nhau những tình cảm chân thành nhất, giúp đỡ, chia ngọt sẻ bùi cùng nhau. Tình bạn sẽ là thứ tình cảm cao quý và vững bền nếu chúng ta biết giữ gìn và trân trọng nó.
d.Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề
e.Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2. Nghị luận văn học
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ phần Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ được nhận định, triển khai được các luận điểm; kết bài khái quát được nội dung nghị luận.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c. HS triển khai vấn đề thành luận điểm cụ thể, rõ ràng, dẫn chứng cụ thể. Có thể trình bày theo hướng sau:
- Giới thiệu những nét cơ bản về tác phẩm, tác giả .
- Phương Định - Nhân vật chính của truyện đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.
Những cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định:
- Xuất thân :
- Là một cô gái Hà Nội xung phong vào chiến trường.
- Có một thời học sinh hồn nhiên, sống vô tư bên mẹ trong một căn buồng nhỏ ở thành phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình trước chiến tranh ở thành phố của mình.
+ Có những năm tháng tuổi thơ hồn nhiên - êm đềm bên mẹ.
+ Là một cô gái hồn nhiên hay mơ mộng, nhiều ước mơ, thích ca hát, khá xinh đẹp.
-Hiện tại: là một cô gái TNXP:
- Hoàn cảnh sống, chiến đấu: bom đạn - nguy hiểm - ác liệt - gian khổ - khó khăn.
( D/c: ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn - nơi tập trung nhiều bom đạn - nguy hiểm - ác liệt. Ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. + Công việc: Đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom . Đếm - phá bom chưa nổ. Đòi hỏi sự dũng cảm và hết sức bình tĩnh trong một lần phá bom…….”
- Những kỉ niệm ngày xưa luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội - nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường. Cô vẫn thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng rồi hát.
- Phương Định luôn có tinh thần đồng đội, yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn.
- Có những đức tính đáng quý có tinh thần trách nhiệm với công việc, bình tĩnh, tự tin, dũng cảm .
- Cảm phục Phương Định : tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, hồn nhiên, lạc quan nhưng rất dũng cảm trước cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ hy sinh
- Cô tiêu biểu cho lớp trẻ trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 3
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn- Phạm Lữ Ân)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2. (1 điểm): Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.
Câu 3 (1 điểm): Thông điệp mà đoạn văn gửi tới chúng ta là gì?
Câu 4. (0,5 điểm): Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: “Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn”.
II. TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 5 (2.0 điểm): Từ nội dung văn bản phần đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn (10 dòng) nêu suy nghĩ của em về giá trị của bản thân mỗi người.
Câu 6 (5 điểm): Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
----------------HẾT---------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Câu 1.
- Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận (0.5 điểm).
Câu 2.
- Câu khái quát chủ đề đoạn văn là: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Có thể dẫn thêm câu: Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.
Câu 3.
- Thông điệp có ý nghĩa nhất với em đó là nếu như chúng ta không có năng khiếu về một lĩnh vực nào đó thì không có nghĩa là chúng ta là những kẻ vô dụng, bất tài. Mà mỗi cá nhân đều có một giá trị và tài năng riêng nhất định. Nhưng điều quan trọng nhất đó là chúng ta phải khám phá và nhận thức được giá trị riêng đó của mình để phát triển giá trị đó ngày một tốt đẹp hơn
Câu 4.
- Thành phần biệt lập trong câu: "chắc chắn"
II. LÀM VĂN
- Hình thức (0,75 điểm):
+ Đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo tính liên kết, mạch lạc, đúng ngữ pháp, chính tả..
+ Viết đủ số câu theo yêu cầu.
+ Diễn đạt rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Nội dung (1,25 điểm): Nêu rõ được gía trị của bản thân
Lưu ý: Nếu HS có những ý khác nhưng hợp lí thì vẫn linh hoạt cho điểm, khuyến khích những cách viết sáng tạo.
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ.
- Bài làm có bố cục rõ ràng,
* Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể có những cách cảm nhận khác nhau nhưng cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau:
1. Mở bài: Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ “Sang thu”.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.
2. Thân bài:
a. Khổ thơ đầu
- Bỗng: chợt giật mình, không có sự chuẩn bị từ trước, cảm giác sững sờ, ngạc nhiên.
- Hương ổi: đặc trưng của mùa thu, báo hiệu mùa thu đã về.
- Phả: động từ chỉ hành động mạnh mẽ.
- Chùng chình: tính từ, tạo cảm giác chậm chạp, lững thững.
Bức tranh mùa thu được tác giả Hữu Thỉnh khắc họa qua hình ảnh, cách nhìn, cảm nhận và cả tận hưởng: hương ổi, gió, sương,… đây là sự kết hợp của nhiều giác quan khác nhau mang qua bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng cũng đủ làm cho bạn đọc hình dung ra những đặc trưng của mùa thu và bức tranh mùa thu nơi quê nhà thanh bình như được hiện ra rõ nét hơn, đẹp đẽ hơn.
b. Khổ thơ thứ hai
- Dòng sông: không còn mang dòng chảy vội vã, hối hả mà giờ đây đi chậm lại để cảm nhận, tận hưởng vẻ đẹp yên bình của mùa thu.
- Đàn chim: trong mùa thu tươi đẹp này, hình ảnh đàn chim nang nét đối lập với dòng sông. Nếu dòng sông lững thững, dềnh dàng để cảm nhận thời tiết mát mẻ, dịu dàng thì đàn chim lại vội vã, hối hả đi tìm thức ăn và sửa soạn lại tổ ấm của mình để đón chờ mùa đông khắc nghiệt sắp đến.
c. Khổ thơ cuối
- Những dư âm của mùa hạ vẫn còn: đó là ánh nắng, là những cơn mưa, là tiếng sấm giòn. Tuy nhiên, tất cả đã trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn, không còn bất ngờ và gắt gỏng nữa.
3. Kết bài: Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ đồng thời nêu cảm nghĩ về giá trị của tác phẩm.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 có đáp án trường THCS Trọng Điểm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt!