YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 có đáp án trường THCS Tô Hiệu

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi giữa HK2 sắp tới, HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 có đáp án trường THCS Tô Hiệu gồm phần đề và đáp án giúp các em ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm đề. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS

TÔ HIỆU

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ THI SỐ 1

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

     Con biết không, được sống trên đời này quả là món quà vô giá của chúng ta. Con được tự do vẽ những bức tranh. Con có cơ hội được đi đến nhiều nơi, khám phá nhiều danh lam thắng cảnh, thưởng thức những món ăn ngon. Sau này khi đến tuổi trưởng thành, con có cơ hội được làm những công việc mà con yêu thích. Có thể con sẽ làm một bác sĩ khám chữa bệnh cho mọi người hay một cô giáo yêu trẻ, hoặc một kiến trúc sư thiết kế nên những ngôi nhà mà con từng ấp ủ từ thuở ấu thơ? Hay con sẽ làm một nhà thiên văn học để giải mã những bí ẩn của vũ trụ? Thật nhiều những chân trời đang mở ra. Vậy thì có lẽ đâu, vì gặp bão tố, trắc trở mà ta từ bỏ ước mơ, từ bỏ cuộc đời này? Dù khó khăn đến mấy, chúng mình hãy kiên cường đi tiếp con nhé.

(Trích Về cái chết, Chúng mình làm bạn con nhé, Phong Điệp, NXB Phụ nữ 2015)

Câu 1: (1 điểm)

Cho biết thành phần tình thái trong câu văn: Có thể con sẽ làm một bác sĩ khám chữa bệnh cho mọi người, hay một giáo viên yêu trẻ, hoặc một kiến trúc sư thiết kế nên những ngôi nhà mà con từng ấp ủ từ thuở ấu thơ?

Câu 2:  (1 điểm)

Xác định phép liên kết được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích?

Câu 3:  (1 điểm)

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích

Câu 4:  (1 điểm)

Nêu nội dung chính của đoạn trích.     

II. LÀM VĂN (6 điểm)

… “Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Con quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con”…

(Theo Ngữ Văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)

Phân tích lời của người cha nói với con trong đoạn thơ trên. Với tư cách một người con, em làm gì trước lời nhắn nhủ ấy.

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU

1.

Hướng dẫn giải: căn cứ bài Thành biệt lập

Cách giải:

- Thành phần tình thái: Có lẽ

2.

Cách giải:

- Phép lặp: con

3.

Hướng dẫn giải: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

- Điệp ngữ: con …

- Tác dụng: Nhấn mạnh, sau này trên bước đường đời con sẽ có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp cho sở thích, cho tương lai của mình. Bởi vậy, dù gặp khó khăn cũng phải kiên cường, không được bỏ cuộc.

 

4.

Hướng dẫn giải: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

- Nội dung: Trong cuộc đời mỗi người sẽ có những công việc khác nhau phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân. Và vì đừng chút khó khăn mà bỏ cuộc, phải kiên trì để thực hiện ước mơ của mình.

II. LÀM VĂN

Hướng dẫn giải: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Giới thiệu chung

- Y Phương là một trong những nhà thơ dân tộc Tày nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

- “Nói với con” là một trong những thi phẩm đặc sắc làm nên tên tuổi của ông, được viết vào năm 1980.

- Đoạn thơ là lời khuyên của cha với con, nên sống theo những truyền thống tốt đẹp của người đồng mình.

2. Giải thích, Phân tích

a. Giải thích nhận định

- Tiếng lòng: thế giới nội tâm con người.

- Thơ: thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình.

- Thơ là tiếng lòng: là sự giãi bày, bộc lộ những rung động, cảm xúc của người làm thơ.

=> Ý kiến này đề cập tới đặc trưng quan trọng nhất của thơ ca: là tiếng nói của tình cảm, là tiếng lòng. Mỗi bài thơ là sự đồng cảm, tri âm giữa tác giả và bạn đọc, đó chính là vai trò của tiếng nói tâm hồn trong thơ.

b. Phân tích

- Những phẩm chất cao quý của người đồng mình:

“Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn”

+ Dòng thơ đầu được lặp lại: “người đồng mình” là cách gọi thể hiện sự gần gũi, thân thương như trong một gia đình. “Thương lắm” – bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với cuộc sống nhiều vất vả, gian khó của họ.

+ Từ ngữ giàu sức gợi: “cao” “xa” vừa gợi hình ảnh miền núi cao vừa gợi điều kiện sống khó khăn, vất vả. “Nỗi buồn” “chí lớn” thể hiện bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người đồng mình.

Lời thơ thể hiện niềm tự hào về phẩm chất tốt đẹp của người miền núi.

- Tác giả khái quát lên vẻ đẹp truyền thống của người miền cao:

3. Tổng kết

- Nội dung:

- Nghệ thuật: Từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức gợi, in đậm lối tư duy trong sáng, hồn nhiên, sinh động của người miền núi. Giọng điệu khi ân cần, tha thiết; khi mạnh mẽ, nghiêm khắc.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 2

PHẦN 1 (4 điểm)

Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Trong bài thơ Viếng lăng Bác, Viễn Phương đã dành những dòng thơ lắng đọng mà giàu cảm xúc viết về Người.

Câu 1. Ghi lại chính xác khổ cuối bài thơ trên.(1 điểm)

Câu 2. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thớ thứ hai và cây tre trung hiếu ở câu cuối của bài thơ.(1 điểm)

Câu 3. Cho nội dung: Khổ thơ cuối bài Viếng lăng Bác  đã thể hiện niềm xúc động sâu sắc và ước nguyện chân thành của nhà thơ của nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.(1 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận tổng – phân – hợp khoảng 12 câu, trong đó sử dụng hợp lí câu có thành phần biệt lập tình thái và phép nối (gạch dưới, chú thích thành phần biệt lập tình thái và từ ngữ được dùng làm phép nối)

Câu 4. Việc lặp lại một hình ảnh (hoặc chi tiết) ở đầu và cuối tác phẩm tương tự như bài thơ trên còn xuất hiện trong một số bài thơ khác. Kể tên một số bài thơ em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS có đặc điểm đó, ghi rõ tên tác giả.(1 điểm)

PHẦN 2 (6 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Chuyện kế có một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là...

Người thấy giáo già hoảng hốt:

- Thưa ngài, ngài là...

- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...”

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

Câu 1. Tìm các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên?(1 điểm)

Câu 2. Lời đáp ở cuối đoạn trích thể hiện tình cảm, thái độ như thế nào của vị danh tướng đối với người thầy?(1 điểm)

Câu 3. 

Từ đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.(4 điểm)

-----------HẾT----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

PHẦN 1

1.

Hướng dẫn giải: căn cứ bài Viếng lăng Bác

Cách giải:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

2.

Hướng dẫn giải: phân tích, lý giải

Cách giải:

- Trong khổ thơ đầu tác giả đã nhìn thấy từ xa hàng tre ẩn hiện trong sương mù, hàng tre xanh tươi mặc cho “bão táp mưa sa” vẫn đứng thẳng hàng, đó cũng là tính chất tốt đẹp loài tre. Hình ảnh cây tre ẩn dụ như muốn nói đến những đức tính của người giản dị, mộc mạc mà thanh cao. Tre cũng thể hiện tinh thần anh hùng, bất khuất của cả dân tộc Việt Nam ngàn đời nay.

- Trước khi kết thúc bài thơ tác giả cũng mong muốn trở thành cây tre tận trung tận hiếu với Bác với đất nước. Hình ảnh cây tre lúc này lại mang ý nghĩa khác. Tác giả muốn hóa thân thành cây tre ngày ngày che chở, bảo vệ Người an giấc ngàn thu.

3.

Hướng dẫn giải: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

* Yêu cầu:

- Đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 12 câu.

- Sử dụng thành phần tình thái và phép nối

- Không mắc các lỗi dung từ, đặt câu, chính tả

* Gợi ý:

-Giới thiệu chung.

- Lưu luyến, nhớ thương khi nghĩ về phút giây từ biệt: “Mai về … nước mắt”

+ “miền Nam”: gợi sự chia xa, khoảng cách; gợi tấm lòng, tình cảm của con người miền Nam.

+ “thương trào nước mắt”: cụ thể hóa nỗi nhớ thương và chiều sâu sự gắn bó với miền Bắc, với Bác Hồ.

- Ước muốn hóa thân để ở lại bên Người:

+ Điệp từ “muốn làm” tô đậm mức độ thiết tha, mãnh liệt của niềm mong ước.

+ Chuỗi hình ảnh liệt kê “con chim” “đóa hoa” “cây tre”: có nghĩa thực là cảnh đẹp bên lăng Người; nghĩa ẩn dụ: thể hiện ước muốn góp cuộc đời mình để canh giấc ngủ cho người, bày tỏ lòng biết ơn với vị cha già dân tộc, làm nên vẻ đẹp bất khuất, hiên ngang của tâm hồn Việt Nam.

4.

Hướng dẫn giải: căn cứ các tác phẩm đã học

Cách giải:

- Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận

- Ông đồ - Vũ Đình Liên

- Khi con tu hú – Tố Hữ

PHẦN 2

1.

Hướng dẫn giải: Đọc kĩ văn bản

Cách giải:

- Từ ngữ xưng hô: “thầy”, “con”, “ngài”.

2.

Hướng dẫn giải: Đọc kĩcâu cuối và đưa ra câu trả lời

Cách giải:

- Lời đáp ở cuối đoạn trích thể hiện tình cảm, thái độ kính trọng, biết ơn của vị danh tướngđối với người thầy cũ. Vị danh tướng giờ đã trở thành người có địa vị, quyền cao chức trọng nhưng vẫn giữ thái độ biết ơn, thành kính đối với người thầy năm xưa. Đó chính là phẩm chất đạo đức cao quý của vị danh tướng.

3

Hướng dẫn giải: Phân tích, tổng hợp, bình luận

Cách giải:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn.

+ Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Yêu cầu nội dung:

+ Vận dụng kiến thức xã hội để nghị luận về vấn đề “tôn sư trọng đạo”

+ Vận dụng các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ để nghị luận về đoạn văn.

1. Giới thiệu vấn đề: tôn sư trọng đạo

2. Giải quyết vấn đề

- Giải thích thế nào là “tôn sư trọng đạo”: tôn sư trọng đạo là luôn tôn trọng, yêu quý, khắc sâu lòng biết ơn đối với những thầy cô dạy mình nên người.

=> Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của nhân dân ta.

- Vì sao phải “tôn sư trọng đạo”?

3. Tổng kết và rút ra bài học cho bản thân.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

 Câu 1: 

Đọc câu thơ sau:

Một mùa xuân nho nhỏ

a. 

Chép tiếp ba câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ trên. Cho biết khổ thơ đó trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?

b. 

Nêu một biện pháp tu từ mà em thích nhất trong đoạn thơ trên? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó?

c. 

Từ nội dung của đoạn thơ, em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (từ 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa lẽ sống cao đẹp của tuổi trẻ ngày nay đối với đất nước.

Câu 2: 

a. Trình bày các phép liên kết câu?

b. Xác định các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau:

Người bi quan luôn tìm thấy những khó khăn trong mọi cơ hội. Người lạc quan luôn nhìn được những cơ hội trong từng khó khăn.

Câu 3: 

Trình bày suy nghĩ của em về tinh thần dân tộc trước dịch bệnh Covid – 19 bằng đoạn văn ngắn 12-15 câu.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

Câu 1.

a.

Hướng dẫn giải: căn cứ bài Mùa xuân nho nh

Cách giải:

- Chép thơ:

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mườ

Dù là khi tóc bạc

- Khổ thơ được trích từ bài: Mùa xuân nho nhỏ

- Tác giả: Thanh Hải

b.

Hướng dẫn giải: căn cứ các biện pháp tu từ đã học

Cách giải:

- Biện pháp: điệp ngữ  (Dù là …)

- Tác dụng: Nhận mạnh lẽ sống cống hiến cho đất nước không chỉ khi còn trẻ tuổi, mà ngay cả khi đã về già. Lẽ sống cao đẹp đó đồng hành trong suốt cuộc đời tác giả.

c.

Hướng dẫn giải: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Gợi ý:

- Lẽ sống cao đẹp là mục đích sống cao cả, vì mọi người, cống hiến cho xã hội, cho đất nước. Lẽ sống ấy rất cần thiết đối với mọi người đặc biệt là các bạn trẻ.

- Lẽ sống cao đẹp bao gồm:

+ Sống có mục đích, lí tưởng cao đẹp.

 

+ Sống không chỉ vì mình, mà còn biết vì người khác, cống hiến cho xã hội.

- Ý nghĩa lẽ sống cao đẹp:

+ Đem đến cho cộng đồng những giá trị nhân văn tốt đẹp.

+ Thúc đẩy xã hội phát triển.

+ Là nguồn cảm hứng để mọi người học tập, noi gương.

+ Đem lại cảm giác thanh thản, bình an, hạnh phúc cho chính mình.

+…

Câu 2.

a.

Hướng dẫn giải: căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Cách giải:

- Phép lặp từ ngữ: lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước.

- Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.

- Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.

- Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.

b.

Hướng dẫn giải: căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Cách giải:

- Phép lặp: khó khăn, cơ hội

Câu 3.

Hướng dẫn giải:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (giải thích, phân tích, chứng minh, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.

Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng;

- Viết một bài văn có đầy đủ Mở bài, thân bài, kết bài. Độ dài bài văn khoảng 2 trang; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: tinh thần dân tộc Việt Nam trước dịch bệnh Covid – 19.

- Giải thích: tinh thần dân tộc và đại dịch Covid 19

- Biểu hiện của tinh thần dân tộc trong đại dịch vừa qua:

- Làm thế nào để phát huy tinh thần dân tộc?

- Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.

- Khẳng định giá trị cao đẹp của tinh thần dân tộc, đặc biệt trước những hoàn cảnh khó khăn

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 có đáp án trường THCS Tô Hiệu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON