YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 có đáp án trường THCS Tây Hồ

Tải về
 
NONE

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Tây Hồ là tài liệu hữu ích dành cho các em học sinh lớp 9 nhằm giúp các em nắm vững kiến thức để chuẩn bị cho kì thi giữa HK2, quan trọng hơn là kì thi vào lớp 10 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS TÂY HỒ

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II

MÔN NGỮ VĂN

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 90 phút

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Con ếch nghễnh ngãng và bài học mặc kệ những lời đàm tiếu

Một đàn ếch đang di chuyển qua cánh rừng thì 2 con ếch không may bị rơi xuống hố sâu. Những con ếch khác cùng xem cái hố sâu đến chừng nào và kết luận rằng, hố quá sâu để có thể vượt ra ngoài. Chúng khuyên 2 con ếch kia rằng hãy giữ sức, vì chẳng có hy vọng gì đâu. Phớt lờ những lời nói đó, 2 con ếch bị rơi xuống hố vẫn nỗ lực tìm cách nhảy ra khỏi hố. Những con ếch trên miệng hố, không những không động viên mà còn khuyên chúng hãy từ bỏ đi. Một trong 2 con ếch sau vài lần thử nhảy đã kiệt sức và chấp nhận buông xuôi. Trong khi đó, con ếch còn lại càng nhảy càng hăng hơn và cuối cùng nó lấy hết sức nhảy vọt ra khỏi cái hố. Khi ra ngoài, những con ếch khác hỏi rằng: "Cậu không nghe thấy chúng tôi nói gì sao?". Con ếch nhỏ đã giải thích rằng, vì nó bị điếc nên nó nghĩ rằng cả đàn ếch đã cổ vũ nó cố gắng nhảy ra ngoài.

Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của câu chuyện trên là gì?

Câu 2 (0,5đ): Nêu nội dung chính của câu chuyện trên.

Câu 3 (1đ): Bài học được rút ra qua câu chuyện là gì?

Câu 4 (1đ): Nêu cảm nhận của em về hình ảnh chú ếch con nhảy vọt ra khỏi cái hố.

II. LÀM VĂN (7điểm)

Câu 1 (2đ): Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên.

Câu 2 (5đ): Viết bài văn nghị luận phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của câu chuyện: tự sự

Câu 2 (0,5đ): Câu chuyện kể về việc 2 con ếch bị rơi xuống hố: 1 con bỏ cuộc, chấp nhận buông xuôi; 1 con cố gắng, kiên trì nên đã vượt ra khỏi cái hố đó.

Câu 3 (1đ): Bài học được rút ra qua câu chuyện trên là: hãy bỏ ngoài tai những lời nói tiêu cực, những lời chế nhạo của kẻ khác; nỗi lực, cố gắng thực hiện công việc của mình thì sẽ đạt được thành công.

Câu 4 (1đ): Hình ảnh chú ếch nhảy vọt ra khỏi chiếc hố đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc: đó là một chú ếch kiên cường, tuy gặp phải khó khăn nhưng đã cố gắng hết mình để vượt qua nó. Qua đây, mỗi chúng ta cần phải học tập tính kiên trì của chú ếch để vượt qua khó khăn để đạt được những điều tốt đẹp của cuộc sống.

II. LÀM VĂN (7điểm):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý bài văn nghị luận xã hội: Bài học được rút ra qua câu chuyện

1. Mở bài

  • Giới thiệu câu chuyện.
  • Tóm tắt ý nghĩa câu chuyện.

2. Thân bài

a. Giải thích

Giải thích ý nghĩa câu chuyện: câu chuyện khuyên chúng ta phải biết cố gắng, kiên trì vượt qua những khó khăn, vấp ngã mặc kệ những lời chê bai, phản bác của người khác thì sẽ đạt được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

b. Phân tích

  • Cuộc sống luôn là chuỗi thử thách để con người tôi luyện bản lĩnh của mình. Kiên trì vượt qua những thử thách đó chúng ta sẽ có được thành công.
  • Nếu không kiên trì, nỗ lực, chúng ta sẽ mãi là những con người thất bại, thụt lùi về phía sau so với xã hội.
  • Khi vượt qua được khó khăn, gian khổ, chúng ta sẽ có được sự trọng vọng của người khác, sẽ là động lực để những người có cùng hoàn cảnh vượt qua gian khó.

c. Dẫn chứng

Học sinh tự tìm và lấy dẫn chứng cho bài văn của mình từ 1 - 3 dẫn chứng tiêu biểu.

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn những người con người dễ dàng nản chí, chưa thực sự nỗ lực vươn lên; đứng trước khó khăn gian khổ nhưng bị lời nói của người khác chi phối. Những người này sẽ khó có được thành công.

3. Kết bài

Chốt lại vấn đề: mỗi người hãy biết cách tự làm chủ cuộc sống của mình, biết vươn lên để có được những điều tốt đẹp. Thành quả chúng ta nhận lại luôn xứng đáng với nỗ lực chúng ta bỏ ra.

Câu 2 (5đ): 

Dàn ý bài văn nghị luận phát biểu cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”

1. Mở bài
Lặng lẽ Sa Pa là tác phẩm đặc sắc của nhà văn Nguyễn Thành Long. Câu chuyện đã vẽ ra hình ảnh anh thanh niên để lại nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc.

2. Thân bài

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1 (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

(SGK Ngữ Văn 9, tập 2)

a) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào?

b) Kể tên các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên. Nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ ở hình ảnh "mặt trời trong lăng".

c) Chép hai câu thơ có hình ảnh "mặt trời" trong một bài thơ mà em đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 9 (ghi rõ tên và tác giả bài thơ).

Câu 2 (3,0 điểm) Suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách".

Câu 3 (5,0 điểm) Mùa xuân thiên nhiên, đất nước và cảm xúc của Thanh Hải trong đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...

Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, SGK Ngữ văn 9, tập 2)

------------------------HẾT-----------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1 (2 điểm)

a. Hai câu thơ trên trích trong tác phẩm: "Viếng lăng Bác" của tác giả Viễn Phương

b. Các biện pháp tư từ trong hai câu thơ: Nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ (Sai một biện pháp trừ 0,25 điểm)

  • BPTT ẩn dụ: "Mặt trời trong lăng".
  • Tác dụng hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng":
    • Viễn Phương ca ngợi sự vĩ đại, công lao của Bác Hồ với non sông đất nước.
    • Thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân đối với Bác. Bác sống mãi với non sông đất nước.

c. Hai câu thơ có hình ảnh mặt trời:

"Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng"

  • Bài thơ: "Khúc rát ru những em bé lớn trên lưng mẹ".
  • Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm

Câu 2 (3điểm)

A. Yêu cầu về hình thức:

  • Học sinh biết cách trình bày bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
  • Một bài văn ngắn, bài viết phải có đủ 3 phần: Nêu vấn đề, triển khai vấn đề, kết thúc vấn đề, biết vận dụng các thao tác khi làm văn nghị luận.

B. Yêu cầu về nội dung:

1. Mở bài:

  • Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề cần giải thích.
  • Trích dẫn câu tục ngữ.

2. Thân bài:

* Giải thích:

  • Nghĩa đen:
    • "Lá lành": Là những chiếc lá còn nguyên vẹn, lành lặn.
    • "Lá rách": Là những chiếc lá không còn nguyên vẹn, không lành lặn.
  • => Khi gói bánh nếu bọc lá lành ở bên ngoài, lá rách ở bên trong thì ta tận dụng được cả lá rách mà trông chiếc bánh vẫn đẹp.
  • Nghĩa bóng:
    • "Lá lành": Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc...
    • "Lá rách": Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, kém may mắn...
    • "Đùm": Bao bọc, che chở, bảo vệ.
  • => Câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách" khuyên nhủ mọi người phải biết yêu thương đồng loại, biết tương thân tương ái, giúp đỡ chia sẻ, đùm bọc đồng loại nhất là những người có hoàn cảnh éo le, kém may mắn...

* Vì sao câu tục ngữ lại khuyên chúng ta phải "lá lành đùm lá rách"?

  • Trong cuộc sống, ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn (khi gặp thiên tai, địch hoạ, lúc hoạn nạn ốm đau ...) vì thế con người phải biết nương tựa vào nhau để vượt qua.
  • Tình thương là thước đo phẩm chất nhân cách của con người.
  • Mọi người đùm bọc, che chở, thương yêu nhau... sẽ cho ta thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn, sống nhân đạo hơn, xã hội ngày một văn minh, tốt đẹp hơn.
  • Nhân ái, yêu thương đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam.
  • Thực tế đã cho thấy, nhờ có tinh thần lá lành đùm lá rách đã giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách; giúp dân tộc ta đánh thắng mọi thù trong giặc ngoài, bảo vệ nền độc lập (dẫn chứng)

* Cần làm gì để thực hiện lời dạy của câu tục ngữ?

  • Lòng nhân ái phải xuất phát từ tình cảm chân thành, thấu hiểu, cảm thông giữa người với người chứ không phải là lối ban ơn trịch thượng.
  • Tinh thần tương thân tương ái phải được thể hiện ở những việc làm cụ thể: săn sóc người già yếu, bệnh tật, an ủi người đau thương, giúp đỡ trẻ mồ côi, chi viện cho đồng bào bị thiên tai, dịch bệnh... (liên hệ những việc làm cụ thể của HS: phong trào góp quần áo, sách vở ủng hộ nhân dân bị thiên tai: mua tăm ủng hộ người mù......)

* Mở rộng vấn đề:

  • Phê phán, nhắc nhở những người ích kỉ, thờ ơ, vô cảm với nỗi đau của người khác

3. Kết bài:

  • Khẳng định quan niệm sống đúng đắn của câu tục ngữ, mỗi người cần phải học tập và phát huy.
  • Liên hệ bản thân: Cần có lòng nhân ái, ý thức đoàn kết, tương thân, tương trợ...

Câu 3 (5 điểm)

A. Yêu cầu về kĩ năng

  • Có kỹ năng nghị luận về một đoạn thơ; thể hiện được sự cảm thụ tinh tế.
  • Nêu được vẻ đẹp của biển và niềm vui của người lao động qua từ ngữ, hình ảnh.
  • Văn viết trong sáng, có cảm xúc.

B. Yêu cầu về kiến thức

a. Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
  • Trích dẫn thơ.

b. Thân bài:

* KHỔ 1:

  • "Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc":
    • Bức tranh xuân xứ Huế đã bắt đầu được hoà phối bởi những gam màu rất đặc trưng ( xanh – tím).
    • Phép đảo trật tư giữa hai câu thơ làm cho tứ thơ động hẳn lên trong sự sinh thành, nảy nở, khởi sắc của sự sống.
    • Một bông hoa tím biếc khiêm nhường dung dị mọc giữa dòng sông xanh dịu dàng, thơ mộng. Trời xanh, nước xanh, in đậm sắc màu cây cỏ thành dòng sông xanh, vừa làm nổi bật màu tím của hoa, lại vừa tạo nên sự hài hoà sắc màu thanh khiết giữa một vũ trụ trong trẻo của đất trời xứ Huế.
  • -> Chỉ vài nét phác hoạ, tác giả đã tái hiện trước mắt ta một bức tranh xuân tươi tắn, thoáng đãng và thoang thoảng hương vị của đất cố đô.
  • "Ơi con chim chiền chiện / Hót chi mà vang trời":
    • Trong cái rạo rực của đất trời tác giả còn nghe được khúc ca xuân vang vọng trong tiếng hót của chim chiền chiện. Tiếng hót ngân vang rót sự sống vào bức tranh xuân tươi vui sống động.
    • Nhà thơ như đang trò chuyện với mùa xuân, tha thiết, đằm thắm ơi...hót chi mà...
    • Câu thơ tràn đầy cảm xúc bởi tình yêu quê hương và thiên nhiên đất trời voà xuân.
  • "Từng giọt long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi hứng":
    • Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, ngôn ngữ giàu tính tạo hình, cảm nhận tinh tế, nhạy cảm.
    • Nhà thơ như muốn thu cả mùa xuân vào lòng mình từ tiếng chim trong vắt và long lanh như viên ngọc mùa xuân ban tặng cho đất nước, cuộc sống, con người.
    • Nhà thơ đang trân trọng nâng niu từng nguồn sống bé nhỏ bằng một chỉ đầy khát khao "Tôi đưa tay tôi hứng". Thanh Hải khát khao ôm lấy sự sống vào mình.
    • Từng giọt long lanh cứ thấm dần vào đôi bàn tay, rồi khẽ chạm vào tâm hồn đang say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp diệu kì của mùa xuân quê hương.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

 

Phần I. ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Bước vào thế kỉ mới, muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy, khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 28)

1. Đoạn trích trên được rút ra từ văn bản nào? Của ai?

2. Trong đoạn văn, tác giả viết: "Bước vào thế kỉ mới, muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu".

Vậy những điểm mạnh và điểm yếu của người Việt Nam được tác giả trình bày trong văn bản trên là gì?

Phần II. LÀM VĂN (2,0 điểm)

Phần cuối câu chuyện “Lỗi lầm và sự biết ơn” (SGK Ngữ văn 9 - tập I, trang 160) có viết: “Mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”. Em hãy trình bày suy nghĩ của em về lời khuyên trên.

----------------------HẾT------------------------

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

Phần I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1 HS nêu được:

  • Những câu văn trên được rút ra từ tác phẩm "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới"
  • Tác giả là Vũ Khoan

Câu 2 HS nêu được những điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam được tác giả trình bày trong văn bản:

  • Thông minh, nhạy bén với cái mới, nhưng hổng kiến thức cơ bản và thiếu kĩ năng thực hành
  • Cần cù sáng tạo nhưng thiếu tỉ mỉ, không tôn trọng quy trình công nghệ, làm tắt
  • Đoàn kết trong chiến tranh nhưng đố kị trong làm ăn, thích ứng nhanh nhưng khôn vặt, không trọng chữ "tín", sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức...

Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

1. Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề tự sự.

2. Thân bài: Đảm bảo 4 luận điểm sau:

+ Luận điểm 1 : Giải thích lời khuyên

Luận điểm 2 : Khẳng định nội dung lời khuyên là hoàn toàn đúng đắn và lí giải rõ vì sao.

Luận điểm 3 : phê phán thái độ, việc làm sai trái đi ngược lại với lời khuyên.

Luận điểm 4 : Nêu nhận thức, thái độ, việc làm đúng.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 có đáp án trường THCS Tây Hồ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON