YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 7 CTST năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Thăng Long

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 7 CTST năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Thăng Long do HỌC247 biên soạn. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em dạng bài tập về phần Đọc-hiểu và Làm văn trong chương trình Ngữ văn 7 CTST. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình ôn thi giữa Học kì 2 của các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS THĂNG LONG

ĐỀ THI GIỮA HK2

MÔN: NGỮ VĂN 7 CTST

NĂM HỌC: 2023-2024

(Thời gian làm bài: 90 phút)

Đề số 1

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.

Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. […]

Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. […]

Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.

Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?

[…]

(Ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Em hãy cho biết văn bản “Ý nghĩa văn chương ” thuộc loại văn bản nào?

A. Văn bản biểu cảm

B. Văn bản nghị luận

C. Văn bản thông tin

D. Văn bản tự sự

Câu 2. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?

A. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.

B. Là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.

C. Là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

D. Là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.

Câu 3. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.

Trong câu trên “muôn hình vạn trạng” được gọi tên là gì?

A. Thành ngữ

B. Tục ngữ

C. Ca dao

D. Thơ

Câu 4. Đọc đoạn văn sau:

Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết.

Trong đoạn văn trên,những từ được in đậm đã sử dụng phép liên kết nào?

A. Phép thế

B. Phép liên tưởng

C. Phép nối

D. Phép lặp

Câu 5. Đọc câu sau: Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha.

Từ “vị tha” trong câu trên có nghĩa là gì?

A. Yêu thương người

B. Vì người khác

C. Là bao dung

D. Là tha thứ

Câu 6. Các từ ngữ được in đậm trong đoạn trích dưới đây có tác dụng như thế nào trong việc tạo nên sự mạch lạc cho đoạn văn?

Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.

A. Các từ ngữ giúp miêu tả rõ nét cảm xúc của thi sĩ.

B. Các từ ngữ miêu tả đau thương do tội nghiệp con chim.

C. Các từ ngữ cùng trường liên tưởng tạo nên sự liên kết (phép liên tưởng) giữa các câu văn. D. Các từ ngữ có tác dụng bộc lộ cảm xúc rõ nét của thi sĩ Ấn Độ.

Câu 7. Em hãy chọn một đáp án đúng nhất về công dụng của văn chương.

A. Là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

B. Hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống.

C. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.

D. Giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.

Câu 8. Một người xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu. Theo em nguyên nhân là do đâu?

A. Do cái mãnh lực lạ lùng của văn chương.

B. Do ý nghĩa văn chương.

C. Do tác dụng của văn chương

D. Do giàu cảm xúc, lòng trắc ẩn.

Trả lời câu hỏi:

Câu 9. Qua văn bản, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Em hãy lấy dẫn chứng từ một tác phẩm văn học và chỉ ra tình yêu thương được thể hiện trong tác phẩm. (1,0 điểm)

Câu 10. Từ văn bản trên và qua tiếp nhận những tác phẩm văn học,em hãy nêu hai lợi ích mà văn chương đem lại cho em. (1,0 điểm)

II. VIẾT (4,0 điểm)

Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác thải bừa bãi hiện nay ở nước ta.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU

6,0

1

B

0,5

2

C

0,5

3

A

0,5

4

D

0,5

5

B

0,5

6

C

0,5

7

D

0,5

8

A

0,5

9

HS lấy dẫn chứng từ một tác phẩm văn học và chỉ ra tình yêu thương được thể hiện trong tác phẩm.

Hướng dẫn chấm:

- Trình bày thuyết phục: 1,0 điểm.

- Trình bày chung chung: 0,5 - 0,75 điểm.

- Trình bày thiếu thuyết phục: 0,25 điểm

1,0

10

HS nêu 2 lợi ích mà văn chương đem lại .

Hướng dẫn chấm:

- Trình bày thuyết phục: 1,0 điểm,kể được 2 lợi ích

- Trình bày chung chung: 0,5 điểm ,kể được 1 lợi ích

- Trình bày thiếu thuyết phục: 0,25 điểm,kể không rõ

1,0

II

 

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: vứt rác thải bừa bãi.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; sau đây là một số gợi ý:

 

- Mô tả thực trạng hiện tượng vứt rác bừa bãi; thể hiện thái độ phê phán hiện tượng này.

- Lí giải nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng vứt rác thải bừa bãi.

- Nêu giải pháp để ngăn chặn hiện tượng này.

2,5

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

0,5

Đề số 2

I. ĐỌC HIỂU (6. 0 điểm)

Đọc văn bản sau:

NGƯỜI ĂN XIN

Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ hoe và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại. . . Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay.

Trên người tôi chẳng có tài sản gì. Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khản đặc.
Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

(Theo Tuốc-ghê-nhép)

Câu 1. Văn bản “Người ăn xin” thuộc kiểu loại văn bản nào?

A. Tự sự.

B. Miêu tả.

C. Biểu cảm.

D. Nghị luận.

Câu 2. Dáng vẻ của ông lão ăn xin được miêu tả như thế nào?

A. Đôi môi tái nhợt.

B. Đôi mắt đỏ hoe và giàn giụa nước mắt.

C. Áo quần tả tơi thảm hại.

D. Người ăn xin già lọm khọm.

Câu 3. Khi ông lão chìa tay xin, cậu bé có hành động như thế nào?

A. Lục túi và quyết định tặng ông ổ bánh mì mình vừa mua.

B. Lục túi và cho ông số tiền xu trong túi.

C. Xua tay và nói: "Cháu chẳng có gì để cho ông hết!"

D. Lục hết túi nọ túi kia nhưng chẳng có gì để cho ông lão.

Câu 4. Những lời nói và hành động ân cần của cậu bé đã chứng tỏ điều gì?

A. Cậu bé rất thương ông lão ăn xin

B. Cậu bé rất sợ ông lão ăn xin.

C. Cậu bé không thích giúp đỡ ông lão ăn xin.

D. Cậu bé rất ghét ông lão ăn xin.

Câu 5. Cậu bé không có gì để cho ông lão nhưng ông lão lại nói: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi". Em hiểu cậu bé đã cho ông lão điều gì?

A. Một chút bánh mì và thức ăn.

B. Sự thông cảm và kính trọng.

C. Một lời xin lỗi mong ông đừng giận.

D. Một chút tiền lẻ để mua áo ấm.

Câu 6. Khi ông lão cảm ơn cậu bé, cậu bé nhận ra, mình đã nhận được điều gì từ ông lão ăn xin?

A. Cậu nhận được sự thương cảm từ ông lão ăn xin.

B. Cậu nhận được lòng biết ơn, sự đồng cảm từ ông lão ăn xin.

C. Cậu nhận được một lời xin lỗi từ ông lão ăn xin.

D. Cậu nhận được một bài học từ ông lão ăn xin.

Câu 7. Từ “Tài sản” có nghĩa là gì?

A. Là vật chất hoặc tinh thần của cậu bé.

B. Là của cải vật chất hoặc tinh thần có giá trị của cậu bé.

C. Là của cải vật chất có giá trị của cậu bé.

D. Là tinh thần có giá trị của cậu bé.

Câu 8. Ông lão nói: "Như vậy cháu đã cho lão rồi", câu nói cho thấy điều gì?

A. Ông lão cảm ơn vì cậu bé đã cho ông thứ gì đó.

B. Ông lão đã thương cảm rằng cậu cũng không có gì cả.

C. Ông lão đã hiểu rằng cậu không có gì để cho lão.

D. Ông lão đã thấu hiểu tấm lòng chân thành của cậu.

Câu 9. Nêu nội dung chính của câu chuyện?

Câu 10. Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện?

II. VIẾT (4. 0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?

---(Để xem đáp án của Đề thi số 2 vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 3

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

“Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhảy nhót. Những người đưa đám bỏ chạy cả. Từ xa, nhìn thấy hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Từ đó về sau, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều”.

Câu 1 (1. 0 điểm). Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Thuộc thể loại gì?

Câu 2 (1. 0 điểm). Ghi lại các động từ chỉ hành động của con hổ trong đoạn văn trên?

Câu 3 (1. 0 điểm). Đoạn văn trên đã sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 4 (1. 0 điểm). Qua đoạn văn, tác giả muốn gửi gắm bài học đạo lí nào cho con người

PHẦN II. VIẾT (6 ĐIỂM)

Hãy viết bài văn nghị luận thể hiện rõ ý kiến của em về vấn đề: Sách là để đọc, không phải để trưng bày.

---- HẾT ----

---(Để xem đáp án của Đề thi số 3 vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 7 CTST năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Thăng Long. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF